Những thành quả của ASEAN trong 1 năm qua kể từ khi bước sang tuổi 51 là minh chứng rằng việc phát huy và kết hợp tính tự cường và khả năng sáng tạo của cả 10 nước thành viên có thể tạo nên sức mạnh đoàn kết, đem lại lợi ích cho toàn khối cũng như từng thành viên.

Năm nay, năm 2018 Singapore đã làm tốt cương vị Chủ tịch luân phiên. Chủ đề được chọn là cho năm ASEAN 2018 là: "ASEAN tự cường và sáng tạo".

Thông điệp “Một ASEAN Tự cường và Sáng tạo,” đã được các nước ASEAN hiện thực hóa, thông qua việc phối hợp tự giải quyết các vấn đề đang tồn tại, đối phó với những thách thức chung và ngày càng khẳng định vai trò trung tâm của mình trong khu vực.

{keywords}
Năm nay, Singapore đã làm tốt cương vị Chủ tịch luân phiên. Chủ đề được chọn là cho năm ASEAN 2018 là: "ASEAN tự cường và sáng tạo".

Trên thực tế, tinh thần “tự cường” của ASEAN đã tồn tại rất lâu và được nhắc tới trong năm 1976 và càng ngày càng thấy rằng ASEAN càng phát huy “Tự cường” và chỉ có với tinh thần tự cường của mình thì ASEAN mới có thể tồn tại, đứng vững và xây dựng thành công cộng đồng ASEAN vừa qua. “Tự cường” đã trở thành một trong những đòi hỏi của khu vực ASEAN. Thậm chí có thể nói, đây là yêu cầu cấp thiết của cả hiệp hội về một tổ chức có thể tồn tại một cách vững vàng, độc lập. “Tự cường”, tạo ra sức mạnh của cả khối 10 nước ASEAN, bảo đảm rằng ASEAN không bị lôi kéo, dẫn dắt bởi bất kỳ một quốc gia, thế lực nào bên ngoài.

Theo các nhà ngoại giao, chủ đề "ASEAN tự cường và sáng tạo" rất phù hợp với bối cảnh thế giới đầy bât ổn hiện nay. Chủ đề này cũng như một lời nhắc về một trong những giá trị căn bản của ASEAN đó là độc lập,  linh hoạt, sẵn sàng hợp tác với bên ngoài, đồng thời duy trì được bản sắc riêng của hiệp hội trong quá trình phát triển của mình.

Theo ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao,  “Tự cường và sáng tạo” là hai mặt của một vấn đề. Muốn Tự cường thì phải hòa nhập với cộng đồng, với thế giới, với sự thay đổi của thế giới và bảo đảm rằng có thể đi theo xu hướng chung đó mà không bị xu hướng chung đó tác động trở lại. Nội hàm Tự cường được hiểu là tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên với nhau, thúc đẩy hợp tác, xây dựng cộng đồng ASEAN; Là mở rộng quan hệ với bên ngoài; Và còn là bắt kịp xu hướng chung, ví dụ như CMCN 4.0 là xu hướng của thời đại ngày nay.

Tán thưởng quan điểm của ông Vũ Hồ, ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng “tự cường” là 2 từ rất đắt.

Theo đó, tự cường là cái gốc của ổn định và nếu nói đến sáng tạo thì đây là nền tảng, nguồn lực của phát triển. Khi nói ASEAN “Tự cường và sáng tạo”, điều đó có nghĩa, hướng tới một ASEAN phát triển trên cơ sở một sự ổn định.

Và, “Tự cường” ở đây nên hiểu đó là sự độc lập. Sự độc lập này không có nghĩa là biệt lập, mà ngược lại, nó đề cập đến tính độc lập đa dạng của ASEAN.

Chỉ cần nhìn vào 3 trụ cột của ASEAN là sẽ thấy. Bản thân từ trụ cột Chính trị - an ninh, đã cho thấy đây là tổ chức mở. ASEAN là một khối, một thực thể nhưng cởi mở trong đối tác, cởi mở với bên ngoài và cởi mở với các nước lớn, các trung tâm, với các tổ chức quốc tế.

Trụ cột văn hóa xã hội cũng là một minh chứng. ASEAN là một khối cộng đồng quốc gia Đông Nam Á - là một cụm độc lập nhưng mở. ASEAN vẫn theo đuổi một mục tiêu bảo vệ được bản sắc văn hóa của khối nhưng lại cũng hòa đồng, hội nhập với thế giới với giá trị văn hóa mang tính phổ quát của nhân loại. Đây là những tiếp cận sáng tạo. Những năm vừa qua, đặc biệt trong năm 2018, ASEAN có rất nhiều sáng kiến để tạo ra sự liên kết  khối cũng như liên kết của ASEAN với bên ngoài. Ví dụ, sáng kiến thành lập mạng lưới thành phố thông minh mà ở Việt Nam có như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng tham gia mạng lưới này.

Về sáng kiến của Việt Nam trong trụ cột văn hóa xã hội ASEAN, Việt Nam với tư cách là một thành viên, chúng ta luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong hội nhập và hợp tác ASEAN trong lĩnh vực văn hóa xã hội.

Linh Đan - Thúy Hồng