menu

vietnamnet

Chỉ sau hơn 4 tháng mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã hồi sinh mạnh mẽ. Lượng khách nội địa tăng kỷ lục, lượng khách quốc tế có dấu hiệu tăng ấn tượng. Đà Nẵng, Sa Pa, Thanh Hóa… trở thành điểm sáng đánh thức nền công nghiệp không khói Việt Nam.

title-1.png

Tràn vào Việt Nam từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 như một cơn địa chấn chưa từng có, ngay lập tức khiến ngành du lịch rơi vào cảnh lao đao khi tất cả các chỉ số từ doanh thu, lượng khách, thời gian lưu trú đều sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ có số lượng doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động liên tục tăng theo cấp số nhân.


Trong bối cảnh nền công nghiệp xanh rơi vào cảnh “ngủ đông” suốt 2 năm Covid-19, quyết định mở cửa trở lại hoàn toàn ngay khi dịch được khống chế đã “cởi trói” cho du lịch Việt. Những tín hiệu khả quan liên tiếp được xác lập. Ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng du khách tăng mạnh ở tất cả các điểm đến trên cả nước. Chỉ trong 4 ngày, đã có khoảng 5 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó có khoảng 2 triệu lượt khách lưu trú. Tổng doanh thu cả nước ước đạt 22.000 tỷ đồng, theo thống kê của Tổng cục Du lịch.

images-1.png

Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch nội địa bùng nổ với thành tích ngoạn mục: 60,8 triệu lượt khách, đạt và vượt xa mục tiêu đề ra cho cả năm 2022, thậm chí còn tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng trưởng ấn tượng với 602.000 lượt khách, tăng 582,2% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đăng ký hoạt động tăng gấp gần 15 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dữ liệu từ Google cũng cho thấy Việt Nam liên tục nằm trong top điểm đến dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng lượng tìm kiếm thông tin du lịch (tăng từ 50% đến 75%).


Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Nguyện - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Sun World cho biết, đến thời điểm hiện tại các điểm đến Sun World trên cả nước đã bắt đầu đón được những lượng khách lớn vào tất cả các ngày, chứ không chỉ là ngày lễ hay cuối tuần như trước đây.

images-2.png

Cũng theo bà Nguyện, ghi nhận số liệu khách trong tháng 6 cho thấy, những điểm đến thu hút đông khách nhất là: Sun World Ha Long (Hạ Long, Quảng Ninh); Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng); Sun World Ba Den Mountain (Tây Ninh); Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai); Sun World Phu Quoc (Phú Quốc)….


Sự khởi sắc của các khu du lịch trọng điểm đã tạo đà cho sự hồi phục và tăng trưởng du lịch của các địa phương. Cụ thể, tại Sa Pa, ngành công nghiệp xanh cũng khởi sắc hơn bao giờ hết sau 2 năm gần như tê liệt vì dịch bệnh. 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách ước đạt gần 973.000 lượt, tăng 176,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 9.500 lượt, khách nội địa 963.420 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt gần 2.546 tỷ đồng.

images-3.png

Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng đạt những mốc son mới về du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022. Tổng số khách lưu trú ước đạt 1,3 triệu lượt người tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó khách quốc tế 58 nghìn lượt, bằng 69,4% cùng kỳ; khách trong nước 1.272 nghìn lượt tăng 39,6% so với cùng kỳ.


Một “thủ phủ” du lịch khác cũng ghi nhận những con số hồi sinh ấn tượng là Quảng Ninh. 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 5 triệu lượt, tăng 107% so với kịch bản tăng trưởng; doanh thu du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 122% so với kịch bản.


“Đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy du lịch đã và đang dần trở lại trạng thái khôi phục hoàn toàn sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Chúng tôi kỳ vọng các điểm đến của Sun World nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung sẽ đạt mốc tăng trưởng ấn tượng như năm 2019 vào thời điểm cuối năm 2023”, bà Nguyện nhấn mạnh.

title-2.png

Có nhiều nguyên nhân tạo nên sức bật mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam sau giai đoạn đóng băng và chịu những tổn thương nặng nề bởi dịch bệnh. Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng của Chính phủ, thì vai trò chủ động, linh hoạt ứng phó của các địa phương rất quan trọng trong việc nỗ lực đưa du lịch phục hồi. Điểm sáng quan trọng có lẽ là sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa Chính phủ và các địa phương với khối doanh nghiệp tư nhân để làm mới diện mạo cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau dịch.

images-4.png

Nhận xét về nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc trong một thập kỷ qua cũng như hành trình hồi phục thần kỳ của ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập Giải thưởng World Travel Awards Graham Cooke bày tỏ: “Nếu xác định một yếu tố đằng sau sự thành công của du lịch Việt Nam sau một thập kỷ qua, thì đó là cách mà chính phủ Việt Nam đã hợp tác với khu vực tư nhân để tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc”


Thật vậy, vai trò dẫn dắt, định hướng của khối kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp, tập đoàn là trụ cột được thể hiện rất rõ, trước tiên trong cách biến nguy thành cơ từ ngay trong lòng đại dịch, mà ví dụ điển hình là Sun Group.

images-5.png

Trong khi hàng nghìn doanh nghiệp lao đao, buộc phải dừng hoạt động hoặc giải thể, Sun Group đã xác định 2 năm Covid-19 là khoảng thời gian quý giá, thời điểm vàng để nén chặt và tạo sức bật cho “chiếc lò xo du lịch”. Âm thầm triển khai một loạt các dự án lớn, ngay khi “lệnh mở cửa bầu trời” được phát ra, Sun Group đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm mới tại nhiều địa phương trên cả nước như Lào Cai, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc. Vốn đã có hấp lực từ trước, chuỗi sản phẩm mới đẳng cấp lại làm giàu thêm trải nghiệm của khách hàng, đón đầu đúng nhu cầu “khát đi” sau đại dịch.


Tại Quảng Ninh, ngay trong năm 2020, giai đoạn dịch vẫn còn căng thẳng, một khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng chuẩn Nhật Yoko Onsen Quang Hanh đã được ra đời và nhanh chóng trở thành “thỏi nam châm” hút khách cho đất mỏ.


Ở Đà Nẵng, Khu du lịch Sun World Ba Na Hills đã tạo dấu ấn với hàng loạt sản phẩm mới, trong có có Thác Thần Mặt trời - quần thể hơn 40 bức tượng vàng với chủ đề huyền thoại Hy Lạp do gia tộc điêu khắc lừng danh thế giới Frilli kiến tạo. Bên cạnh đó còn phải kể đến Lâu đài Mặt trăng và show diễn Trận chiến ở Vương quốc Mặt trăng - một dự án mới với tham vọng biến Bà Nà thành một Disney Land mang thương hiệu riêng Việt Nam. Tới đây khu du lịch sẽ có thêm rất nhiều sản phẩm đẳng cấp, quy mô khác như: Show trình diễn Bông hồng vàng, Show trình diễn Núi Lửa, Hầm rượu với quy trình sản xuất rượu vang đạt chuẩn quốc tế…

images-6.png

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vai trò dẫn dắt của các tập đoàn lớn ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Phân tích sâu hơn về vấn đề này, vị chuyên gia lấy dẫn chứng Đà Nẵng như một “hình mẫu phát triển du lịch” với vai trò nòng cốt là sự dẫn dắt của các tập đoàn lớn.

images-7.png

Săn đại bàng, đón những cánh chim đầu đàn về làm tổ để dẫn dắt, định hướng nền kinh tế cũng là chủ trương phát triển của nhiều địa phương. Khi Quảng Ninh bắt đầu phát triển, Sun Group đã đến làm mới Hạ Long, không những thế mà còn mở thêm Sân bay Vân Đồn - sân bay tư nhân đầu tiên và đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Phú Quốc cũng đang bước vào thời kỳ vàng son khi trái ngọt đầu tư tại đảo ngọc của Sun Group đã dần chín muồi sau 5 năm khai mở, và những dự định đầu tư mới vẫn đang được lên kế hoạch tiếp tục, để đưa Phú Quốc xứng danh đảo thiên đường.


Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp “cạn kiệt” vì dịch bệnh, vai trò dẫn dắt và định hướng của “đại bàng” càng trở nên rõ rệt hơn. Với tiềm lực tài chính bền vững, định hướng và tầm nhìn dài hạn và sự chủ động kiến tạo xu hướng du lịch mới mẻ, chính những tập đoàn kinh tế lớn như Sun Group đã và đang là đòn bẩy quan trọng cho ngành du lịch sau “cơn bão”. Những dấu hiệu thức tỉnh ngoạn mục của những Sun World tại Sa Pa, Đà Nẵng, Quảng Ninh hay Phú Quốc… được ví như những ngọn pháo sáng, mở đầu cho giai đoạn phục hồi và bứt phá của nền công nghiệp không khói tại Việt Nam.