Từ những cải cách mạnh tay, Quảng Ninh được  xem là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng.

Hẳn nhiều người còn nhớ, tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khoá XII gần đây, sau khi đánh giá những mặt được của công tác tổ chức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn nhìn nhận: "... cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý; cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập...".

Cách nhìn nhận như vậy từ người đứng đầu Đảng trong bối cảnh hiện nay rất thẳng thắn, thấm thía và không né tránh. Nhìn lại mình để tự tin bước tiếp trên hành trình đổi mới, cụ thể ở đây là tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị chính là con đường đúng đắn nâng cao vai trò và uy tín của một Đảng cầm quyền.

Câu chuyện Cô Tô

Từ những cải cách mạnh tay, Quảng Ninh được xem là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng. Phó Bí thư (PBT) Thường trực Tỉnh uỷ Đỗ Thị Hoàng, người từng cả đời kinh qua các công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể,nay khi đã ở tuổi chuẩn bị bàn giao cho lớp kế cận vẫn luôn đau đáu về những gì bà và tập thể đảng bộ tỉnh Quảng Ninh làm trong suốt 2 nhiệm kỳ qua. Tâm điểm của nhiệm vụ gồm việc  thí điểm nhất thể hoá và tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị địa phương.

Tại cuộc làm việc mới đây của tỉnh uỷ Quảng Ninh với Ban Nội chính Trung ương, của một vị lãnh đạo trong đoàn công tác đã ngỡ ngàng: Tỉnh uỷ Quảng Ninh thực hiện công tác cán bộ qua tinh giản đầu mối, biên chế mạnh mẽ, mà trên trung ương không hề nhận được đơn, thư thắc mắc hay khiếu kiện gì thì kể cũng rất lạ?

Từ xưa đến nay, liên quan đến vấn đề nhân sự, chuyện chỗ đứng, chỗ ngồi - luôn được xem là chuyện tế nhị, phức tạp và muôn vàn khó khăn như vậy mà Quảng Ninh đã làm trơn tru hẳn là họ phải có những bí kíp, rất đáng tham khảo.

{keywords}
Phó Bí thư (PBT) Thường trực Tỉnh uỷ Đỗ Thị Hoàng. Ảnh: Hiền Anh

Bà Đỗ Thị Hoàng chia sẻ, thực ra, ở mỗi một ví trí công việc mà gọi là nhất thể hóa thì chỉ giảm được một người. Kết quả được như vậy cũng tốt nhưng không đáng kể. Điều quan trọng hơn cả mà Quảng Ninh đã tập trung hướng đến là việc  phải đạt được hiệu quả như thế nào sau khi nhất thể hoá. Điều quan trọng mà Quảng Ninh đã nỗ lực hướng đến khi triển khai tinh gọn bộ máy là vì mục tiêu rút ngắn khoảng cách từ lời nói đến việc làm.

Theo đó, giai đoạn đầu Quảng Ninh triển khai nhất thể hoá về chức danh trong cả hệ thống chính trị địa phương; Tiếp đó là tiến hành giai đoạn hợp nhất về mặt tổ chức nhưng không phải tổ chức theo tính chất của cả một cơ quan  đơn vị thông thường mà chỉ là hợp nhất cơ quan tham mưu giúp việc. Còn tính chất và chức năng nhiệm vụ của nó thì vẫn tuân thủ pháp luật và điều lệ Đảng. Riêng việc hợp nhất cơ quan đã được thực hiện khá táo bạo. Ví dụ như xây dựng mô hình Văn phòng chung cho khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Giai đoạn đầu làm với cấp huyện, sau đó triển khai ở cấp tỉnh và xã. Ngay cả mô hình tài chính cũng được điều chỉnh theo hướng phục vụ chung giữa các ban xây dựng Đảng với Đảng ủy khối.

Với khối sự nghiệp, Quảng Ninh đã khá mạnh tay, tập trung vào khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị.

Bà Đỗ Thị Hoàng chia sẻ, Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Ninh ở thế hệ trước từng quyết định thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh và đã được áp dụng với huyện đảo Cô Tô ngay từ hồi năm 1994.

Lúc đó, tỉnh đã cử 17 cán bộ từ huyện Cẩm Phả cũ khoác ba lô lên đường sang làm nhiệm vụ tại Cô Tô nhằm xây dựng tổ chức bộ máy huyện đảo theo mô hình gọn nhẹ, bí thư Huyện uỷ kiêm chủ tịch Uỷ ban, phó bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân. Bộ máy chính trị mới kiểu này sẽ không bao gồm nhiều ban bệ, chỉ duy nhất 1 ban Xây dựng  Đảng, nhưng đại hội vẫn  bầu ra các thành viên Uỷ ban Kiểm tra để xử lý theo chức năng nhiệm vụ. Ban Xây dựng Đảng còn kiêm nhiệm cả công tác Tuyên truyền, công tác kết nạp đảng viên, có bộ phận làm công tác kiểm tra đảng, công tác dân vận. Bộ máy thành lâp ngay từ lúc đó đã rất gọn nhẹ.

Tính từ thời điểm 1994 đến nay, huyện Cô Tô đã trải qua 4 đời bí thư huyện ủy kiêm nhiệm chức danh chủ tịch huyện (với 5 nhiệm kỳ). Song hành với những cải cách này, kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng sung túc. Lúc đầu thuần tuý là ngư nghiệp bây giờ người dân đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển du lịch sinh thái. Thu nhập đầu người vọt lên mức 4.000 USD/năm.

Câu chuyện thực tế ở Cô Tô là minh chứng rõ ràng cho thấy, sau tinh giản bộ máy, vai trò công tác đảng càng nâng cao, từ đó mang lại những chuyển động tích cực cho địa phương.

Cả hệ thống chính trị cùng quyết tâm lay chuyển

Sau Cô Tô, tới nhiệm kỳ đại hội Đảng 2011-2015, lãnh đạo Đảng bộ Quảng Ninh đã nghiêm túc nghiên cứu đề án xây dựng mô hình nhất thể hóa, tinh gọn bộ máy.

{keywords}
Quảng Ninh được xem là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng.

Với cấp xã, phường, Quảng Ninh bắt đầu thực hiện ngay từ năm 2012. Chuyện không hề đơn giản do tại cấp xã, cấp huyện tính dòng tộc, tính thân cận, tính cục bộ đã hình thành từ xa xưa, ăn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ. Giờ làm sao để lay chuyển một “hòn đá tảng”!

Kết quả được ghi nhận, cho đến giờ này Quảng Ninh đã có khoảng 50% các xã, phường đã nhất thể hoá; Hợp nhất Uỷ ban Kiểm tra với Ban Thanh tra ở 8/14 huyện; Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ; thực hiện cơ quan tham mưu giúp việc dùng chung của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cấp tỉnh; bố trí Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Mặt trân Tổ quốc tỉnh. Đến nay đã giảm được 27 tổ chức, 69 vị trí trưởng, phó phòng và tương đương.

Nhìn chung, bộ máy chạy khá trơn tru. Điều này được thể hiện qua việc Quảng Ninh đứng đầu chỉ số thành phần Gia nhập thị trường trong bảng xếp hạng PCI 2017. GRDP của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 là 10,2%. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 4.500  USD/ người, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả này là minh chứng cho thấy Quảng Ninh đã chọn đúng đường, tinh giảm bộ máy để Đảng mạnh hơn, tạo lực đẩy các cơ quan chính quyền chuyển động, hướng tới mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh.

Còn tiếp

Quốc Phong

Phải thấu hiểu lòng dân, phải nói để dân hiểu, làm cho dân tin Đảng, tin Nhà nước

Phải thấu hiểu lòng dân, phải nói để dân hiểu, làm cho dân tin Đảng, tin Nhà nước

Cách thức tốt nhất là cần ngồi lại, lắng nghe người dân phản biện, thảo luận để đạt sự đồng thuận, lãnh đạo Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc bày tỏ ý kiến trước tình trạng tụ tập đông người vừa qua.

Sàng lọc cán bộ cớ sao phải chi tiền “mua” sự tự nguyện?

Sàng lọc cán bộ cớ sao phải chi tiền “mua” sự tự nguyện?

Loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ năng lực yếu kém, tham nhũng, thoái hóa biến chất là chủ trương đúng đắn nhưng không thể dùng tiền ngân sách làm đòn bẩy trong công tác sắp xếp cán bộ.

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Một khi từng cá nhân thừa quyền lực, giàu tiền bạc, dư lòng tham câu kết hình thành “sâu bầy” bòn rút nguồn lực quốc gia, thì sự nguy hại tăng gấp bội.

Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Hợp nhất đoàn thể, tại sao không?

Hợp nhất đoàn thể, tại sao không?

Cải tổ không phải là nhằm giảm đi vai trò của các tổ chức này, mà giúp đoàn thể hoạt động hiệu quả hơn, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ trung gian giữa nhà nước và người dân trong bối cảnh mới.