Năm 2017 Việt Nam có 2 tỷ phú USD được ghi danh toàn cầu là ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, theo bảng xếp hạng của Forbes. Đây cũng là năm đầu tiên, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có 1 nữ tỷ phú USD.
Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và Faros (ROS) có khối tài sản quy từ cổ phiếu khoảng 2,5 tỷ USD nhưng chưa được ghi nhận trên thị trường thế giới.
Năm 2017 cũng chứng kiến hàng loạt các đại gia mới xuất hiện làm đảo lộn bảng xếp hạng tỷ phú Việt như ông Ngô Chí Dũng (chủ tịch VPBank), ông Lô Bằng Giang (phó chủ tịch VPBank), ông Hồ Xuân Năng (chủ tịch Vicostone)…
Hàng loạt doanh nhân giàu có trước đây bị đẩy khỏi top 20 như: ông Trương Gia Bình - FPT, ông Nguyễn Duy Hưng - SSI, bà Nguyễn Thị Như Loan - Quôc Cường Gia Lai... nhiều đại gia từng đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng cũng dần tụt lùi như: ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), ông Đặng Thành Tâm,...
Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và Faros (ROS) có khối tài sản quy từ cổ phiếu khoảng 2,5 tỷ USD nhưng chưa được ghi nhận trên thị trường thế giới.
Năm 2017 cũng chứng kiến hàng loạt các đại gia mới xuất hiện làm đảo lộn bảng xếp hạng tỷ phú Việt như ông Ngô Chí Dũng (chủ tịch VPBank), ông Lô Bằng Giang (phó chủ tịch VPBank), ông Hồ Xuân Năng (chủ tịch Vicostone)…
Hàng loạt doanh nhân giàu có trước đây bị đẩy khỏi top 20 như: ông Trương Gia Bình - FPT, ông Nguyễn Duy Hưng - SSI, bà Nguyễn Thị Như Loan - Quôc Cường Gia Lai... nhiều đại gia từng đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng cũng dần tụt lùi như: ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), ông Đặng Thành Tâm,...
Năm 2017, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chứng kiến khối tài sản tăng trưởng ngoạn mục. Chỉ trong 1 phiên giao dịch ngày 5/12, ông Vượng ghi nhận 2 kỷ lục lịch sử: chiếm lại ngôi người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất trên cả nước.
Theo Forbes, tính 29/12, ông Phạm Nhật Vượng có 4,3 tỷ USD, xếp vị trí 501.
Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dần lộ diện và trên thực tế lớn hơn nhiều so với những tính toán hiện nay trên thị trường và cao hơn cả tính toán của tạp chí tài chính uy tín Forbes.
Tính tới cuối ngày 29/12, tổng tài sản của ông Vượng đạt 119,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,3 tỷ USD), cao hơn nhiều so với con số 30,4 ngàn tỷ cuối 2016.
Khối tài sản của ông Vượng chủ yếu nằm ở Tập đoàn Vingroup. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2017, ông Phạm Nhật Vượng nắm gần 724 triệu cổ phiếu Vingroup - VIC (tương đơng 27,5% vốn). CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam nắm hơn 880 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 33,4%.
Trong khi đó, ông Vượng đang sở hữu 92,88% CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Như vậy, ông Vượng đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu hơn 60% cổ phần tại Vingroup, tương đương với hơn 1,54 tỷ cổ phiếu VIC.
Trong năm 2017, cổ phiếu VIC đã tăng gần 90% lên gần 77,3 ngàn đồng/cp. Và nếu tính theo mức giá này, số cổ phần VIC mà ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ trị giá khoảng 119,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,3 tỷ USD).
Vingroup là tập đoàn có doanh thu 2,5 tỷ USD trong năm 2016 và có khả năng đạt 3 tỷ USD trong 2017. Đây là doanh nghiệp đa ngành với thế mạnh là bất động sản, du lịch, bán lẻ…
Cũng trong năm 2017, doanh nghiệp Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng vượt Ô tô Trường Hải để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng Bảng xếp hạng VNR500.
Theo Forbes, tính 29/12, ông Phạm Nhật Vượng có 4,3 tỷ USD, xếp vị trí 501.
Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dần lộ diện và trên thực tế lớn hơn nhiều so với những tính toán hiện nay trên thị trường và cao hơn cả tính toán của tạp chí tài chính uy tín Forbes.
Tính tới cuối ngày 29/12, tổng tài sản của ông Vượng đạt 119,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,3 tỷ USD), cao hơn nhiều so với con số 30,4 ngàn tỷ cuối 2016.
Khối tài sản của ông Vượng chủ yếu nằm ở Tập đoàn Vingroup. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2017, ông Phạm Nhật Vượng nắm gần 724 triệu cổ phiếu Vingroup - VIC (tương đơng 27,5% vốn). CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam nắm hơn 880 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 33,4%.
Trong khi đó, ông Vượng đang sở hữu 92,88% CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Như vậy, ông Vượng đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu hơn 60% cổ phần tại Vingroup, tương đương với hơn 1,54 tỷ cổ phiếu VIC.
Trong năm 2017, cổ phiếu VIC đã tăng gần 90% lên gần 77,3 ngàn đồng/cp. Và nếu tính theo mức giá này, số cổ phần VIC mà ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ trị giá khoảng 119,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,3 tỷ USD).
Vingroup là tập đoàn có doanh thu 2,5 tỷ USD trong năm 2016 và có khả năng đạt 3 tỷ USD trong 2017. Đây là doanh nghiệp đa ngành với thế mạnh là bất động sản, du lịch, bán lẻ…
Cũng trong năm 2017, doanh nghiệp Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng vượt Ô tô Trường Hải để trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng Bảng xếp hạng VNR500.
Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và Faros (ROS) có khối tài sản quy từ cổ phiếu khoảng 2,6 tỷ USD nhưng chưa được ghi nhận trên thị trường thế giới.
Trong năm 2017, tính theo số liệu trên TTCK Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết có nhiều thời điểm có tài sản vượt qua cả tỷ Phạm Nhật Vượng khi mà chủ tịch Tập đoàn Vingroup chưa hé lộ khối tài sản tại tập đoàn này thông qua công ty Đầu tư Việt Nam.
Ông Quyết hiện nắm giữ hơn 318 triệu cổ phiếu ROS, tương đương hơn 67% cổ phần DN này. Bên cạnh đó, ông Quyết còn nắm giữ 135 triệu cổ phiếu FLC.
Trong năm 2017, tính theo số liệu trên TTCK Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết có nhiều thời điểm có tài sản vượt qua cả tỷ Phạm Nhật Vượng khi mà chủ tịch Tập đoàn Vingroup chưa hé lộ khối tài sản tại tập đoàn này thông qua công ty Đầu tư Việt Nam.
Ông Quyết hiện nắm giữ hơn 318 triệu cổ phiếu ROS, tương đương hơn 67% cổ phần DN này. Bên cạnh đó, ông Quyết còn nắm giữ 135 triệu cổ phiếu FLC.
CEO hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt top 100 người phụ nữ quyền uy nhất thế giới. Với khối tài sản tăng thêm 500 triệu USD, quyền lực của CEO VietJet bỏ xa bà Hillary Clinton.
Theo Forbes, khối lượng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tính tới hết ngày 29/12, là 2,4 tỷ USD, cao hơn nhiều con số 1,82 tỷ USD trong công bố trước đó. Bà Thảo là nữ tỷ phú USD duy nhất người Việt và độc chiếm luôn “ngôi hậu” Đông Nam Á và đứng thứ 1.019 trên thế giới.
Tính theo số lượng cổ phiếu trên sàn, bà Thảo có tổng tài sản là 24,7 ngàn tỷ (1,08 tỷ USD). Tuy nhiên, khối tài sản này có thể còn tăng mạnh do cổ phiếu Ngân hàng HDBank sẽ lên sàn vào đầu năm 2018. Bên cạnh đó, bà Thảo còn là chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings).
Khối tài sản của bà Thảo tăng vọt theo triển vọng của thị trường hàng không Việt Nam và kết quả kinh doanh của VietJet. Trong 9 tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet (VJC) của bà Thảo đạt lợi nhuận trước thuế gần 3 ngàn tỷ đồng và có tổng tài sản hơn 26 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu VJC đã tăng gần gấp đôi kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 2/2017.
Trong bảng xếp hạng hồi tháng 10 của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 55, trong khi bà Hillary Clinton chỉ đứng thứ 65. Thủ tướng Đức Angela Merkel giữ vị trí số 1 năm thứ 7 liên tiếp. Đứng thứ 2 là thủ tướng Anh Theresa May.
Theo Forbes, khối lượng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tính tới hết ngày 29/12, là 2,4 tỷ USD, cao hơn nhiều con số 1,82 tỷ USD trong công bố trước đó. Bà Thảo là nữ tỷ phú USD duy nhất người Việt và độc chiếm luôn “ngôi hậu” Đông Nam Á và đứng thứ 1.019 trên thế giới.
Tính theo số lượng cổ phiếu trên sàn, bà Thảo có tổng tài sản là 24,7 ngàn tỷ (1,08 tỷ USD). Tuy nhiên, khối tài sản này có thể còn tăng mạnh do cổ phiếu Ngân hàng HDBank sẽ lên sàn vào đầu năm 2018. Bên cạnh đó, bà Thảo còn là chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings).
Khối tài sản của bà Thảo tăng vọt theo triển vọng của thị trường hàng không Việt Nam và kết quả kinh doanh của VietJet. Trong 9 tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet (VJC) của bà Thảo đạt lợi nhuận trước thuế gần 3 ngàn tỷ đồng và có tổng tài sản hơn 26 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu VJC đã tăng gần gấp đôi kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 2/2017.
Trong bảng xếp hạng hồi tháng 10 của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 55, trong khi bà Hillary Clinton chỉ đứng thứ 65. Thủ tướng Đức Angela Merkel giữ vị trí số 1 năm thứ 7 liên tiếp. Đứng thứ 2 là thủ tướng Anh Theresa May.
Trong năm 2017, ông Trần Đình Long chứng kiến tài sản tăng gần gấp đôi nhờ cổ phiếu HPG tăng gần 100%. HPG là một tập đoàn sản xuất thép có lịch sử hoạt động 25 năm. HPG gần được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho Hòa Phát triển khai dự án Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi. DN này hiện nắm giữ thị phần số 1 trên thị trường thép xây dựng và hướng đến doanh thu 100.000 tỷ đồng.
Hồ Xuân Năng là một cái tên nổi bật trên TTCK năm 2017 với khối tài sản quy từ cổ phiếu tăng gấp đôi lên hơn nửa tỷ USD. Ông Năng lọt vào top 5 người giàu nhất trên sàn chứng khoán và là người có thể cạnh tranh trực tiếp vị trí thứ 4 của ông trùm ngành thép Việt Trần Đình Long, với thương hiệu Hòa Phát nổi tiếng.
Từ vị thế làm thuê, làm công ăn lương, ông Hồ Xuân Năng trở thành ông chủ của một trong những doanh nghiệp có quy mô hàng đầu trên TTCK nhờ cú thâu tóm kinh điển DN sản xuất đá áp lát nhân tạo lớn nhất Việt Nam: Vicostone.
Từ một nhà máy nhỏ thuộc một tổng công ty lớn, Vicostone đã vượt và có quy mô vốn hóa gần gấp đôi Vinaconex.
Từ vị thế làm thuê, làm công ăn lương, ông Hồ Xuân Năng trở thành ông chủ của một trong những doanh nghiệp có quy mô hàng đầu trên TTCK nhờ cú thâu tóm kinh điển DN sản xuất đá áp lát nhân tạo lớn nhất Việt Nam: Vicostone.
Từ một nhà máy nhỏ thuộc một tổng công ty lớn, Vicostone đã vượt và có quy mô vốn hóa gần gấp đôi Vinaconex.
Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, hiện cũng nắm giữ gần 125 triệu cổ phiếu VIC, trị giá gần 9,7 ngàn tỷ đồng.
Ông Bùi Thành Nhơn là doanh nhân nổi bật trong nửa đầu 2017. Khi đó, ông Nhơn lọt top 5 giàu nhất trên TTCK và có lúc được xem là tỷ phú USD thứ 3 tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và ông Trịnh Văn Quyết.
Cổ phiếu NVL của Novaland đóng cửa năm 2017 ở mức 65.100 đồng/cp. Với gần 146 triệu cổ phiếu NVL, ông Nhơn có tài sản gần nửa tỷ USD. Nếu tính cả gia đình, nhà ông Nhơn nắm giữ tổng tài sản hơn 1 tỷ USD.
Cổ phiếu NVL của Novaland đóng cửa năm 2017 ở mức 65.100 đồng/cp. Với gần 146 triệu cổ phiếu NVL, ông Nhơn có tài sản gần nửa tỷ USD. Nếu tính cả gia đình, nhà ông Nhơn nắm giữ tổng tài sản hơn 1 tỷ USD.
Bà Phạm Thúy Hằng là em vợ ông Phạm Nhật Vượng, hiện nắm giữ gần 83,4 triệu cổ phiếu VIC, trị giá gần 6,5 ngàn tỷ đồng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh cùng với sự phát triển bùng nổ đã giúp Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài trở thành 1 đế chế trên thị trường. Cổ phiếu MWG liên tục chinh phục đỉnh cao mới nhờ lực mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhóm Dragon Capital.
Trong nhiều năm nay, bà Vũ Thị Hiền nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đây là người phụ nữ “giàu có và bí ẩn” nhất sàn chứng khoán, vì ngoài việc là vợ ông Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG), không có thêm bất cứ một thông tin nào về bà Hiền. Năm 2016, bà Hiền xếp ở vị trí thứ 8.
Năm 2017 là một năm khới sắc của mã chứng khoán HPG. Cổ phiếu này tăng gần gấp đôi và đóng cửa năm ở mức 46.850 đồng/cp.
Năm 2017 là một năm khới sắc của mã chứng khoán HPG. Cổ phiếu này tăng gần gấp đôi và đóng cửa năm ở mức 46.850 đồng/cp.
MẠNH HÀ