- Việc ông Trump gợi ý có thể can thiệp vụ Huawei đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của một số nghị sĩ Mỹ và cựu quan chức chính phủ, đồng thời làm dấy lên cảnh báo ở nhiều nước khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nghĩ rằng ông sẽ thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu ông ngăn các công tố viên dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, cựu Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei vừa bị bắt tại Canada. Tuy nhiên, làm như vậy, ông Trump đứng trước nguy cơ làm tổn thương hệ thống tư pháp của Mỹ và ảnh hưởng đến người Mỹ ở nước ngoài, chưa kể đến một cơn giận dữ mới sẽ nổi lên tại Quốc hội Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới gần đây, ông Trump bất ngờ đưa ra gợi ý rằng ông có thể can thiệp vụ việc trên nếu thấy điều này có thể tác động đến các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Nhận định trên đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của một số nghị sĩ Mỹ và cựu quan chức chính phủ, đồng thời làm dấy lên cảnh báo ở nhiều nước khác.

Ông Trump cho biết ông sẽ đưa ra quyết định dựa trên những “cân nhắc về an ninh quốc gia”, đồng thời lập luận thêm rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc về “một thỏa thuận thương mại lớn nhất từ trước tới nay” là một “điều cực kỳ quan trọng”.

Cựu công tố liên bang, hiện là một đối tác của công ty luật the King & Spalding LLP, ông Brian Michael cho biết, trên cương vị người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống Trump có quyền can thiệp vụ việc. Nhưng ngăn cản các công tố viên dẫn độ bà Mạnh có thể khiến các nước khác bắt giữ công dân Mỹ để làm “đòn bẩy” trong các cuộc thương lượng chính trị và kinh tế, đồng thời có thể làm xói mòn quan điểm của Mỹ trong các yêu cầu dẫn độ sau này. Ông Michael nói: “Đúng là Tổng thống có thể hành động, nhưng phải sao để gây tác động chính trị tối thiểu”.

{keywords}
Việc ông Trump gợi ý có thể can thiệp vụ Huawei đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của một số nghị sĩ Mỹ và cựu quan chức chính phủ, đồng thời làm dấy lên cảnh báo ở nhiều nước khác. Ảnh: The Silicon Review

Lộ trình nguy hiểm

Ông Trump có thể can thiệp bằng cách ra lệnh cho Bộ Ngoại giao không hối thúc yêu cầu dẫn độ nữa. Nếu việc dẫn độ vẫn diễn ra, Nhà Trắng sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi tìm cách kiểm soát cuộc truy tố của Bộ Tư pháp.

Giới chức chính quyền Mỹ đã giảm nhẹ gợi ý trên của ông Trump, nhưng các nghị sĩ đã lập tức bày tỏ lo ngại. Thượng nghị sĩ Dân chủ của bang Maryland, ông Chris Van Hollen thận trọng trước ý định gắn kết vụ bắt giữ bà Mạnh với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung hiện nay. Theo ông: “Sẽ rất nguy hiểm khi bước vào một thế giới mà mọi người bị bắt giữ dựa trên một cuộc chiến tranh thương mại và thuế khóa, chứ không phải vì vi phạm pháp luật”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, của bang Florida, cũng nhận định: “sẽ là một sai lầm khủng khiếp” nếu ông Trump can thiệp vụ này. Theo ông, vụ việc “chẳng liên quan gì đến chính sách thương mại cả”.

Nhân tố Canada

Bình luận của ông Trump có thể tính đến các thủ tục pháp lý ở Canada, nơi bà Mạnh phải đối mặt một phiên tòa về dẫn độ trước khi có thể bị giao cho chính quyền Mỹ. Hiện tại, bà đã được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh.

Robert Currie, một giáo sư luật chuyên về luật dẫn độ, tại Đại học Dalhousie ở Halifax, cho biết luật sư của bà Mạnh có thể sử dụng các phát biểu của Tổng thống Mỹ làm bằng chứng để lập luận rằng vụ kiện chống lại bà Mạnh “đã bị chính trị hóa”. Các luật sư của bà cũng có thể yêu cầu hoãn thủ tục này hoặc đề nghị Bộ trưởng Tư pháp Canada không dẫn độ thân chủ của mình.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng thừa nhận rằng các bình luận của ông Trump có thể ảnh hưởng đến phiên xét xử. Trong một cuộc họp báo, bà nói: “Mọi việc sẽ tùy thuộc các luật sư của bà Mạnh có chọn cách viện dẫn bình luận của phía Mỹ để bảo vệ bà hay không”.

Về lý thuyết, các tổng thống chỉ có thể can thiệp vào các vụ kiện vì các lý do an ninh quốc gia, giống như vụ trả tự do cho các điệp viên trong một thỏa thuận hoán đổi tù nhân. Năm 2010, Tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn thỏa thuận trao đổi một nhóm điệp vụ của Nga để đổi lấy 4 cá nhân bị kết án là điệp viên cho Mỹ hoặc Anh ở Nga.

John Moscow, cựu công tố hiện là luật sư tại Lewis Baach Kaufmann Middlemiss, cho biết ông Trump có toàn quyền can thiệp vụ việc, song không nên công khai quyết định của mình.

Thói quen bất chấp các chuẩn mực của ông Trump đã khiến Bộ Tư pháp Mỹ đau đầu. Nhóm luật sư bào chữa cho người đàn ông sử dụng xe tải sát hại 8 người New York năm 2017 đã viện dẫn một dòng trạng thái trên Twitter của ông Trump, trong đó kêu gọi kết án tử hình, để lập luận rằng tuyên bố của tổng thống đồng nghĩa với việc Bộ Tư pháp không thể đưa ra quyết định công bằng về việc có nên tử hình đối tượng trên hay không.

Công cụ để làm thương mại?

John Demers, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách mảng an ninh quốc gia của Bộ, khẳng định: “Bộ Tư pháp là cơ quan thực thi pháp luật, chúng tôi không làm thương mại”. Phát biểu trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện, ông Demers nhấn mạnh: “Chúng tôi không phải là công cụ để làm thương mại”.

Về phần mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng bác bỏ ý tưởng sử dụng vụ bắt giữ này làm đòn bẩy thương mại, đồng thời nhấn mạnh: “Canada luôn là một quốc gia pháp trị”.

Một quan chức Bộ Tư Pháp dưới thời Tổng thống Obama, ông Matthew Miller, cảnh báo gợi ý của ông Trump có thể khiến các đồng minh và đối tác của Mỹ ngừng hợp tác trong các cuộc điều tra quốc tế và dẫn độ. Các đối thủ cũng có thể đưa ra các đòi hỏi phi lý chống lại công dân Mỹ để làm đòn bẩy trong các cuộc thương lượng chính trị hoặc thương mại.

Trong khi đó, Lisa Monaco, cố vấn an ninh nội địa của cựu Tổng thống Obama, cũng là cựu công tố liên bang từng phụ trách vấn đề an ninh quốc gia trong Bộ Tư pháp, dự báo vụ bắt giữ CFO của Huawei sẽ “gây ra một cuộc đối đầu lớn giữa Bộ Tư pháp và các công tố viên”.

Phản ứng của Trung Quốc

Các nhà đàm phán của Trung Quốc nhìn sự việc theo cách khái quát, hơn là một trường hợp cụ thể là cá nhân bà Mạnh. Một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, Derek Scissors, cho biết: “Trung Quốc không quan tâm về bà Mạnh, họ quan tâm đến Huawei”. Theo chuyên gia này, Mỹ không thể thực sự đạt một thỏa thuận lớn với Trung Quốc nếu không áp dụng luật pháp Mỹ “một cách không do dự”.

Cuộc tranh luận về Huawei cũng một lần nữa cho thấy sự thay đổi thái độ của ông Trump khi trừng phạt một tập đoàn thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc – tập đoàn ZTE Corp. Tháng 5 vừa qua, theo đề nghị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump đã đảo ngược lệnh cấm các công ty Mỹ ký hợp đồng làm ăn với ZTE. Quốc hội Mỹ đáp lại bằng việc cấm các cơ quan liên bang mua thiết bị viễn thông của ZTE và Huawei.

Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ toàn cầu tại Tập đoàn Eurasia, dự báo các nghị sĩ sẽ đáp trả mạnh nếu ông Trump can thiệp vụ Huawei. Ông nói: “Cách đó đã hiệu quả một lần, nhưng lần thứ hai sẽ rất khó, và ông Trump còn rất ít ‘vốn liếng’ chính trị”.

Việc ông Trump can thiệp giúp ZTE chưa chắc đã tạo ra tiền lệ cho mọi việc. Và thực tế, từ đầu vụ này tới nay, Trung Quốc vẫn hiểu việc bắt giữ bà Mạnh như một hành động thực thi luật pháp, không liên quan đến các cuộc đàm phán thương mại.

Diệu An

Vụ bắt bà Mạnh: Ông Tập Cận Bình ‘tiến thoái lưỡng nan’

Vụ bắt bà Mạnh: Ông Tập Cận Bình ‘tiến thoái lưỡng nan’

Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.    

Bắt bà Mạnh: Chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục”?

Bắt bà Mạnh: Chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục”?

Việc Washington yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu cho thấy Mỹ đã “chơi bài ngửa” với Trung Quốc.

Bắt bà Mạnh- Tại sao lại là một giám đốc tài chính?

Bắt bà Mạnh- Tại sao lại là một giám đốc tài chính?

Giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada và sẽ được dẫn độ sang Mỹ. Chuyện gì đang xảy ra?

Đòn trừng phạt ư? Ông Putin tận dụng chúng để Nga mạnh hơn

Đòn trừng phạt ư? Ông Putin tận dụng chúng để Nga mạnh hơn

Washington nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt sẽ thay đổi các tính toán của Moscow, nhưng nền kinh tế Nga vẫn vận hành tốt.    

Mỹ đang giúp Trung Quốc gột rửa “nỗi nhục trăm năm”?

Mỹ đang giúp Trung Quốc gột rửa “nỗi nhục trăm năm”?

Cạnh tranh Mỹ- Trung tại Biển Đông không có lợi cho ổn định khu vực. 

Tứ giác kim cương do Mỹ dẫn đầu có ‘cầm cương’ được Trung Quốc?

Tứ giác kim cương do Mỹ dẫn đầu có ‘cầm cương’ được Trung Quốc?

Việc thúc đẩy hình thành tứ giác kim cương còn có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.