Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN vừa được ký kết hôm 12/11 tại Singapore là hiệp định độc lập đầu tiên về lĩnh vực thương mại điện tử của ASEAN tính đến thời điểm này. Sự ra đời của văn kiện này đã góp phần tạo lập một môi trường an toàn và tin tưởng vào việc sử dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp và người dân.

{keywords}
Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN vừa được ký kết hôm 12/11 tại Singapore là hiệp định độc lập đầu tiên về lĩnh vực thương mại điện tử của ASEAN tính đến thời điểm này.

Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing, Hiệp định được tạo ra nhằm nhằm tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới; tạo ra môi trường tin cậy cho sử dụng thương mại điện tử cũng như nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong phát triển và ứng dụng sâu rộng thương mại điện tử làm động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực.

Khu vực ASEAN được đánh giá vẫn còn chậm so với nhiều nước trên thế giới trong doanh số bán hàng thương mại điện tử, chỉ chiếm 0,5 - 2% trong tổng doanh thu bán lẻ, so với mức trung bình toàn cầu là 7,9%. Điều này đồng nghĩa tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á còn rất rộng lớn.

Với hơn 330 triệu người dùng internet ở Đông Nam Á, thương mại điện tử khu vực đang trên đà trở thành một ngành công nghiệp lớn trong tương lai. Một nghiên cứu của Google năm 2017 chỉ ra rằng nền kinh tế liên quan tới internet tại đây đã đạt tới 50 tỉ USD, vượt mức kỳ vọng 35%.

Nghiên cứu trước đó ước tính mỗi tháng sẽ có thêm khoảng 3,8 triệu người dùng mới. Điều này khiến Đông Nam Á trở thành thị trường internet phát triển nhanh nhất thế giới từ năm 2015 - 2020.

Yếu tố này, kết hợp với nền dân số trẻ, thu nhập bình quân trên đà tăng cao (6 quốc gia lớn trong khu vực dự kiến sẽ phá vỡ rào cản GDP bình quân đầu người ước tính khoảng 3.000 USD), một hệ thống thanh toán đã sẵn sàng và sự thiếu hụt các nhà bán lẻ quy mô lớn dự kiến sẽ khiến ngành thương mại điện tử tại đây vượt mốc 200 tỉ USD vào năm 2025.

Theo phân tích của tờ Kinh tế & Tiêu dùng, 6 tiềm năng quan trọng đã thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử trong khu vực:

Đông Nam Á là nền kinh tế di động đầu tiên: Trung bình, một người Đông Nam Á dành khoảng 3,6 giờ sử dụng internet di động mỗi ngày. Con số này cao nhất trên thế giới và khiến khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực duy nhất có thống kê chính thức.

Người Đông Nam Á dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến: Trung bình, người Đông Nam Á dành khoảng 140 phút mua sắm trực tuyến mỗi tháng, gấp đôi thời gian so với người Mỹ. Số lượng đơn đặt hàng cao nhất trong khoảng từ 9h sáng đến 5h chiều. Tuy nhiên, ở Singapore, giờ cao điểm là sau 10h tối. Lưu lượng truy cập trên thiết bị di động cao nhất vào cuối tuần, cho thấy người tiêu dùng rất ưa chuộng duyệt các trang web thương mại điện tử và tìm kiếm sản phẩm mới.

Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử tăng thu nhập chóng mặt: Theo Google, “số tiền đầu tư vào các công ty thương mại điện tử khởi nghiệp ở Đông Nam Á ngang bằng với Ấn Độ”. Con số này tăng gấp ba lần trong năm 2017, đạt 7,86 tỉ USD.

Sự phát triển của thị trường không đồng nghĩa với tỉ lệ chuyển đổi cao hơn: Một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà kinh doanh thương mại điện tử nào là tỉ lệ chuyển đổi, phản ánh chất lượng hoạt động tiếp thị của công ty và hiệu quả của trang web. Việc cải thiện tỉ lệ chuyển đổi có tác động đáng kể đến lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Số hàng bán ra tương quan chặt chẽ với GDP bình quân: Lượng hàng bán ra là một thước đo quan trọng khác tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận kinh tế của công ty. Nó đo lường tổng số tiền trung bình chi cho các đơn hàng của mỗi người trong một khoảng thời gian xác định.Trong bối cảnh GDP bình quân của Đông Nam Á đang trên đà tăng trưởng bền vững, đây là tiềm năng rất lớn với ngành thương mại điện tử.

Chuyển khoản ngân hàng là phương thức thanh toán phổ biến nhất khu vực: Do phương thức thanh toán tín dụng trong khu vực còn thấp (ngoại trừ Singapore), người dùng thương mại điện tử ở Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức độc đáo không vốn không tồn tại ở khối EU và Mỹ. Với sự thiếu hụt về hệ thống này, hàng loạt các giải pháp thanh toán đa dạng hơn đã nhanh chóng phát triển trong khối ASEAN.

Khánh Lynh - Lê Thu Hương (tổng hợp)