Cả thế giới đang tham gia cuộc chạy đua làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0.Trong cuộc đua này, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vẫn có cơ hội bứt phá nhờ lợi thế về sự linh hoạt.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, mang tính đột phá, cạnh tranh toàn cầu.20 năm tới chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt, các quốc gia sẽ thành công trong việc làm chủ cuộc CMCN 4.0.

CMCN 4.0 sẽ xoá bỏ 1 số công việc nhưng tạo cơ hội cho công việc mới.Thế giới đang tham gia cuộc chạy đua để làm chủ CMCN 4.0.Các quốc gia ASEAN với tầm nhìn có thể là người đi đầu chứ không phải đi sau trong cuộc cách mạng này.

{keywords}
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các đại biểu tại Phiên thảo luận: "Tương lai việc làm ở ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0" trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), sáng 13/9. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

ASEAN có nhiều cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0. ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới với 630 triệu người, 260 triệu người thường xuyên truy cập Internet. Dự báo, chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.

Nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ đạt khoảng 200 tỉ USD vào năm 2025, tương đương khoảng 6% GDP của khu vực. Đây là nền tảng thuận lợi và là thị trường đủ lớn cho đổi mới đầu tư phát triển nhanh các mô hình kinh doanh mới ở khu vực Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển của công nghệ đặt ra yêu cầu mới đối với các chính phủ và các doanh nghiệp trong khu vực. Nhìn theo hướng lạc quan hơn, thời đại 4.0 cũng đem đến những cơ hội tuyệt vời nếu các nước thành viên có thể thích ứng linh hoạt và nhanh chóng. ASEAN có thể tận dụng công nghệ để thành công hơn nữa trong tương lai.

Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi này.Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là xương sống của nền kinh tế khu vực ASEAN. Để phát huy hết các tiềm năng của SME, ASEAN cần đảm bảo các chính sách đưa ra phù hợp và tạo ra môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Thương mại điện tử là một ví dụ khác cho thấy công nghệ 4.0 đang ảnh hưởng đến các khu vực kinh tế truyền thống. Hiện nay, thương mại điện tử chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu ngành bán lẻ của khối ASEAN. Tuy nhiên, con số này sẽ sớm thay đổi khi Internet ngày càng phủ rộng và cơ sở khách hàng của khu vực ngày càng lớn. Khi đó, các công ty thương mại điện tử như Lazada hay Tokopedia, với lợi thế của mình, sẽ cạnh tranh thị phần với các đối thủ quốc tế.

Công nghệ 4.0 cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ logistics phát triển chuỗi cung ứng lên một tầm cao mới, xét về tốc độ và khả năng tiếp cận. Máy bay không người lái vận hành trong các nhà kho, trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa các quy trình và blockchain giúp chuyển đổi chức năng của chuỗi cung ứng. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhờ đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các nền tảng giao nhận vận tải trực tuyến.

Không gì có thể phủ nhận, công nghệ 4.0 đang thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời phá vỡ những thế mạnh truyền thống của khu vực trong sản xuất giá rẻ nhờ tự động hóa, công nghệ robot và in 3D.

Thực tế này đặt ra yêu cầu, các chính phủ và doanh nghiệp cần tăng tốc cải thiện chất lượng giáo dục, R&D, phát triển các kỹ năng cần thiết cũng như khả năng học tập suốt đời. Những cải cách đó sẽ tạo ra điều kiện cần thiết để ASEAN thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng lực lượng lao động tri thức và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội cần chung tay phát triển một lực lượng lao động trẻ và có năng lực cho tương lai của ASEAN.

Bởi, “nếu ASEAN không nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì sẽ dẫn tới sự lạc hậu về chất, chứ không phải về lượng”, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cảnh báo.

Việt Nam đưa ra 4 sáng kiến của Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy lùi những thách thức từ cuộc cách mạng này. Thứ nhất là kết nối số, chia sẻ dữ liệu.Thứ hai là hài hòa môi trường kinh doanh và “tại diễn đàn này Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN. Thứ ba là ASEAN cần kết nối, vận hành các vườn ươm sáng tạo, và cần xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm này. Thứ tư, là cần xây dựng chiến lược ươm mầm tài năng.

Lạc Chi - Thúy Hồng