- Đã từ lâu, Việt Nam luôn tự hào là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo khổng lồ, nhưng dường như tất cả chỉ nằm ở dạng tiềm lực chưa đánh thức.

Cái nóng kinh hoàng một lần nữa bao trùm toàn bộ miền Bắc và miền Trung. Nhiệt độ ngoài trời nhiều lúc lên đến 60 độ, nếu tính cộng hưởng hiệu ứng đô thị. Khi công suất máy điều hoà chạy tối đa, thêm một mùa hè Việt Nam đứng trước nguy cơ quá tải điện. Mỗi ngày chạy xe ít nhất hai lần dưới sức nóng khủng khiếp ở Hà Nội, tôi băn khoăn vì sao năng lượng mặt trời chỉ chiếm 0.01% sản lượng điện toàn quốc. Trong khi lấy ví dụ một đất nước lạnh lẽo ở Bắc Âu, Đan Mạch, với mùa đông thường kéo dài đến 6 tháng, con số này đã là 2.8%. 

{keywords}
Khi phát điện cạnh tranh, tất yếu điện tái tạo với giá thành cao không thể “cạnh tranh” nổi với thủy điện, điện than, và điện khí, dẫn đến việc đầu tư trở nên kém hiệu quả. Ảnh minh hoạ: cand

Ông trời công bằng khi không lấy đi của ai cái gì. Vì sao chúng ta phải chỉ chịu khổ sở với cái nóng, trong khi không thể tạo ra tiền từ lượng nhiệt khổng lồ mỗi năm? Đó không chỉ là chuyện của năng lượng mặt trời. Đã từ lâu, Việt Nam luôn tự hào là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo khổng lồ, nhưng dường như tất cả chỉ nằm ở dạng tiềm lực chưa đánh thức.

Cụ thể, đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam có tiềm năng phong điện lên đến hơn 500.000 MW, tức là hơn 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Hiện nay chúng ta đang khai thác được khoảng 160MW mỗi năm. Với con số này, dù có hàng loạt dự án tỷ đô về phong điện đang được triển khai ở miền Trung, song song với một số nhà máy điện gió đã hoạt động tại đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mục tiêu 1000MW sử dụng loại năng lượng này đến năm 2020 gần như không thể hoàn thành. Với điện mặt trời hay biomass, những mục tiêu ngắn và trung hạn cũng đang trễ hẹn.

Vấn đề lớn nhất của năng lượng tái tạo trong thời điểm hiện tại là chi phí. Để xây dựng nhà máy điện mặt trời hay điện gió, chi phí ban đầu là rất lớn vì gần như chúng ta sẽ phải nhập khẩu toàn bộ công nghệ. Ngay đến chi phí vận chuyển các tuốc-bin gió cũng đã chiếm tới 15-20% chi phí xây dựng. Dù tiến bộ công nghệ đã làm giảm đáng kể giá thành của năng lượng tái tạo, nhưng việc sử dụng điện gió và điện mặt trời để thay thế điện hóa thạch (từ than đá hay khí đốt) vẫn còn rất đắt. Ngay cả ở các nước phát triển và sốt sắng với năng lượng tái tạo như Nhật Bản hay Đức, năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn. Khi nhu cầu điện ngày một tăng, việc chuyển đổi sử dụng năng lượng là không hề dễ dàng.

Vấn đề thứ hai khiến cho điện tái tạo chưa phát triển được là khả năng thu hút đầu tư ngoài nhà nước, thông qua các dự án hợp tác công – tư. Chính sách thu hút đầu tư vào ngành này đã có từ 20 năm trước, nhưng không có nhiều đột phá về cơ chế để khuyến khích dòng vốn đổ vào thị trường phát điện. Thị trường phát điện cạnh tranh được chính phủ đồng ý thí điểm từ năm 2012 với 76 nhà máy phát điện tham gia, nhưng chỉ 5% sản lượng điện là đến từ các nhà máy hoạt động theo hình thức BOT.

Khi phát điện cạnh tranh, tất yếu điện tái tạo với giá thành cao không thể “cạnh tranh” nổi với thủy điện, điện than, và điện khí, dẫn đến việc đầu tư trở nên kém hiệu quả. Mặc dù đã có những ưu đãi nhất định từ việc thu mua ở mức giá “trần” với điện tái tạo (7,8 cent/kwh đối với điện gió, 9,35 cent/kwh với điện mặt trời, và 5,8 cent/kwh với biomass), con số này vẫn chưa đủ hấp dẫn. Trong khi đó, với mức mua điện trung bình 7,6 cent, thì nhà nước đang phải bù lỗ khi thu mua điện tái tạo, nên dư địa để tăng giá thu mua là không còn.

{keywords}
Việt Nam luôn tự hào là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo khổng lồ, nhưng dường như tất cả chỉ nằm ở dạng tiềm lực chưa đánh thức.

Cơ chế hỗ trợ chưa rõ ràng tạo ra vấn đề khác cho các nhà phát điện tư nhân hướng đến năng lượng tái tạo: tìm kiếm nguồn tín dụng ổn định. Vòng đời dự án phát điện thường rất dài, lên đến trên 25 năm, nên sẽ không khả thi nếu doanh nghiệp phát điện đi vay vốn ngân hàng với chi phí lãi suất cao, thường chỉ phù hợp cho đầu tư ngắn và trung hạn. Khi không có những đảm bảo từ chính sách, sẽ khó để họ tìm được đòn bẩy cho các khoản vay hàng tỷ đô-la.

Vấn đề thứ ba, là cơ chế thị trường trong ngành điện còn chưa hoàn hảo. Điện từ lâu đã được coi là "độc quyền tự nhiên" của Nhà nước, vì tầm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia. Nếu không khéo điều tiết sẽ dễ dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi trong việc thu mua điện từ các nhà máy phát điện. Việc thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh, dự kiến vận hành từ năm 2019, cần phải giảm bớt yếu tố độc quyền để hoạt động lành mạnh hơn. Cụ thể, cần phải phân tách rõ ràng chức năng quản lý và chức năng thị trường để tình trạng dẫm chân lên nhau không còn xảy ra.

Với trữ lượng nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt, năng lượng tái tạo được coi là đích đến của tương lai. Trong năm 2016, tổng công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tăng thêm gần 9% so với năm 2015, đạt 162 GW lắp đặt. Trong đó, năng lượng mặt trời chiếm phần lớn, khoảng 47%, kế đến là điện gió 34% và thủy điện 15,5%.

Nhưng đó cũng là cuộc chơi đắt đỏ, đòi hỏi toàn bộ xã hội phải chấp nhận đánh đổi quyền lợi trong ngắn hạn. Ngay cả ở những quốc gia “xanh” nhất, sự đánh đổi này cũng tạo ra nhiều chia rẽ. Nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump đã rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mở đường cho quốc gia này tiếp tục phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, thay vì tiến đến năng lượng tái tạo như kế hoạch của Tổng thống đời trước Barack Obama.

Ở Việt Nam, mức giá điện hiện tại là thấp so với thế giới, và được cho là thấp hơn với giá thành. Liệu chúng ta có dám chịu mức giá điện thị trường – cao hơn nhưng sạch hơn – hay không? Liệu doanh nghiệp có chấp nhận tốn nhiều chi phí cho các loại máy móc tiết kiệm năng lượng nhưng có giá thành cao? Liệu nhà nước có đánh đổi nguồn lực để ưu tiên cho nguồn năng lượng tái tạo sạch và bền vững hơn?

Đó là những câu hỏi quyết định đến tương lai của điện tái tạo ở Việt Nam, mà hiện tại chúng ta chưa có câu trả lời xác đáng.

Nguyễn Khắc Giang

Băng cháy, tham vọng năng lượng mới của Trung Quốc

Băng cháy, tham vọng năng lượng mới của Trung Quốc

"Trung Quốc âm mưu dùng Biển Đông là bàn đạp, là cửa ngõ để vươn lên thành một cường quốc biển và băng cháy chính là nguồn năng lượng mà nước này nhắm tới trong tương lai nhằm thỏa mãn "cơn khát" của mình"

Bài toán điện – than và môi trường

Bài toán điện – than và môi trường

Thật ra, không phải đến nay vấn đề sử dụng than cho nhà máy nhiệt điện mới được đặt ra. Từ trước khi có chủ trương phát triển điện hạt nhân thì nhiệt điện than vẫn được xem là quan trọng trong cơ cấu năng lượng của chúng ta.

Những "quy trình" phá hoại núp bóng thuỷ điện

Những "quy trình" phá hoại núp bóng thuỷ điện

“Thuỷ điện vẫn là lựa chọn đúng đắn cho bài toán năng lượng và phát triển. Vấn đề cần điều chỉnh là cơ chế quản lý, vận hành trong việc xây dựng và khai thác thuỷ điện”. 

Đập thủy điện đang định đoạt số phận ĐBSCL

Đập thủy điện đang định đoạt số phận ĐBSCL

Bị ảnh hưởng nặng nề của sự nóng lên của trái đất và quá trình đô thị hóa, miền Nam Việt Nam đang tìm giải pháp để cứu cây lúa và người dân của mình.

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ tăng giá điện?

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ tăng giá điện?

Trong những đợt tăng giá liên tiếp, chưa có nhóm khách nào của EVN hưởng lợi.

Nghịch lý giá điện: Người nghèo đang “bao” người giàu?

Nghịch lý giá điện: Người nghèo đang “bao” người giàu?

Duy trì giá điện thấp như hiện nay không chỉ Nhà nước phải bù lỗ, ngành điện không có tiền để , nâng cấp cơ sở hạ tầng mà tệ hơn là vẫn tiếp tục “lấy của người nghèo lo cho người giàu”!

Niềm vui một tối thành phố mất điện

Niềm vui một tối thành phố mất điện

Một tối, căn phòng trọ trên tầng hai bất ngờ mất điện. Vội đưa tay mở toang cửa sổ, ánh trăng tràn vào khiến lòng bất giác bâng khuâng...