- Các bộ làm kinh tế ngành, qui hoạch ngành, kế hoạch ngành trong phạm vi cả nước nhưng đã bị chia ra thành từng khúc rời rạc trong các nền kinh tế địa phương để rồi phải cơ cấu lại tất cả, từ cấu trúc toàn nền kinh tế tới cấu trúc từng nền kinh tế địa phương.

Hai cánh én đưa tin vui

Công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã đi được chặng đường 32 năm, qua 7 kỳ Đại hội Đảng (từ Đại hội VI đến Đại hội XII). Trong văn kiện của các kỳ đại hội đó, tổ chức bộ máy nhà nước đã nhiều lần được nêu ở tầm cần phải “cải cách” hay “hoàn thiện”, nhưng chưa lần nào được nêu ở tầm cần phải “cách mạng”, hoặc đơn giản hơn là cần phải “đổi mới”.

Tuy nhiên, năm 2018 đã xuất hiện hai hiện tượng có tính đổi mới về bộ máy nhà nước. Lần đầu tiên thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước (8/2018) với qui mô 2,3 triệu tỷ đồng và lần đầu tiên một cuộc cách mạng về tinh giản bộ máy đã được thực hiện (trước tháng 11/2018) tại Bộ Công an, trong đó giải thể được 6 tổng cục, giảm được gần 60 đơn vị cấp cục, gần 300 đơn vị cấp phòng, gần 1000 đơn vị cấp đội.

Đây là hai cánh én báo tin vui về đổi mới bộ máy nhà nước. Phải chăng đó là bước đột phá, báo hiệu bộ máy nhà nước bắt đầu đi vào giai đoạn thực hiện một cuộc đổi mới chứ không chỉ dừng lại ở những lần “cải cách” hoặc “hoàn thiện” như ba thập kỷ vừa qua.

Vẫn biết hai cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng đó là chỉ báo về một mùa vui đang đến.

Thật vậy, từ những người dân bình thường đến người đứng đầu những cơ quan nhà nước đều không hài lòng với tình trạng hiện nay về một bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, “trên bảo dưới không nghe”, “30% biên chế sáng cắp ô đi tối cắp về”, “tham nhũng lớn và nhỏ”, “ăn của người dân không từ một thứ gì”, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu, vô cảm, xa rời dân...

{keywords}
Vẫn biết hai cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng đó là chỉ báo về một mùa vui đang đến. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet

Mỗi chỉ số đó tuy chỉ mang qui mô “một bộ phận nhỏ”, nhưng xâu chuỗi tất cả rõ ràng không hề nhỏ một chút nào. Trong thời kinh tế kế hoạch hóa, cán bộ công chức bị kết án phần lớn chỉ là “hạng ruồi muỗi”, nay đã mở rộng lên đến “hạng hổ báo”. Bệnh của bộ máy đã không thể trị được ở tầm “cải cách” hoặc “hoàn thiện” như đã thấy.

Trên thực tế, chỉ dấu cho cuộc cách mạng về bộ máy nhà nước đã từng xuất hiện. Đó là, Nghị quyết của Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII đã chủ trương “Xóa bỏ chế độ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước”. Nếu chủ trương này được thực hiện thì bộ máy nhà nước đã không bị nhiều lỗi như bây giờ.

Mặc dù đã muộn, nhưng thà bắt đầu còn hơn không, nhất là khi đã có hai cánh én mở đường. Đổi mới bộ máy nhà nước là một vấn đề có độ khó khăn phức tạp rất cao không chỉ về phần cứng (cơ cấu tổ chức), phần mềm (cơ chế vận hành), mà còn ở cả phần thần kinh của bộ máy, đó là vấn đề cán bộ.

Chức năng chồng chéo

Cuộc đổi mới này cần có quyết định ở tầm tối cao, sau đây chỉ xin được có một đóng góp nhỏ.

Điều cốt yếu của một bộ máy nằm ở chức năng của nó. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các bộ máy trước hết là khác nhau về chức năng. Một bộ máy không làm đúng chức năng của mình lại chuyển sang làm chức năng của bộ máy khác sẽ gây ra những rối ren, tạo ra những chồng chéo, triệt tiêu nhau trong hệ thống, nhất là triệt tiêu về hiệu lực, hiệu quả của hoạt động.

Bộ máy nhà nước của chúng ta lâu nay và hiện nay đang gặp những rối ren về chức năng cần được đổi mới.

Như đã biết, Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp, thực hiện giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trên thực tế, bộ máy của Quốc hội được xác lập chưa tương xứng với các chức năng đó.

Dễ thấy nhất, trong 9 ủy ban hiện có, tuy có Ủy ban Pháp luật, nhưng chưa có ủy ban nào chuyên trách về Hiến pháp. Trong dịp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vừa qua, tuy trong dự thảo có đề xuất duy nhất về một cơ quan Hiến pháp (Tòa Hiến pháp), nhưng cơ quan này cũng không có trong quyết định cuối cùng.

Ngay về chức năng lập pháp, mặc dù cả 9 Ủy ban đều được giao gánh vác từng bộ phận khác nhau của công tác lập pháp, nhưng tất cả đều chỉ là thẩm tra dự án luật, trình dự án luật đã thẩm tra, giám sát thực hiện luật đã được ban hành.

{keywords}
Bộ máy nhà nước của chúng ta lâu nay và hiện nay đang gặp những rối ren về chức năng cần được đổi mới. Ảnh: Đinh Tuấn/VietNamNet

Việc không có ủy ban nào đảm trách làm dự án luật cũng có nghĩa là Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội phải trông cậy vào những cơ quan ngoài Quốc hội để có những dự án luật. Tình trạng này có thể chấp nhận được nếu việc trông cậy đó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng danh mục của chương trình xây dựng luật của Quốc hội. Nhưng việc được đẩy lên quá lớn như hiện nay là điều không bình thường trong chức năng Lập pháp của Quốc hội.

Như là hệ quả, việc làm dự án luật đã dồn gánh nặng lên Chính phủ, mặc dù đây không thuộc chức năng của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất này. Do phải làm dự án luật nhiều đến mức quá tải, nhiều cơ quan của Chính phủ đã phải giảm thiểu việc thực hiện chức năng đích thực của mình, tạo ra những lỗ hổng khiến “voi chui qua lỗ kim” trong nhiều hoạt động của cơ quan hành pháp.

Trong bộ máy nhà nước, không có phân hệ nào có qui mô đồ sộ và phức tạp như hệ thống hành pháp mà Chính phủ là cơ quan cao nhất, và cấp dưới là chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã (và các cấp tương đương ở đô thị).

Chức năng bao trùm của hệ thống hành pháp là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Chức năng này đòi hỏi phải được phân định rõ và kết hợp tốt trong toàn hệ thống. Thật tiếc khi đòi hỏi về “phân định rõ” và “kết hợp tốt” cho tới nay vẫn còn nhiều bất cập tuy đã được cải cách, hoàn thiện qua mấy thập kỷ.

Những rối ren lớn

Hiện tại, ở Trung ương, các Bộ (và cơ quan ngang Bộ) đều có chức năng quản lý nhà nước đối với nhiều ngành hoặc lĩnh vực. Nếu các bộ quản lý lĩnh vực ít có rối ren về chức năng, thì các bộ quản lý ngành lại luôn gặp nhiều rối ren lớn.

Không khó để nêu ra các rối ren đó. Đã có Bộ Công Thương (Công nghiêp và Thương Mại), nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại quản lý công nghiệp đóng tầu biển, công nghiệp sản xuất đầu máy và toa xe đường sắt;  Bộ Xây dựng lại quản lý công nghiệp vật liệu xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại quản lý sản xuất phân hữu cơ; Bộ Y tế lại quản lý công nghiệp dược liệu và thuốc phòng chữa bệnh; Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch quản lý công nghiệp in…

Hoặc là, đã có Bộ Xây dựng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại quản lý xây dựng cầu đường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại quản lý xây dựng hồ, đập và các công trình thủy lợi; Bộ Công Thương (Công nghiệp và Thương mại) lại quản lý xây dựng các công trình công nghiệp…

Việc phân định chức năng như trên đã khiến mỗi bộ đều trở thành mỗi tổng bộ như những ủy ban nhà nước trong thời kế hoạch hóa. Hệ quả, bộ máy các bộ phải mở ra hết tổng cục này đến tổng cục khác, đặt thêm nhiều vụ, cục, phòng mà vẫn thấy còn thiếu, biên chế cán bộ lãnh đạo nhiều hơn biên chế nhân viên mà vẫn cho là hợp lý.

Do rối ren về chức năng nên có việc nhiều bộ đều làm, có việc lại đùn đẩy cho nhau khiến các bộ đều không làm.

Trong khi đó, ở các cấp địa phương, chức năng của bộ máy chính quyền lại gặp những rối ren mà càng gỡ càng thêm rối. Mỗi cấp tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương ở đô thị đều được xác định là những đơn vị hành chính, theo đó đều có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong từng đơn vị.

63 đầu tầu cùng tiến

Trong thời kỳ kế hoạch hóa, các đơn vị hành chính được nâng lên thành các đơn vị hành chính - kinh tế do có kinh tế trung ương - kinh tế địa phương. Qui mô của bộ máy hành chính nhà nước từ đó đã tăng lên nhanh chóng, khi đạt đỉnh cao thì Chính phủ có tới 48 bộ và cơ quan ngang bộ. Ở địa phương, Trung ương có bộ nào, tỉnh có sở đó. Mô hình “Bộ - Ngành, Sở - Địa phương” vẫn hiện hữu.

Nền kinh tế Việt Nam trở thành một cấu trúc gồm 63 nền kinh tế địa phương, trong đó mỗi đơn vị đều dàn hàng ngang cùng tiến, hướng tới có nhiều cái riêng như cảng biển riêng, sân bay, truyền hình riêng…, thiếu kết nối vùng, kết nối quốc gia.

Các bộ làm kinh tế ngành, qui hoạch ngành, kế hoạch ngành trong phạm vi cả nước nhưng đã bị chia ra thành từng khúc rời rạc trong các nền kinh tế địa phương để rồi phải cơ cấu lại tất cả, từ cấu trúc toàn nền kinh tế tới cấu trúc từng nền kinh tế địa phương.

Đã có hai cánh én báo tin vui. Hy vọng từ chỉ báo này, bộ máy nhà nước trong thời gian tới sẽ liên tiếp có những tin vui, chuỗi tin vui để cuối cùng bộ máy đạt tới đổi mới, mà tiên quyết nhắm vào đổi mới chức năng của bộ máy.

Cụ thể của đổi mới: Ở Quốc hội, chức năng lập hiến có cơ quan chuyên trách, chức năng lập pháp không còn trông cậy nhiều vào Chính phủ, chức năng giám sát tối cao không bị phân tán ra nhiều ủy ban. Ở Chính phủ, bộ máy các bộ quản lý ngành được giải tỏa khỏi chức năng của những tổng bộ. Ở địa phương, bộ máy hành chính - kinh tế được thu gọn thành bộ máy hành chính - dịch vụ kinh tế.

TS Đinh Đức Sinh

Bộ máy thượng tầng không thể có cá nhân cục bộ, bè phái

Bộ máy thượng tầng không thể có cá nhân cục bộ, bè phái

Muốn giúp chế độ được trường tồn và phát triển lành mạnh thì bộ máy kiến trúc thượng tầng không thể có con người mang tư tưởng cá nhân, cục bộ, bè phái và phục vụ cho nhóm lợi ích.    

Từ chiếc cup vô địch nghĩ về tương lai đất nước

Từ chiếc cup vô địch nghĩ về tương lai đất nước

Tôi đi giữa dòng người và nhận thấy, đó là những dòng năng lượng khổng lồ, trẻ trung, tươi mới – dòng năng lượng tích cực khác xa so với chính nó trên các tuyến phố đông nghẹt, tắc nghẽn hàng ngày.

“Nã pháo” vào sự trì trệ

“Nã pháo” vào sự trì trệ

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận xét, cứ khi nào khu vực kinh tế tư nhân được cởi trói thì nền kinh tế lại trở nên sinh động, phát triển nở rộ.

Cảnh báo những kẻ lươn lẹo, “sống giả” chui vào vị trí lãnh đạo

Cảnh báo những kẻ lươn lẹo, “sống giả” chui vào vị trí lãnh đạo

Một trong những biểu hiện tinh vi nhất của những kẻ cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch” là thái độ “sống giả”.

Cảnh báo của Tổng bí thư–Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Cảnh báo của Tổng bí thư–Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Hơn 6 năm trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu sâu sắc đề cập đến những vấn đề liên quan đến sự sống còn của Đảng.

Khi Thủ tướng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

Khi Thủ tướng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

Điều quan trọng nhất là thu hút FDI nhưng vẫn phải có không gian để cho doanh nghiệp trong nước phát triển thì chúng ta mới độc lập tự chủ về kinh tế.

"Nếu nêu gương suông thì không giải quyết được vấn đề gì cả"

"Nếu nêu gương suông thì không giải quyết được vấn đề gì cả"

Vấn đề nêu gương của cán bộ đảng viên, một lần nữa, lại được nhấn mạnh ở cấp độ rất cao và quyết liệt tại Hội nghị Trung ương VIII. 

Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Bước đột phá của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Bước đột phá của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư được bầu chọn làm Chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện để thực hiện giám sát quyền lực tốt hơn.    

Tổng bí thư - Chủ tịch nước: "Thời điểm đã chín muồi!"

Tổng bí thư - Chủ tịch nước: "Thời điểm đã chín muồi!"

“Nếu chỉ nghĩ về oai quyền, lợi ích của mình, ai chả muốn bộ máy dưới quyền phình to mãi ra, ai chả thích hoành tráng”.