{keywords}

Trong những giờ học của ngành Sư phạm Toán học – dạy Toán bằng tiếng Anh, giảng viên và sinh viên trao đổi những kiến thức hoàn toàn bằng ngoại ngữ một cách thuần thục.

Ở mùa xét tuyển đại học năm 2017, ngành Sư phạm Toán học – dạy Toán bằng tiếng Anh có mức điểm chuẩn là 27,75, không chỉ cao nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mà cũng dẫn đầu các trường sư phạm trong cả nước.

Đây là mã ngành mà Trường ĐH Sư phạm Hà Nội triển khai đầu tiên từ năm 2013 và cũng là nơi duy nhất đào tạo. Năm nay, lứa sinh viên đầu tiên của mã ngành này vừa tốt nghiệp ra trường.

Chúng tôi có dịp đến khoa Toán – Tin học của trường và được quan sát một giờ học của sinh viên năm thứ 3 ngành học này về “Lý thuyết Galois” (xem clip ở trên).

Điểm khác biệt nhận thấy ngay với các giờ học truyền thống là trong lớp chỉ nghe thầy với trò nói với nhau bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ Toán học. Nhìn “ưng mắt”, nghe “đã tai” nhưng cả thầy và trò chia sẻ để đến được ngày hôm nay cũng không phải điều dễ dàng.

“Tốn năng lượng gấp đôi”

Sinh viên đăng kí vào ngành này phải trải qua một cuộc sát hạch về trình độ tiếng Anh, và tiếp đó là các khóa học tiếng Anh nâng cao.

Đặng Tùng Long, sinh viên lớp K65K2 kể, em trúng tuyển vào ngành Sư phạm dạy Toán bằng tiếng Anh với khối A1 (Toán, Lý, Anh). Có chút vốn liếng về ngoại ngữ này và đã xác định ôn luyện để chuẩn bị vào học, song thời gian đầu, Long vẫn gặp không ít khó khăn.

“Năm thứ nhất và thứ hai, việc dùng linh hoạt cả kiến thức Toán và tiếng Anh trong quá trình học và giải bài tập là một điều khó khăn không chỉ với em mà cả các bạn khác. Từng có rất nhiều lần thầy giảng bằng tiếng Anh ở trên, nhưng ở dưới bọn em không hiểu vì khó quá. Những lần như vậy, thầy phải giảng bằng tiếng Việt trước, rồi quay lại bằng tiếng Anh. Về nhà, chúng em phải xem lại bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, dần dần học thêm và tự bồi dưỡng những từ ngữ chuyên ngành”.

Còn Vũ Thị Ngọc Anh (sinh viên lớp K65K1) chia sẻ khó khăn lớn nhất với em và các bạn là kiến thức toán cao cấp như “nặng hơn” khi học bằng tiếng Anh.  

“Ngoài các tài liệu mà giảng viên cho, bọn em cũng cố gắng tìm thêm sách nước ngoài để đọc. Nhưng vì sách toàn bằng tiếng Anh nên khối lượng kiến thức và năng lượng phải sử dụng khá nhiều. Học toán vốn đã rất nặng, chúng em không những phải tư duy toán mà còn phải chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nên năng lượng tiêu tốn gần như là gấp đôi”.

Thời gian đầu, Ngọc Anh cũng chật vật khi vừa nghĩ cách giải toán vừa phải “động não” để có thể diễn đạt cách hiểu của mình ra bằng Anh.

Với các giảng viên, công việc cũng chẳng phải dễ dàng.

TS Lưu Bá Thắng, giảng viên lớp học này công nhận rằng nội dung toán đã khó, thêm việc truyền đạt bằng tiếng Anh nữa nên càng vất vả hơn với các sinh viên.

Thường với sinh viên hai năm đầu tiên, chúng tôi rất vất vả trong việc đào tạo, thầy và trò không ít lần gặp trục trặc trong dạy và học. Nội dung khó nên đôi khi có những kiến thức giảng bằng tiếng Việt các em đã không hiểu rồi huống chi là nói bằng tiếng Anh. Thậm chí, có khi chúng tôi vừa dạy vừa phải dịch cho các em. Nhưng đến năm thứ ba thì đỡ hơn rất nhiều”.

Khó khăn nữa, theo anh Thắng, là thời gian đầu lớp học có chút mất cân đối. “Mã ngành này xét tuyển gồm 3 tổ hợp là khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Lý, Anh) và D1 (Toán, Văn, Anh). Khối A1 và D1 thì vốn tiếng Anh của các em khá tốt, nhưng kiến thức toán học không tốt bằng các em khối A và ngược lại".

Tất cả giáo trình, tài liệu dùng để giảng dạy đều bằng tiếng Anh, nhưng không chỉ đơn thuần dịch tài liệu tiếng Việt sang tiếng Anh. Tuy vậy, anh Thắng cho hay anh và đồng nghiệp không mất thêm quá nhiều thời gian so với giáo án tiếng Việt. Bởi về chương trình là như nhau, toán học là "ngôn ngữ quốc tế" và các giảng viên trong khoa đều là những người được đào tạo ở nước ngoài, nên việc dùng tiếng Anh soạn giáo án cũng không gặp khó.

Tuy nhiên, điểm hạn chế mà anh Thắng thừa nhận là phát âm của chính các giảng viên cũng không thể tốt và chính xác như người bản xứ.

Cách đấy không xa, TS Cao Thị Thu Giang đang giảng dạy một học phần tiếng Anh tăng cường cho các sinh viên năm nhất.

“Nhìn chung, sinh viên ngành này trình độ không đồng đều, thậm chí vênh nhiều. Một số em khả năng rất tốt vì thi đầu vào bằng khối D nhưng các em trúng tuyển bằng khối A thì khả năng nghe và phát âm lúc mới vào là chưa tốt, từ vựng cũng không nhiều. Dạy trong bối cảnh trình độ các em không đồng đều nên các hoạt động triển khai cần phải rất đa dạng để tất cả sinh viên đều theo được. Rõ ràng mức độ theo sát từng sinh viên khó hơn và để nâng cho từng em một đòi hỏi cần nhiều thời gian hơn. Tiếng Anh chuyên ngành của các em nặng hơn rất nhiều so với các bạn ngành học thông thường khác nên để bằng được các bạn từng có vốn tiếng Anh thì các em khối A phải nỗ lực nhiều. Tuy nhiên, tôi tin là rất triển vọng bởi tư duy của các bạn giỏi Toán thường rất tốt”.

Sau một thời gian học tập và rèn luyện, nhiều sinh viên cho biết vốn tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, của các em dần được cải thiện. 

TS Đoàn Thanh Tường, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá đội ngũ giảng viên và lứa sinh viên được đào tạo ra sẽ rất tiềm năng.

“Số giảng viên ở khoa Toán – Tin học có thể dạy được mã ngành này có tỷ lệ rất cao - khoảng 50%, bởi đây là khoa quy tụ nhiều người được đào tạo bài bản ở nước ngoài".

"Mặt khác, nhu cầu hiện nay của xã hội rất lớn. Thậm chí, ngay trong quá trình học, nhiều phụ huynh học sinh đã muốn nhờ các sinh viên đến để vừa dạy Toán và vừa dạy tiếng Anh cho con em họ”.

Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. cho biết nhà trường thường xuyên mở các khóa học Tiếng Anh liên quan đến chuyên môn do giáo viên bản ngữ giảng dạy để nâng cao trình độ cho giảng viên. Trường cũng tận dụng đội ngũ giáo sư mời ở các đối tác quốc tế tham gia trong quá trình này.

Theo ông Minh, khóa sinh viên đầu tiên ra trường hơn 90% có việc làm ở các trường quốc tế/ có yếu tố quốc tế, các trường chuyên, các trường chất lượng cao và phản hồi của các cơ sở rất tích cực. Số ít còn lại đang tiếp tục học lên.

“Trong thời kỳ hội nhập, dịch chuyển lao động trong khu vực là rõ ràng, định hướng của nhà trường là đào tạo những thế hệ sinh viên tương lai hoàn toàn có thể làm việc trong môi trường quốc tế và cung cấp nhân lực cho các trường quốc tế trong nước và khu vực. Số sinh viên này cũng sẽ là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân trong tiến trình hội nhập” - ông Minh nói.

Đến nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã có 7 khoa đào tạo chuyên môn bằng tiếng Anh gồm: Khoa Toán-Tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ Thông tin; số khoa đào tạo ngành ghép là Mầm non-Tiếng Anh, Tiểu học - Tiếng Anh.

Thanh Hùng

Không có chuyện đạt 1,5 điểm môn Toán đỗ Sư phạm Toán lại trở thành giáo viên giỏi

Không có chuyện đạt 1,5 điểm môn Toán đỗ Sư phạm Toán lại trở thành giáo viên giỏi

Xã hội quan tâm, lo lắng và thậm chí bức xúc khi ngành sư phạm có điểm chuẩn quá thấp. 

"Điểm chuẩn cao thì trường sư phạm lấy đâu sinh viên mà dạy”

"Điểm chuẩn cao thì trường sư phạm lấy đâu sinh viên mà dạy”

Các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cơ sở thẳng thắn nhìn nhận, hiện tượng điểm chuẩn đầu vào một số ngành sư phạm thấp do đào tạo tràn lan.

"Tôi nén lòng khi thấy trang cá nhân các em sư phạm xuất hiện mỹ phẩm, thời trang..."

"Tôi nén lòng khi thấy trang cá nhân các em sư phạm xuất hiện mỹ phẩm, thời trang..."

Mấy ngày qua đã có biết bao nhiêu sự "quan ngại" về cái ngành nghề sư phạm, mà dù ít dù nhiều ai cũng có dự phần... 

Chuyện buồn của 3 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm

Chuyện buồn của 3 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm

Bố giấu Hanh vay tiền ngân hàng, nhờ vả xin dạy hợp đồng một năm để nhà trai cưới con gái mình. Số tiền đó, bố gửi thủ quỹ trường để đến tháng trích ra trả lương cho Hạnh.

"Lãng phí của tuyển mới còn lớn hơn lãng phí giảng viên sư phạm ngồi chơi"

"Lãng phí của tuyển mới còn lớn hơn lãng phí giảng viên sư phạm ngồi chơi"

Phó Thủ tướng cho rằng gắn với chỉ tiêu và cơ chế đặt hàng thì chuyện đầu vào giảm sút, hay những bất cập khác sẽ tự nhiên được giải quyết.

Thủ khoa sư phạm thất nghiệp về quê bán hoa quả, nuôi lợn

Thủ khoa sư phạm thất nghiệp về quê bán hoa quả, nuôi lợn

Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 với mơ ước trở về quê hương và trở thành cô giáo dạy Văn nhưng đã hơn một năm trôi qua, em Bùi Thị Hà vẫn thất nghiệp và ở nhà phụ mẹ nuôi lợn, trồng rau.