menu

vietnamnet

ột nền kinh tế xanh đang có hình hài ngày càng rõ nét, với sự trợ lực của các doanh nghiệp tiên phong kiến tạo nên công trình xanh xứng tầm thế giới ngay tại Việt Nam.

Nồng độ CO2 trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong lịch sử và ngày càng gia tăng. Dự báo, đến năm 2100, những cơn siêu bão như Sandy xảy ra ở Mỹ sẽ lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể lên tới 17 lần. Khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland cũng sẽ bắt đầu rạn nứt. Đây là ví dụ được dẫn ra tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc (COP24) được tổ chức vào năm 2018 đủ cho thấy môi trường toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng như thế nào.


3 năm sau, mọi thứ có vẻ đang dần tốt lên với sự chung tay của các quốc gia. Tại COP26 vừa diễn ra ở Anh, lần đầu tiên, cả 3 nền kinh tế phát thải nhiều nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ “đồng tâm nhất trí” cứu vãn tình hình. 200 quốc gia đã nhất trí mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thực tế, “cuộc đua xanh” giữa các quốc gia hướng tới nền kinh tế sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đã vào giai đoạn tăng tốc. Nhật Bản, Hàn Quốc đang là các quốc gia dẫn đầu khu vực, và Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Từ năm 2012, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được ban hành, đặt kỳ vọng tới năm 2020, 45% GDP sẽ là sản phẩm của các ngành công nghệ cao, công nghệ xanh. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%.

Tháng 10/2021 Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục ký ban hành chiến lược tăng trưởng xanh cho giai đoạn mới. Theo đó, thịnh vượng về kinh tế sẽ phải hài hòa với bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Giải pháp thực hiện là đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, năng lượng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ.


“Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển” - Thủ tướng nhấn mạnh tại COP26. Đây sẽ là cú hích để kinh tế Việt Nam sớm hòa nhập vào xu thế bền vững của thế giới.

Theo các chuyên gia, trong chiến lược tăng trưởng xanh, doanh nghiệp bất động sản - xây dựng cần phải dẫn đầu lộ trình chuyển đổi để giảm hiệu ứng nhà kính. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore đang đi đầu với số lượng các công trình đạt chứng nhận xanh lên tới 4.000 - 5.000 tòa. Tổng diện tích của các tòa nhà này khoảng hơn 94 triệu m2, chiếm khoảng một phần ba tổng diện tích mặt sàn, theo Bộ Xây dựng Singapore.


Nếu nhìn rộng ra thế giới, các nước phát triển đã khởi động các công trình xanh từ thập niên 1990 và tiến một bước dài trong thời gian qua. Mỹ hiện nay có khoảng 100.000 công trình đạt tiêu chuẩn xanh theo chứng chỉ LEED.

Tại Việt Nam, tới giữa năm 2021, mới chỉ có 174 tòa nhà được công nhận đạt chuẩn công trình xanh theo nhiều bộ tiêu chuẩn, ở các cấp độ khác nhau. Số lượng công trình được cấp các loại chứng chỉ, chứng nhận hàng năm chỉ từ 20 - 40 công trình. Con số quá thấp nếu so sánh với Singapore, và mới chỉ bằng một nửa nếu so với Thái Lan, Malaysia.


Dẫu vậy, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tin tưởng, sự bứt phá đã bắt đầu.


“Việt Nam có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các công trình xanh với lợi thế đa dạng nguồn vật liệu thân thiện với môi trường. Trong khi đó, công nghệ xây dựng đã phát triển không thua kém gì các quốc gia tiên tiến nhất thế giới. Thứ ba, doanh nghiệp muốn bán được hàng mà lại bán giá cao thì không còn cách nào khác là phải áp dụng các tiêu chuẩn xanh, ứng dụng công nghệ, smarthome…”, ông Đính nói.

Còn theo góc nhìn của ông Đỗ Hữu Nhật Quang, Đồng sáng lập Công ty Tư vấn Công trình xanh GreenViet, thời điểm này, câu chuyện phát triển các dự án xanh đã thực sự nóng lên khi các cơ quan quản lý đã “sốt sắng” hơn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn, trong đó có tập đoàn Vingroup đã chủ động nhập cuộc.


“Khi có doanh nghiệp đầu tiên quyết tâm làm, các doanh nghiệp khác sẽ đều nhìn vào để thấy nếu mình đứng ngoài thì cũng nghĩa là sẽ bị đi sau”, ông Quang nói. Cũng theo ông Quang, trong tương lai, nhu cầu về các sản phẩm bất động sản xanh sẽ ngày càng lớn. 64% khách hàng ở khu cực sẵn sàng châu Á - Thái Bình Dương sẵn sàng trả thêm tiền để được sở hữu các sản phẩm khác biệt, theo nghiên cứu của Nielsen.

Sau hàng loạt các dự án bất động sản đình đám gây sốt trên thị trường, thời điểm này, Vinhomes - một thành viên của tập đoàn Vingroup - lại đang là tâm điểm chú ý khi tòa tháp TechnoPark Tower thuộc đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) đã được trao bằng chứng nhận LEED Platinum phiên bản v4 của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ. Đây là cấp độ cao nhất của hệ thống tiêu chuẩn xanh toàn diện nhất thế giới.


LEED Platinum phiên bản v4 là cấp độ khó đạt nhất từ trước đến nay của LEED, với 9 tiêu chí khắt khe về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu, có một vị trí bền vững.


Mặc dù có nhiều cấp độ chứng nhận khác nhau nhưng để đạt cấp độ cao nhất là Platinum, dự án phải đáp ứng toàn b cáộá yêu cầu bắt buộc tối thiểu, đồng thời có điểm số từ 80 trở lên. TechnoPark Tower đã đạt cả 9 tiêu chí, trong đó, nhiều tiêu chí giành điểm tuyệt đối.


Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, TechnoPark Tower đang góp phần bảo vệ hành tinh xanh, với việc tiết kiệm đến 17,4% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm. Hiệu quả này có được là nhờ các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả như: Mặt ngoài tòa nhà phủ kính cách nhiệt Low-E giúp giảm thiểu hiệu ứng truyền nhiệt theo cả 2 chiều từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài; hệ thống thông gió hầm đỗ xe và các mái xanh giúp giảm hệ số truyền nhiệt…


Ngoài ra, hệ thống tấm quang năng cũng được lắp đặt trên mặt hồ ngay cạnh TechnoPark Tower để tạo ra nguồn năng lượng tái tạo cho tòa tháp. Môi trường bên trong tòa tháp biểu tượng cũng ngập màu xanh, khi không gian dành cho các loại cây chiếm tới 25% diện tích tòa nhà.


Đặc biệt, một trong 3 giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của TechnoPark Tower chính là tính năng thông minh mà theo đánh giá là có thể sánh ngang với các công trình thông minh Top 10 thế giới như The Edge (Hà Lan) hay Apple Park California, Salesforce Tower (Mỹ)... Tòa tháp được kỳ vọng sẽ trở thành một “Silicon Valley thu nhỏ” của Việt Nam, thu hút doanh nghiệp toàn cầu tới làm việc.

Ông Đỗ Hữu Nhật Quang đánh giá đây là sự kiện mang nhiều tầng ý nghĩa. “Việc TechnoPark Tower nhận chứng chỉ LEED ở cấp độ cao nhất, thêm một lần khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo thêm lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Nhưng quan trọng hơn là hiệu ứng lan tỏa mà nó mang lại. Các doanh nghiệp sẽ đều nhìn vào đấy để thấy rằng nếu mình đứng ngoài thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Thị trường sẽ chuyển động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn theo hướng bền vững”, ông Quang cho hay.


Đáng nói, TechnoPark Tower mà Vinhomes kiến tạo chỉ là một trong những sản phẩm mà Vingroup đã tâm huyết triển khai nhằm thực hiện sứ mệnh “Vì một Việt Nam xanh”. Những bước đi gần đây của tập đoàn này đều cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mảng năng lượng xanh khi sản xuất và mang xe điện VinFast tới thị trường Mỹ dự triển lãm Los Angeles AutoShow 2021, CES 2022 cùng với công bố chiến lược trở thành hãng xe thuần điện vào cuối 2022; vận hành tuyến xe buýt điện VinBus phục vụ cộng đồng tại các đô thị lớn…