Kết thúc năm Covid-19 đầy khó khăn với mức tăng trưởng giảm sâu nhất kể từ Đổi mới 1986 (Xem ảnh chú thích dưới đây).

{keywords}
Ảnh: Viện Kinh tế Việt Nam

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành có góc nhìn lạc quan rằng kinh tế Việt Nam đã có “nhiều thành công”.

“Chúng ta đã chống dịch tốt, phong tỏa ít. Thành công này không phải bàn cãi”, ông nói. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi dự tổng kết các bộ, ngành gần đây nhắc lại 2 ý mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tổng kết năm của Chính phủ: “Năm 2020 được xem là năm thành công hơn 2019 và thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả thành tích đặc biệt”; “Những kết quả thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 12, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay”.

Thủ tướng nói: “Hai câu này nói lên tất cả thành công của đất nước chúng ta”.

 

“Hơn nữa, sức chống chịu nội tại của nền kinh tế đã tốt hơn trước rất nhiều. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, ngân sách được củng cố, dự trữ tăng lên, ngân hàng ổn định và lãi suất giảm xuống. Những yếu tố này đã giúp người dân và doanh nghiệp tin tưởng bỏ tiền ra đầu tư, kinh doanh, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu dẻo dai trong đại dịch”, ông nói.

Nhận xét của ông Thành tổng kết một quá trình dài mà Chính phủ đã nỗ lực theo đuổi nhằm ổn định lại nền kinh tế từng một thời lâm vào bất ổn do thực hiện các chính sách kinh tế mở rộng quá đà.

Nợ công giảm 

Ngày 18/11/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành nghị quyết 07 về lĩnh vực nợ công, trong đó đánh giá: “Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực; thu không đủ chi, tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, bội chi cao, phải vay đảo nợ; nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ”.

{keywords}
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, tháng 12/2020. Ảnh: VGP

Kể từ sau nghị quyết 07, theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trong suốt giai đoạn 2016-2020, Quốc hội đã ban hành 4 luật, 3 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 106 nghị định và quyết định liên quan đến ngân sách nhà nước và quản lý nợ công.

Các văn bản pháp quy đó đã tạo áp lực rất lớn để chuyển hướng chính sách. Dự thảo báo cáo kinh tế gửi tới Đại hội Đảng 13 sắp khai mạc cho biết, tỉ lệ nợ công giảm từ 63,7% năm 2016 xuống còn 55% GDP năm 2019 và 56,8% năm 2020. Báo cáo khẳng định nền kinh tế đã “giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia”.

Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách trong 5 năm qua đã hoàn thành tất cả các mục tiêu cơ cấu thu - chi, tỷ lệ huy động, bội chi, nợ công… như nghị quyết 25 của Quốc hội.

“Nền tảng, tiềm lực tài chính ngày một tốt hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đưa vị thế, uy tín, mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”, ông nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết của ngành tài chính, rằng các cân đối vĩ mô được ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn được cải thiện, chất lượng tăng trưởng nâng lên, xuất nhập khẩu đạt kỷ lục”.

“Nợ công đầu nhiệm kỳ trên 64,5%, giờ còn 55,8% là một sự cố gắng rất lớn. Ngành Tài chính đã hoàn thành vượt mức xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2020 và 5 năm qua”, ông nói.

Nợ xấu xử lý thực chất

Ở lĩnh vực ngân hàng, trong giai đoạn 2016-2020 cũng có hàng loạt các văn bản chỉ đạo như nghị quyết 05 của Đảng, nghị quyết 24 của Quốc hội, nghị quyết 27 của Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu. 

Trong số này, có mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng) đến 2020; Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức trung bình trong nhóm 4 nước ASEAN phát triển nhất. 

Chính phủ, Thủ tướng ban hành 5 nghị định, 2 quyết định; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì ban hành 38 thông tư trong nỗ lực kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.

TS Nguyễn Ánh Dương (CIEM) chia sẻ: “Xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng được đẩy nhanh và được thực hiện một cách thực chất, hiệu quả hơn”.

CIEM ghi nhận, từ 2016 đến giữa năm 2020, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 595,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Số liệu giám sát của NHNN tính đến cuối tháng 5/2020 cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ở mức 1,86%, cao hơn so với mức 1,63% vào cuối năm 2019 nhưng vẫn được duy trì, kiểm soát dưới 3%.

Những nỗ lực trong chính sách tài khóa nhằm ổn lại kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Dự thảo báo cáo kinh tế cho Đại hội 13 khẳng định: “Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Thực hiện chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ nhiều chính sách, giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020”.

TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói: “2020 là năm cực kỳ đặc biệt nhưng thành tích phải dựa trên nền tảng của các năm trước đó. Việt Nam đã làm tốt việc ổn định vĩ mô và khôi phục tăng trưởng, nếu không có kết quả của các năm trước thì sự ổn định của năm 2020 rất khó”.

Sức chống chịu của cả nền kinh tế

Phải nói, ổn định vĩ mô đã giúp cho người dân, doanh nghiệp tin tưởng làm ăn, tích lũy, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu dẻo dai hơn rất nhiều trong năm Covid khốc liệt. Trong năm 2020, cả nước có gần 135 nghìn DN đăng ký thành lập mới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DN thành lập mới tăng trung bình 11,6%/năm trong giai đoạn 2016-2019. Đây cũng là giai đoạn có số lượng thành lập mới vượt mức 100 nghìn DN/năm, trong đó năm 2019 đạt con số kỷ lục trên 138 nghìn DN.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới khẳng định, tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tăng trưởng dương trên thế giới.

Những yếu tố này và nhiều tiềm năng khác cho thấy sức chống chịu dẻo dai của người dân và doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi được dẫn dắt bởi các chính sách đúng đắn. Nhà nước cứ đảm bảo giá trị tiền đồng, cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện là người dân và doanh nghiệp tin tưởng làm ăn, kinh doanh.

Không phải không có căn cứ khi Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức khoảng 6,8%, còn Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo con số 6,1% trong năm 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi dự tổng kết các bộ, ngành gần đây nhắc lại 2 ý mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tổng kết năm của Chính phủ: “Năm 2020 được xem là năm thành công hơn 2019 và thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả thành tích đặc biệt”; “Những kết quả thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 12, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay”.

Thủ tướng nói: “Hai câu này nói lên tất cả thành công của đất nước chúng ta”.

Tư Hoàng

Khi ngân sách từng có thời 'đi dây'

Khi ngân sách từng có thời 'đi dây'

Nỗ lực củng cố tài khóa để góp phần ổn định nền tài chính quốc gia lành mạnh và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô là một nỗ lực bền bỉ, kéo dài suốt nhiều năm qua.