Vì sao đang là doanh nhân chị lại quyết định rẽ sang chính trị, cụ thể là ứng cử và trở thành đại biểu HĐND TP Hà Nội?
Thực tế là tôi chưa bao giờ xác định rành mạch mình phải là một doanh nhân, một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội hay là bất kỳ danh vị gì. Tôi chỉ quan tâm mình nên/cần làm gì. Tất cả những việc tôi làm từ trước đến nay dù ở cương vị nào cũng là nhằm phát triển tốt nhất tiềm năng ở mỗi con người, để cùng đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, trong đó có cá nhân và gia đình mình.
Là đại biểu của HĐND TP Hà Nội, chị trăn trở điều gì nhất?
Là đại biểu của HĐND TP Hà Nội, chị trăn trở điều gì nhất?
Là một người mẹ, đồng thời là một đại biểu HĐND TP Hà Nội, một trong những cam kết của tôi với cộng đồng là giúp các bạn trẻ xây dựng lối sống lành mạnh, phát huy được tốt nhất bản thân. Sau này khi bước vào cuộc sống, họ sẽ là những người lao động có chất lượng, hay nói đúng hơn là có một cuộc sống chất lượng. Đó là điều tôi quan tâm nhất, dù nhìn từ góc độ nào.
Là một người mẹ, đồng thời là một đại biểu HĐND TP Hà Nội, một trong những cam kết của tôi với cộng đồng là giúp các bạn trẻ xây dựng lối sống lành mạnh, phát huy được tốt nhất bản thân. Sau này khi bước vào cuộc sống, họ sẽ là những người lao động có chất lượng, hay nói đúng hơn là có một cuộc sống chất lượng. Đó là điều tôi quan tâm nhất, dù nhìn từ góc độ nào. Trong cuộc sống đô thị, trước những vấn đề đang diễn ra trong xã hội, tôi và chính các bạn đều trăn trở là làm sao chúng ta phải trở thành những con người mà con cháu có thể học hỏi, nhìn vào như một tấm gương, thay vì chỉ đứng nhìn tụi trẻ loay hoay tự định hướng cuộc đời.
Trong cuộc sống đô thị, trước những vấn đề đang diễn ra trong xã hội, tôi và chính các bạn đều trăn trở là làm sao chúng ta phải trở thành những con người mà con cháu có thể học hỏi, nhìn vào như một tấm gương, thay vì chỉ đứng nhìn tụi trẻ loay hoay tự định hướng cuộc đời.
Có nhiều lời phàn nàn về đời sống đô thị hiện nay: sinh hoạt luộm thuộm ở các chung cư, chiếm đoạt không gian công cộng, vứt rác bừa bãi, quan hệ giữa con người với nhau thiếu thân thiện… Liệu có nguyên nhân chung then chốt nào giữa những vấn đề đó và làm thế nào tháo gỡ?
Có nhiều lời phàn nàn về đời sống đô thị hiện nay: sinh hoạt luộm thuộm ở các chung cư, chiếm đoạt không gian công cộng, vứt rác bừa bãi, quan hệ giữa con người với nhau thiếu thân thiện… Liệu có nguyên nhân chung then chốt nào giữa những vấn đề đó và làm thế nào tháo gỡ?
Đây là một câu chuyện dài, không thể ngay lập tức tìm được giải pháp. Một thực tế không thể phủ nhận là chúng ta đang bước vào một giai đoạn có cơ sở vật chất hiện đại và tốt hơn, nâng cấp rõ rệt chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên khi xã hội phát triển thì tất yếu là sự đa dạng hoá được đẩy lên cao hơn. Nền tảng văn hoá học vấn, điều kiện sống và mục tiêu của mỗi người khác nhau. Chúng ta không thể đòi hỏi mọi người sống như mình, mà cần chấp nhận sự khác biệt, cố gắng tối ưu hoá và nhìn thấy vẻ đẹp trong sự khác biệt đó, cùng đối thoại để nhìn ra giải pháp chung. Chẳng hạn, chúng ta không thể nói theo cách: anh/chị không được phép nuôi chó mèo trong khu chung cư, mà nên cùng ngồi lại tìm hiểu những nhu cầu khác biệt và tìm ra giải pháp chung. Có thể đó là một ý tưởng xa xỉ trong cuộc sống gấp gáp này, nhưng cũng là giá trị sống quan trọng ta cần theo đuổi. Khi đối thoại, lắng nghe, thấu hiểu ta sẽ nhìn ra những điểm cần điều chỉnh, từ đó xây dựng cộng đồng với lối sống đẹp.
Trong những vấn đề tồn tại của thành phố, Luật thủ đô có giúp ích gì không?
Ba năm thực hiện Luật thủ đô giúp Hà Nội phát huy tiềm năng và những thế mạnh đặc thù. Thành phố đã từng bước triển khai các giải pháp giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đô thị, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng các trường học, bệnh viện công thông qua việc triển khai tự chủ tài chính - quản trị - điều hành, thực hiện các chính sách phát triển nhân tài…
Nếu quan sát chị sẽ thấy đời sống Thủ đô năm qua có rất nhiều thay đổi ấn tượng. Từ việc xây dựng thêm các cơ sở y tế, giáo dục chất lượng cao cho đến việc trồng hàng ngàn cây xanh, xây dựng thêm nhiều công viên, mở ra các khu sinh hoạt cộng đồng như phố đi bộ, phố sách, làm sống động hơn các nhà văn hoá khu dân cư… Chính quyền đã chủ động hơn trong tương tác và đối thoại với người dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân qua rất nhiều kênh khác nhau. Bản thân tôi khi tham gia tiếp xúc cử tri và tiếp dân cũng học hỏi và lắng nghe được nhiều tâm sự, kỳ vọng.
Nếu quan sát chị sẽ thấy đời sống Thủ đô năm qua có rất nhiều thay đổi ấn tượng. Từ việc xây dựng thêm các cơ sở y tế, giáo dục chất lượng cao cho đến việc trồng hàng ngàn cây xanh, xây dựng thêm nhiều công viên, mở ra các khu sinh hoạt cộng đồng như phố đi bộ, phố sách, làm sống động hơn các nhà văn hoá khu dân cư… Chính quyền đã chủ động hơn trong tương tác và đối thoại với người dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân qua rất nhiều kênh khác nhau. Bản thân tôi khi tham gia tiếp xúc cử tri và tiếp dân cũng học hỏi và lắng nghe được nhiều tâm sự, kỳ vọng.
Ngược lại, bản thân cộng đồng dân cư cũng đã chủ động chia sẻ, chủ động thay đổi cuộc sống cộng đồng, như các hoạt động trồng cây tại khu dân cư, làm sạch và cải tạo các khu tập trung rác thải trước đây thành những vườn hoa mới, chủ động lập thư viện cộng đồng phát triển văn hoá đọc, chủ động mở ra các khu vui chơi cho trẻ em…
Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đời sống con người, đương nhiên nhận được nhiều sự quan tâm (cũng như than phiền) nhất. Cá nhân chị và Thành phố đang có những nỗ lực nào để cải thiện tình hình?
Một năm làm đại biểu giúp tôi mở rộng góc nhìn và học hỏi được rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Công việc ở TalentPool cũng cho phép tôi được đi nhiều, học nhiều từ những quốc gia phát triển hoặc có những mô hình tốt trong quản lý giáo dục, y tế. Vừa rồi tôi có sang Kerala (Ấn Độ), nơi nổi tiếng với mô hình y tế cộng đồng nhằm thực thi chính sách Good Health at low cost (Sức khoẻ tốt, chi phí thấp). Tôi có trò chuyện với nhiều quan chức trong lĩnh vực y tế để cố gắng lý giải sao họ có thể duy trì mô hình này. Câu trả lời thật thú vị rằng “Chúng tôi không có một người anh hùng lớn như chủ tịch Hồ Chí Minh của các bạn, nhưng chúng tôi có hàng triệu phiên bản mini của người anh hùng”. Trong hệ thống y tế các khu dân cư của họ, mỗi bác sỹ quản lý chăm sóc sức khoẻ 3.000 – 5.000 dân, và để hỗ trợ cho bác sỹ thì mỗi 1.000 dân lại có một cán bộ phụ nữ, người nắm chắc tình hình sức khoẻ, kinh tế của từng gia đình. Từ việc nắm bắt rất sát như vậy, công tác phòng chống và điều trị ban đầu được thực thi rất tốt, mọi người rất tin tưởng và vui vẻ điều trị tại các trạm xá y tế gần nhất, do đó, giảm tải rất nhiều sức ép cho các bệnh viện lớn.
Đó là mô hình Việt Nam đã có nhưng chưa hiệu quả. Trên thực tế, rất nhiều người dân chưa từng đến đến trạm xá phường xã khám chữa bệnh. Một phần vì khoảng cách từ trạm xá đến bệnh viện lớn không quá chênh lệch nên họ luôn chọn đến bệnh viện. Từ đây dẫn đến vấn đề quá tải ở các bệnh viện. Trong khi nhân viên ở các tuyến trạm xá không được thực hành nhiều, dẫn đến ý thức cũng như áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ giảm, tay nghề không được rèn luyện, không thu hút được bác sỹ tốt do tần suất sử dụng thấp.
Tương tự, trường học cũng vậy. Người dân luôn có những lựa chọn mà họ nghĩ là tốt nhất. Nhưng tôi luôn cho rằng lựa chọn tốt nhất chính là cộng đồng xung quanh mình, và tham gia xây dựng/đấu tranh để chất lượng giáo dục tốt lên. Con em được chăm tốt hơn, thay vì tranh đua vào những chỗ mà họ cho là tốt. Bản chất những câu chuyện đó là làm cộng đồng tốt lên chứ không phải từ những quy định hành chính. Điều không kém phần quan trọng là không gian sinh hoạt chung để cộng đồng đối thoại. Đó chính là hệ thống trường trạm, nhà văn hoá đã được bố trí đến cấp cơ sở, tuy chưa hiện đại nhưng đầy đủ. Sở dĩ hệ thống này chưa hiệu quả là vì người dân luôn tìm kiếm điều gì đó tốt hơn ở nơi khác, hoặc trông chờ ai đó, một quyết định hành chính nào đó sẽ cải thiện môi trường sống cho mình, thay vì chủ động vun đắp những thứ thuộc về mình, ngay cạnh mình.
Tương tự, trường học cũng vậy. Người dân luôn có những lựa chọn mà họ nghĩ là tốt nhất. Nhưng tôi luôn cho rằng lựa chọn tốt nhất chính là cộng đồng xung quanh mình, và tham gia xây dựng/đấu tranh để chất lượng giáo dục tốt lên. Con em được chăm tốt hơn, thay vì tranh đua vào những chỗ mà họ cho là tốt. Bản chất những câu chuyện đó là làm cộng đồng tốt lên chứ không phải từ những quy định hành chính. Điều không kém phần quan trọng là không gian sinh hoạt chung để cộng đồng đối thoại. Đó chính là hệ thống trường trạm, nhà văn hoá đã được bố trí đến cấp cơ sở, tuy chưa hiện đại nhưng đầy đủ. Sở dĩ hệ thống này chưa hiệu quả là vì người dân luôn tìm kiếm điều gì đó tốt hơn ở nơi khác, hoặc trông chờ ai đó, một quyết định hành chính nào đó sẽ cải thiện môi trường sống cho mình, thay vì chủ động vun đắp những thứ thuộc về mình, ngay cạnh mình.
Không có đất nước nào, nơi nào người dân không than phiền về chính quyền. Bởi cuộc sống có được cải thiện đến đâu cũng không thể bắt kịp được kỳ vọng của người dân, và không thể phủ khắp các ngõ ngách được. May mắn được đi nhiều, tôi quan sát thấy nơi nào người dân chăm chút cho cộng đồng mình sống, nơi đó rất phát triển. Tôi luôn tin rằng cách tốt nhất để người dân đóng góp cho đất nước là thời gian, trí tuệ của họ và chính quyền phải tạo điều kiện để họ chủ động chung tay đóng góp, được ghi nhận đúng mức, được khuyến khích và phối hợp. Cái này gọi là “vốn xã hội”, quý hơn vốn tài chính rất nhiều. Và đây cũng là tâm huyết của tôi - phát huy tốt nhất tiềm năng vốn xã hội trong cộng đồng nhân dân thủ đô.
Chị có thể cho một ví dụ cụ thể?
Lấy ví dụ, chị (nhà báo Hoàng Hường ) được biết đến là người gây ảnh hưởng trên báo chí và mạng xã hội, chị có nhiều ý kiến phản biện thú vị, những lời khuyên hữu ích cho thế hệ trẻ thay đổi lối sống. Nhưng tôi không chắc những người hàng xóm có tìm đến chị khi gặp khó khăn, hay họ chỉ lặng lẽ follow chị trên Facebook? Và chị có gắn kết, có hiểu khó khăn của họ, đặc biệt là những vấn đề mà chị có thể hỗ trợ không? Đó chính là những điều chúng ta nên điều chỉnh - quan tâm đến những người sống cạnh mình về những điều trong phạm vi nhỏ rất thiết thực và khả thi, đôi khi chỉ là đưa ra lời khuyên về chọn trường lớp, chia sẻ những vấn đề sức khoẻ, lắng nghe một tổn thương tâm lý… Cứ một người lo cho một người bên cạnh, dần dần tinh thần đó sẽ lan toả.
Theo chị, đâu là những vấn đề mà một đô thị như Hà Nội phải đối mặt và Thành phố cũng như người dân cần nỗ lực những gì để giải quyết?
Vấn đề lớn nhất của Hà Nội là mật độ dân cư trong khu vực trung tâm, mật độ giao thông lớn và không ngừng gia tăng. Hà Nội càng cải thiện được chất lượng cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế, thì càng có nhiều người muốn đến đây sinh sống và học tập. Do đó thành phố đang triển khai phát triển các khu đô thị vệ tinh để giảm tải cho khu vực trung tâm. Vấn đề thứ hai của Hà Nội là chúng ta đang tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, một giai đoạn không thể bỏ qua của các thành phố phát triển trong một nền kinh tế năng động. Cái giá phải trả là chất lượng không khí và văn minh đô thị sẽ bị ảnh hưởng. Tôi hy vọng giai đoạn này sẽ có thể kết thúc sớm, mà để được như vậy, lại cần tập trung nguồn lực tài chính rất lớn tại cùng một thời điểm mới có thể thúc đẩy tiến độ và cần có một quy hoạch có tầm nhìn, bền vững hơn để có thể chọn một hướng đi khác.
Vấn đề thứ ba là không thể phủ nhận rằng năng lực quản lý, triển khai của thành phố cần được cải thiện, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của đội ngũ công chức nhà nước cần được cụ thể hơn, cơ chế đãi ngộ, thưởng phạt cần minh bạch, công minh để thúc đẩy hiệu quả công việc. Về phía người dân, tôi ghi nhận rất nhiều tín hiệu tích cực và vẫn một lần nữa, nếu có thể, kêu gọi mọi người chủ động và trách nhiệm với cộng đồng và khu dân cư mình đang sống, để từ đó tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ cho thành phố và cả quốc gia. Thay vì ngồi gõ phím bình luận chuyện thế giới như đang làm thì chúng ta có thể xắn tay áo rủ hàng xóm cùng dọn con ngõ nhỏ. Xa hơn nữa là chúng ta có thể chủ động phản biện, đóng góp ý kiến, cùng làm hoặc giám sát triển khai nhằm giúp tổ dân phố, chính quyền thôn, xóm, xã, phường, quận mình đang sống có được những sáng kiến thay đổi chất lượng đời sống. HĐND thành phố cũng đang nỗ lực thực hiện các chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp phường, quận, nhưng không có cơ chế giám sát nào tốt bằng sự chủ động và đồng hành từ cộng đồng dân cư. Giám sát không phải để chỉ ra những lỗi lầm hay than phiền và chê trách, mà quan trọng hơn là nhìn ra những khó khăn trong triển khai, hiểu và chung tay cùng làm, cùng tiến bộ.