uần Việt Nam trò chuyện với chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), một bạn trẻ đã khởi xướng một dự án hỗ trợ những gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai và biến đổi khí hậu.
uần Việt Nam trò chuyện với chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), một
bạn trẻ đã khởi xướng một dự án hỗ trợ những gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, thiên tai và biến đổi khí hậu.
Cơ duyên nào đưa đẩy bạn quan tâm tới những ngôi nhà bị sạt lở?
Lúc đầu, dự án Nhà Chống Lũ của chúng tôi chú trọng xây nhà ở những vùng lũ lụt, nhưng khi vào Miền Tây tôi thấy chủ yếu nhà bị cuốn trôi, bị hư hại, cuốn trôi vì nhiều lý do khác nhau: sạt lở, hạn hán, thuỷ triều lên, xâm thực mặn...giống như mấy chục căn nhà vừa bị cuốn trôi ở An Giang.
Năm ngoái tới Miền Tây đúng dịp vùng này bị hạn mặn nghiêm trọng, chúng tôi nhận thấy có 3 điểm cần làm ngay: 1, nhà an toàn; 2, sinh kế; 3, nước sạch.
Trở về, ngay lập tức chúng tôi đã phối hợp với các kiến trúc sư nghiên cứu phát triển mô hình nhà an toàn mới, đầu tiên để hỗ trợ khu tái định cư của người Kh’mer tại Cù Lao Dung, xã An Thạnh. Người dân ở đó hoặc đã bị cuốn trôi nhà ven sông; hoặc ở trong các khu tái định cư. Chất lượng nhà tái định cư vô cùng tệ, được đặt giữa khu đầm hoang, dột nát, khi thuỷ triều lên rất nguy hiểm.
Những người dân tái định cư này gặp nhiều khó khăn hơn những hộ dân chúng tôi hỗ trợ xây nhà ở miền Bắc và miền Trung. Bởi những hộ dân kia vẫn được giúp đỡ xây nhà trên mảnh đất tổ tiên, quê hương của họ, vẫn được sống trong cộng đồng làng xóm thân quen nên họ không bị gặp những vấn đề về thay đổi hay shock văn hoá. Nhưng những người dân tái định cư ngoài những khó khăn thông thường thì họ bị "nhổ" khỏi cộng đồng của mình, văn hoá của mình.
Những người dân tái định cư này gặp nhiều khó khăn hơn những hộ dân chúng tôi hỗ trợ xây nhà ở miền Bắc và miền Trung. Bởi những hộ dân kia vẫn được giúp đỡ xây nhà trên mảnh đất tổ tiên, quê hương của họ, vẫn được sống trong cộng đồng làng xóm thân quen nên họ không bị gặp những vấn đề về thay đổi hay shock văn hoá. Nhưng những người dân tái định cư ngoài những khó khăn thông thường thì họ bị "nhổ" khỏi cộng đồng của mình, văn hoá của mình.
Phát triển cộng đồng theo hướng hỗ trợ vật chất, đồng thời nâng cao đời sống tinh thần, nhân văn; liệu có tham lam và thách thức quá không?
Ngay từ đầu chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Chúng tôi huy động sức mạnh của cộng đồng và đóng góp nhiều nhất là 50% giá trị ngôi nhà, còn lại người dân phải đóng góp. Mục đích chính là để xây dựng cho người dân sự tự tin, tự chủ và tự tôn để họ có thể tự hào sống trong ngôi nhà của họ.
Cho đến nay, gần 400 căn nhà đã xây xong có 400 thiết kế hoàn toàn khác nhau được đo ni đóng giày theo nhu cầu sử dụng và ý thích của người dân. Hình thức không quá quan trọng. Người dân được tự quyết làm thế nào, nên họ trở nên tự tin và hạnh phúc.
Có lần, một người dân xưng hô “con chào bác” dù anh ta hơn tuổi tôi. Nhưng dần dà, sau khi ngôi nhà hoàn thành, anh ta gọi tôi “em Giang ơi, anh xây nhà xong rồi, anh sắp đón bố anh về ở chung” rất hào hứng vui vẻ. Tức là tâm trạng và tư thế người ta đã khác. Anh ta tự tin mạnh mẽ hơn.
Nhà cho người dân tái định cư còn cần hơn thế. Chúng tôi không chỉ cần giúp họ xây dựng những ngôi nhà an toàn, tiết kiệm, mà phải thân thiện với tập quán sống của họ. Người dân rất cần giao tiếp với đời sống xung quanh, kết nối cộng đồng.
Chúng tôi cũng đang làm những kênh thoát nước do quá trình xây dựng hầu như không có kênh dẫn nước thải gây trũng ngập bẩn thỉu đồng thời lên kế hoạch xây một sân bóng/hồ chứa nước: đào sâu một khoảng trống lõm xuống 80cm. Khi thuỷ triều lên nước sẽ dồn vào đấy để giải toả úng ngập; khi nước rút lại là sân bóng, cũng là nơi giao lưu hội họp của người dân, xây dựng đời sống cộng đồng.
Tôi thích câu chuyện “từ bác chuyển sang gọi em” bạn vừa kể. Nó thể hiện việc người dân đã xoá bỏ được sự mặc cảm e ngại của họ để tự tin bình đẳng hơn. Còn có kinh nghiệm gì trong việc thay đổi này mà bạn muốn chia sẻ?
Tiếng Anh có thành ngữ "put your feet into my shoes" tức là "hãy để chân vào giày tôi”. Chúng ta thử đặt mình vào vị trí của người dân thì mới có thể hiểu được suy nghĩ, hoàn cảnh và mong muốn của họ. Không thể đem ý chí chủ quan của mình áp đặt, cho dù là làm từ thiện.
Hồi năm cuối đại học, tôi từng làm quản lý một dự án của UNDP ở Miền Trung. Tôi thấy người nông dân suy nghĩ rất khác mình, và trong ý thức hệ và cách hỗ trợ của người làm chính sách lại khiến họ thêm thụ động và tự ti, thậm chí vô cùng ích kỷ.
Ví dụ chúng ta đến xây một ngôi nhà, người dân không muốn xây “chòi chống lũ” như cách nhiều chương trình phát triển đang làm. Bởi vì, nhà của họ là thứ họ quý nhất, gắn bó cả đời, nên họ không muốn một cái chòi chỉ để lúc có lũ thì chạy đến, trong khi ngôi nhà máu thịt của họ có thể tan nát. Hiện tại ta vẫn đang đổ rất nhiều tiền để xây những chòi chống lũ như thế, rất lãng phí, và không đúng nhu cầu của người sử dụng.
Với người dân Miền Bắc, ngôi nhà phải đẹp và bền vững kiểu “an cư lạc nghiệp”. Người Miền Tây thì có thể ngôi nhà không cần đẹp lắm, nhưng phải gắn với sông nước, họ thậm chí còn sống ở nhà nổi trên mặt sông. Trong khi các khu tái định cư ở miền Tây lại thường được xây rất xa các dòng sông.
Khi làm dự án, ta phải lắng nghe nguyện vọng của từng cộng đồng, thậm chí từng hộ gia đình; vừa khuyến khích họ phát huy nội lực, vừa phải đòi hỏi họ cam kết giúp đỡ cho những người tiếp theo.
Xây dựng đời sống tinh thần, nhân văn có phải là cách chị thuyết phục cộng đồng, đặc biệt là các nghệ sỹ, họa sỹ nổi tiếng tin tưởng & chung tay không?
Chúng ta hầu hết đều yêu cái đẹp, và điều kiện hiện nay cho phép nhiều hình thức truyền thông hiệu quả. Trên hết cả, cái đẹp và yếu tố nhân văn mang mọi người đến gần nhau hơn. Tôi không muốn dùng những hình ảnh khổ đau, khóc lóc, thương tâm để kêu gọi lòng trắc ẩn.
Trên thực tế, ngoài việc hỗ trợ nhà cho người nghèo, chúng tôi cũng đã làm được việc là khiến nhiều nhà đầu tư tiếp cận được những tác phẩm nghệ thuật giá trị, giúp nhiều nhà sưu tập có tác phẩm quý và nhiều hoạ sĩ bán được tranh. Thị trường nghệ thuật và tri thức, từ đó, cũng sôi động hơn.
Còn ý tưởng “khơi thông dòng chảy” đời sống cộng đồng hai bên sông thì sao?
Chúng tôi về Đồng bằng sông Cửu Long đúng dịp nơi đây đang hạn hán nghiêm trọng. Các dòng sông khô hạn, cá chết, cây cối khô héo. Tôi ngẫm nghĩ: nếu các dòng sông không được khơi thông, không chảy nữa, thì mọi việc sẽ ra sao?
Đất nước giống như một cơ thể, các dòng sông là mạch máu, nếu mạch máu bế tắc, cơ thể ấy sẽ chết dần. Tư tưởng cũng vậy, nếu không thông, cũng sẽ trì trệ, ách tắc.
Bản thân dòng sông chuyên chở trên mình nhiều sứ mệnh: sinh kế, văn hoá, sinh thái, tâm linh và cả an ninh quốc phòng… cho các cộng đồng khác nhau.
Có thể dòng sông vật chất đó đang chịu nhiều bế tắc, cản trở, thì những dòng sông trong tâm thức con người cần được thức tỉnh. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và cùng liên kết với nhau để tạo dựng cuộc sống chung tốt hơn.
Bản thân dòng sông chuyên chở trên mình nhiều sứ mệnh: sinh kế, văn hoá, sinh thái, tâm linh và cả an ninh quốc phòng… cho các cộng đồng khác nhau.
Có thể dòng sông vật chất đó đang chịu nhiều bế tắc, cản trở, thì những dòng sông trong tâm thức con người cần được thức tỉnh. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và cùng liên kết với nhau để tạo dựng cuộc sống chung tốt hơn.
Chị từng nói “chỉ người Việt Nam mới giúp được nhau, người ngoài thì không”. Vì sao vậy?
Khi tôi làm dự án của UNDP “Quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản”, tôi thấy vốn ngân sách nước ngoài gần như không phát huy được hiệu quả. Dù đội ngũ làm việc rất tâm huyết, nhưng chúng tôi đã vấp phải vô số vấn đề, từ rải ngân đến vốn đối ứng. Thậm chí hàng hoá về đến cảng rồi chúng tôi không lấy được, cán bộ nói “chưa được hụm nước nào” từ dự án. Chính chúng ta cản trở dòng vốn giúp mình.