Sự cộng hưởng của “3 nhà” gồm Bộ TT&TT, Tập đoàn Viettel và startup hứa hẹn tạo ra những sản phẩm phục vụ đúng công cuộc xây dựng xã hội số trong những lĩnh vực thiết thực nhất.
Ngày 10/6/2021, cuộc thi Viet Solutions lần thứ 2 chính thức được phát động. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đã chia sẻ về những điểm mới của cuộc thi năm nay.
Viet Solutions 2021 có nhiều điểm mới so với năm 2020 mà một trong số đó
là tìm kiếm cả những ý tưởng
cho sản phẩm/ứng dụng CNTT. Lý do của sự
thay đổi này là gì, thưa ông?
Năm trước Viet Solutions muốn tìm kiếm những giải pháp, sản phẩm cụ thể, thậm chí là những sản phẩm đã thành hình rồi. Nhưng sau khi cùng nhau sử dụng những sản phẩm đó, chúng tôi nhận thấy những sản phẩm do các DN nhỏ phát triển thường không được hoàn thiện lắm vì họ không đủ điều kiện để phát triển nó.
Trong khi đó, từ góc nhìn của Bộ TT&TT và Tập đoàn Viettel, ý tưởng sáng tạo đột phá là điều rất quan trọng. Khi có ý tưởng rồi, chúng ta có thể cùng nhau phát triển thành sản phẩm. Về phía Viettel, chúng tôi có nguồn lực nên sẽ giúp các DN nhỏ tạo ra sản phẩm chất lượng, hoàn chỉnh hơn.
Chính vì vậy, năm nay, bên cạnh các giải pháp/sản phẩm hoàn chỉnh, Viet Solutions tìm kiếm cả những ý tưởng từ các DN công nghệ, các startup. Nói chung, khi thực hiện xã hội hóa thì chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng hơn và ý tưởng cũng tốt hơn.
Tôi nhấn mạnh là khi có sự giúp đỡ của Viettel, với các nguồn lực lớn thì việc hỗ trợ từ khâu ý tưởng sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều việc các DN nhỏ tự tạo ra sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý là, các đơn vị dự thi có ý tưởng, nhưng ít nhất cũng đã phải có bản demo, hiện thực được ý tưởng của họ bằng những cái thực tiễn nhất định. Nói nôm na, ý tưởng là làm ô tô thì dù chưa thành ô tô nhưng phải có mô hình biết chạy như thế nào, có thể điều khiển thông minh ra sao. Phải có demo để chứng tỏ là ý tưởng đó có thể biến thành hiện thực, để những nhà đầu tư tin tưởng nó sẽ trở thành sản phẩm hữu dụng cho xã hội.
Một điểm mới nữa trong cuộc thi năm nay là có thêm lĩnh vực Quản lý DN. Vì sao vậy, thưa ông?
Chúng ta cũng biết là để xây dựng xã hội số, Chính phủ là đơn vị đề ra đường lối chính sách, hành lang pháp lý, nhưng vai trò của DN là quan trọng nhất. Muốn chuyển đổi số xã hội thì chắc chắn phải là DN. Mà chỉ có DN số mới tạo ra được xã hội số thôi. Chính vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến giải pháp số ứng dụng cho quản trị DN.
Chỉ khi nào các DN Việt Nam đều trở thành DN số thì mới hy vọng xây dựng được xã hội số Việt Nam. Không có chuyện xã hội số mà DN là DN cổ điển. Đó là lý do chúng tôi bổ sung lĩnh vực này cho cuộc thi.
Theo thông báo từ ban tổ chức, các bài toán cụ thể của Bộ TT&TT, cùng các Tổng công ty của Tập đoàn Viettel sẽ được đưa ra làm chủ đề cuộc thi. Ông có thể giải thích thêm về điều này?
Quan điểm của Bộ TT&TT là tập trung vào giải quyết nỗi đau của xã hội.
Theo suy nghĩ của chúng tôi, thực tế, Bộ TT&TT là đơn vị đưa ra chính sách, nghiên cứu vấn đề xã hội, tạo ra hành lang pháp lý. Còn Viettel là đơn vị kinh doanh, va chạm thực tế, phục vụ khách hàng rất nhiều nên sẽ hiểu xã hội đang cần cái gì.
Do đó, những người làm chính sách hoặc những người đã làm thực như Viettel sẽ nhận ra những điều cần thiết nhất, hiểu hơn xã hội đang cần cái gì. Vì thế cuộc thi đưa ra những bài toán cụ thể hơn năm trước như vậy.
Tất nhiên mỗi bài toán sẽ có nhiều lời giải. Quan trọng là sau cuộc thi, chúng ta tìm ra lời giải tối ưu nhất cho bài toán đó. Trong “rừng” ý tưởng thì có rất nhiều ý tưởng bay bổng, nhưng không thực tế lắm. Để hiệu quả hơn, thực tế hơn, chấm bài tốt hơn thì chúng tôi cần cụ thể hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Với những thay đổi như vậy, ông kỳ vọng gì vào Viet Solutions năm nay?
Theo số liệu của các năm trước thì thành phần dự thi ngày càng đa dạng và số lượng dự án tham gia càng ngày càng nhiều, năm sau cao hơn 60% so với năm trước. Chúng tôi đã tài trợ cho nhiều dự án, tạo ra được sản phẩm phục vụ cho xã hội. Có những sản phẩm rất hợp với cuộc chuyển đổi số ví dụ như Map4D áp dụng rất tốt cho lĩnh vực logistics, du lịch số, phục vụ cho từng cá nhân khi tra cứu bản đồ.
Dựa vào kết quả đó, tôi tin tưởng rằng năm nay, khi bài toán rõ hơn, phục vụ đúng mục tiêu cho công cuộc chuyển đổi số thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn.
Tiêu chí “tốt hơn” này thể hiện ở 2 việc: (1) Có nhiều dự án, thành phần tham gia hơn và (2) có nhiều ý tưởng biến thành sản phẩm tốt phục vụ cuộc sống hiệu quả hơn.
Cuộc thi phát động đúng vào thời điểm Việt Nam đang ở đỉnh dịch cao nhất của đợt dịch Covid thứ 4 từ năm 2020 đến nay. Bối cảnh này khiến cuộc thi gặp khó khăn gì?
Tôi nghĩ rằng, tiêu chí và cách thức của cuộc thi này cũng đã phổ biến, được nhiều người biết đến, đặc biệt là các startup công nghệ. Cho nên, việc phát động vào thời điểm này cũng không phải là điều lạ lẫm với các DN và giới khoa học.
Bên cạnh đó, trong dịch Covid-19, chúng ta đã thay đổi nhiều thói quen, nhiều hoạt động được chuyển sang online. Việc giới thiệu một cuộc thi và tổ chức cho một cộng đồng trên online không có gì khó khăn.
Quan trọng hơn, tôi cho rằng, chính việc phát động cuộc thi trong đại dịch có thể giúp tìm ra nhiều ý tưởng về sản phẩm số phục vụ tốt cho thực hiện mục tiêu kép - chống được Covid-19 nhưng vẫn phát triển được kinh tế.
Kinh nghiệm của Viettel trước đây luôn cho thấy rằng, trong khó khăn, những ý tưởng đột phá, những nỗ lực khó tin sẽ xuất hiện giúp chúng ta phát triển.
Xin ông cho biết, Viettel tìm kiếm điều gì ở các startup tham gia Viet Solution? Sự linh hoạt, thích ứng nhanh hay là ý tưởng đột phá?
Mong muốn lớn nhất của Viettel tại cuộc thi này là tìm thấy những ý tưởng đột phá, giải quyết đúng “nỗi đau” hiện nay của xã hội
Nhiều người cứ nghĩ là DN nhỏ mới nhanh nhẹn nhưng chúng tôi đã chứng minh, là DN to mà cũng nhanh nhẹn đấy chứ (cười). Như việc lắp đặt hàng nghìn camera chỉ trong 3 ngày, rồi triển khai giải pháp khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) cho hàng nghìn bệnh viện trên cả nước mà chỉ trong hơn 1 tháng… Với những đặc điểm riêng của người Viettel và nhờ nguồn lực mạnh hơn nên chúng tôi có ưu thể triển khai nhanh hơn.
Tuy nhiên, với ý tưởng đột phá thì khác. Có những DN, tổ chức lớn của thế giới như NASA (Mỹ) chẳng hạn, ở đó là nơi tập trung nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới. Thế nhưng, khi gặp vấn đề khó giải quyết, họ cũng tổ chức các cuộc thi trong xã hội và nhận được rất nhiều lời giải tốt hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với các nhà bác học đang ngồi ở đó.
Sau 1 năm tổ chức Viettel Advanced Solution Track và 1 năm Viet Solutions, thực tế sự hỗ trợ trong và sau cuộc thi của Viettel dành cho các startup tham gia như thế nào?
Trong những năm vừa rồi, con số thống kê là gần 600 dự án tham gia cuộc thi, chúng tôi chọn ra 5-10% để hợp tác. Sau cuộc thi, Viettel đã lựa chọn và hỗ trợ cho các dự án đó khoảng 20 tỷ.
Các dự án đạt giải năm ngoái như máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu của MiSmart, bản đồ số Map4D... nằm trong danh sách được hỗ trợ 20 tỷ đó. Chúng tôi đánh giá nhiều giải pháp trong số đó là tốt, tạo ra sản phẩm phục vụ cho cộng đồng hiệu quả, phục vụ đúng mục đích xây dựng xã hội số Việt Nam.
Trong năm trước, lãnh đạo Viettel chia sẻ là không nhất thiết DN đoạt giải mới là người chiến thắng. Chỉ cần tham dự và tận dụng cơ hội từ cuộc thi cũng sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Có ví dụ nào cụ thể không?
Mỗi năm, theo tiêu chí của giải, Ban tổ chức chỉ chọn 3 DN để đạt giải thôi. Nhưng vòng cuối cùng chúng tôi bao giờ cũng chọn ra 20 DN; tất cả đều có cơ hội hợp tác với Viettel để phát triển sản phẩm và áp dụng vào thực tế.
Thậm chí trong cả những người đã loại khỏi vòng đầu, một số sản phẩm không đạt nhưng ý tưởng hay vẫn có thể được hợp tác. Năm nay, tôi khuyến khích là ngoài Top 20 thì có thể lựa chọn nhiều hơn. Người ta có ý tưởng là dùng được, ý tưởng chưa hoàn chỉnh thì chúng ta hoàn chỉnh ý tưởng đó cũng rất tốt.
Mô hình vườn ươm “3 nhà” gồm cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ là một sự mới mẻ của Viet Solutions so với các cuộc thi sáng tạo khác. Sau 1 năm thực hiện, ông đánh giá mô hình này thế nào?
Tư tưởng chính của mô hình này là cộng hưởng để xây dựng xã hội số. Cộng hưởng nghĩa là tìm một giá trị của mỗi bên và tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho những giá trị đó, tạo giá trị mới lớn hơn cho cộng đồng.
Viet Solutions có 3 bên tham gia. Bộ TT&TT đóng vai trò chính là tạo ra hành lang pháp lý, ra đề bài, tạo điều kiện cho các DN tham gia giải quyết bài toán đấy. Viettel tạo nguồn lực tài chính, nhân sự, kinh nghiệm quản trị, hỗ trợ cho DN nhỏ và startup về thị trường... Bên thứ 3 là DN công nghệ số, startup thì có ý tưởng, giải pháp, sản phẩm giải quyết đúng bài toán mà Bộ đặt ra và phù hợp việc kinh doanh trên thị trường.
Cộng hưởng như thế, đương nhiên là sẽ tạo ra những sản phẩm phục vụ đúng công cuộc xây dựng xã hội số trong những lĩnh vực thiết thực nhất.
Từ kinh nghiệm của Viettel trong việc tham gia nhiều dự án chuyển đổi số lớn ở Việt Nam ông rút ra điều gì về vai trò của “sếu đầu đàn” trong việc kết hợp các cá nhân và startup để tạo ra giá trị mới?
Nếu gọi là sếu đầu đàn thì tất nhiên phải có 2 ý nghĩa.
Một là đi đầu, là chủ lực. Viettel đã tiên phong trong các công cuộc chuyển đổi số của đất nước nhưng quan trọng hơn là chủ lực. Công cuộc chuyển đổi số này bao giờ cũng phải dựa trên hạ tầng viễn thông. Chúng tôi là nhà mạng, bắt buộc phải xây dựng hạ tẫng viễn thông rộng lớn, chất lượng cao. Ví dụ trước đây là 4G, sắp tới là 5G, đó là nền tảng quan trọng nhất cho mọi cuộc chuyển đổi số và bất cứ DN công nghệ nào cũng phải dựa trên nền tảng này.
Chúng tôi cũng xây dựng nền tảng công nghệ thông tin IoT, Big Data mà các DN nhỏ có thể ứng dụng một phần.
Thứ hai, với kinh nghiệm của Viettel thì khi đã bắt tay thành cộng đồng với nhau, hoàn toàn tin tưởng, tạo cảm hứng cho các DN lao vào công cuộc này.
Đấy là vai trò của sếu đầu đàn.
- Xin cảm ơn ông!
Sự cộng hưởng của “3 nhà” gồm Bộ TT&TT, Tập đoàn Viettel và startup hứa hẹn tạo ra những sản phẩm phục vụ đúng công cuộc xây dựng xã hội số trong những lĩnh vực thiết thực nhất.
Ngày 10/6/2021, cuộc thi Viet Solutions lần thứ 2 chính thức được phát động. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đã chia sẻ về những điểm mới của cuộc thi năm nay.
Viet Solutions 2021 có nhiều điểm mới so với năm 2020 mà một trong số đó là tìm kiếm cả những ý tưởng cho sản phẩm/ứng dụng CNTT. Lý do của sự thay đổi này là gì, thưa ông?
Năm trước Viet Solutions muốn tìm kiếm những giải pháp, sản phẩm cụ thể, thậm chí là những sản phẩm đã thành hình rồi. Nhưng sau khi cùng nhau sử dụng những sản phẩm đó, chúng tôi nhận thấy những sản phẩm do các DN nhỏ phát triển thường không được hoàn thiện lắm vì họ không đủ điều kiện để phát triển nó.
Trong khi đó, từ góc nhìn của Bộ TT&TT và Tập đoàn Viettel, ý tưởng sáng tạo đột phá là điều rất quan trọng. Khi có ý tưởng rồi, chúng ta có thể cùng nhau phát triển thành sản phẩm. Về phía Viettel, chúng tôi có nguồn lực nên sẽ giúp các DN nhỏ tạo ra sản phẩm chất lượng, hoàn chỉnh hơn.
Chính vì vậy, năm nay, bên cạnh các giải pháp/sản phẩm hoàn chỉnh, Viet Solutions tìm kiếm cả những ý tưởng từ các DN công nghệ, các startup. Nói chung, khi thực hiện xã hội hóa thì chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng hơn và ý tưởng cũng tốt hơn.
Tôi nhấn mạnh là khi có sự giúp đỡ của Viettel, với các nguồn lực lớn thì việc hỗ trợ từ khâu ý tưởng sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều việc các DN nhỏ tự tạo ra sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý là, các đơn vị dự thi có ý tưởng, nhưng ít nhất cũng đã phải có bản demo, hiện thực được ý tưởng của họ bằng những cái thực tiễn nhất định. Nói nôm na, ý tưởng là làm ô tô thì dù chưa thành ô tô nhưng phải có mô hình biết chạy như thế nào, có thể điều khiển thông minh ra sao. Phải có demo để chứng tỏ là ý tưởng đó có thể biến thành hiện thực, để những nhà đầu tư tin tưởng nó sẽ trở thành sản phẩm hữu dụng cho xã hội.
Một điểm mới nữa trong cuộc thi năm nay là có thêm lĩnh vực Quản lý DN. Vì sao vậy, thưa ông?
Chúng ta cũng biết là để xây dựng xã hội số, Chính phủ là đơn vị đề ra đường lối chính sách, hành lang pháp lý, nhưng vai trò của DN là quan trọng nhất. Muốn chuyển đổi số xã hội thì chắc chắn phải là DN. Mà chỉ có DN số mới tạo ra được xã hội số thôi. Chính vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến giải pháp số ứng dụng cho quản trị DN.
Chỉ khi nào các DN Việt Nam đều trở thành DN số thì mới hy vọng xây dựng được xã hội số Việt Nam. Không có chuyện xã hội số mà DN là DN cổ điển. Đó là lý do chúng tôi bổ sung lĩnh vực này cho cuộc thi.
Theo thông báo từ ban tổ chức, các bài toán cụ thể của Bộ TT&TT, cùng các Tổng công ty của Tập đoàn Viettel sẽ được đưa ra làm chủ đề cuộc thi. Ông có thể giải thích thêm về điều này?
Quan điểm của Bộ TT&TT là tập trung vào giải quyết nỗi đau của xã hội.
Theo suy nghĩ của chúng tôi, thực tế, Bộ TT&TT là đơn vị đưa ra chính sách, nghiên cứu vấn đề xã hội, tạo ra hành lang pháp lý. Còn Viettel là đơn vị kinh doanh, va chạm thực tế, phục vụ khách hàng rất nhiều nên sẽ hiểu xã hội đang cần cái gì.
Do đó, những người làm chính sách hoặc những người đã làm thực như Viettel sẽ nhận ra những điều cần thiết nhất, hiểu hơn xã hội đang cần cái gì. Vì thế cuộc thi đưa ra những bài toán cụ thể hơn năm trước như vậy.
Tất nhiên mỗi bài toán sẽ có nhiều lời giải. Quan trọng là sau cuộc thi, chúng ta tìm ra lời giải tối ưu nhất cho bài toán đó. Trong “rừng” ý tưởng thì có rất nhiều ý tưởng bay bổng, nhưng không thực tế lắm. Để hiệu quả hơn, thực tế hơn, chấm bài tốt hơn thì chúng tôi cần cụ thể hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Với những thay đổi như vậy, ông kỳ vọng gì vào Viet Solutions năm nay?
Theo số liệu của các năm trước thì thành phần dự thi ngày càng đa dạng và số lượng dự án tham gia càng ngày càng nhiều, năm sau cao hơn 60% so với năm trước. Chúng tôi đã tài trợ cho nhiều dự án, tạo ra được sản phẩm phục vụ cho xã hội. Có những sản phẩm rất hợp với cuộc chuyển đổi số ví dụ như Map4D áp dụng rất tốt cho lĩnh vực logistics, du lịch số, phục vụ cho từng cá nhân khi tra cứu bản đồ.
Dựa vào kết quả đó, tôi tin tưởng rằng năm nay, khi bài toán rõ hơn, phục vụ đúng mục tiêu cho công cuộc chuyển đổi số thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn.
Tiêu chí “tốt hơn” này thể hiện ở 2 việc: (1) Có nhiều dự án, thành phần tham gia hơn và (2) có nhiều ý tưởng biến thành sản phẩm tốt phục vụ cuộc sống hiệu quả hơn.
Cuộc thi phát động đúng vào thời điểm Việt Nam đang ở đỉnh dịch cao nhất của đợt dịch Covid thứ 4 từ năm 2020 đến nay. Bối cảnh này khiến cuộc thi gặp khó khăn gì?
Tôi nghĩ rằng, tiêu chí và cách thức của cuộc thi này cũng đã phổ biến, được nhiều người biết đến, đặc biệt là các startup công nghệ. Cho nên, việc phát động vào thời điểm này cũng không phải là điều lạ lẫm với các DN và giới khoa học.
Bên cạnh đó, trong dịch Covid-19, chúng ta đã thay đổi nhiều thói quen, nhiều hoạt động được chuyển sang online. Việc giới thiệu một cuộc thi và tổ chức cho một cộng đồng trên online không có gì khó khăn.
Quan trọng hơn, tôi cho rằng, chính việc phát động cuộc thi trong đại dịch có thể giúp tìm ra nhiều ý tưởng về sản phẩm số phục vụ tốt cho thực hiện mục tiêu kép - chống được Covid-19 nhưng vẫn phát triển được kinh tế.
Kinh nghiệm của Viettel trước đây luôn cho thấy rằng, trong khó khăn, những ý tưởng đột phá, những nỗ lực khó tin sẽ xuất hiện giúp chúng ta phát triển.
Xin ông cho biết, Viettel tìm kiếm điều gì ở các startup tham gia Viet Solution? Sự linh hoạt, thích ứng nhanh hay là ý tưởng đột phá?
Mong muốn lớn nhất của Viettel tại cuộc thi này là tìm thấy những ý tưởng đột phá, giải quyết đúng “nỗi đau” hiện nay của xã hội
Nhiều người cứ nghĩ là DN nhỏ mới nhanh nhẹn nhưng chúng tôi đã chứng minh, là DN to mà cũng nhanh nhẹn đấy chứ (cười). Như việc lắp đặt hàng nghìn camera chỉ trong 3 ngày, rồi triển khai giải pháp khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) cho hàng nghìn bệnh viện trên cả nước mà chỉ trong hơn 1 tháng… Với những đặc điểm riêng của người Viettel và nhờ nguồn lực mạnh hơn nên chúng tôi có ưu thể triển khai nhanh hơn.
Tuy nhiên, với ý tưởng đột phá thì khác. Có những DN, tổ chức lớn của thế giới như NASA (Mỹ) chẳng hạn, ở đó là nơi tập trung nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới. Thế nhưng, khi gặp vấn đề khó giải quyết, họ cũng tổ chức các cuộc thi trong xã hội và nhận được rất nhiều lời giải tốt hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với các nhà bác học đang ngồi ở đó.
Sau 1 năm tổ chức Viettel Advanced Solution Track và 1 năm Viet Solutions, thực tế sự hỗ trợ trong và sau cuộc thi của Viettel dành cho các startup tham gia như thế nào?
Trong những năm vừa rồi, con số thống kê là gần 600 dự án tham gia cuộc thi, chúng tôi chọn ra 5-10% để hợp tác. Sau cuộc thi, Viettel đã lựa chọn và hỗ trợ cho các dự án đó khoảng 20 tỷ.
Các dự án đạt giải năm ngoái như máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu của MiSmart, bản đồ số Map4D... nằm trong danh sách được hỗ trợ 20 tỷ đó. Chúng tôi đánh giá nhiều giải pháp trong số đó là tốt, tạo ra sản phẩm phục vụ cho cộng đồng hiệu quả, phục vụ đúng mục đích xây dựng xã hội số Việt Nam.
Trong năm trước, lãnh đạo Viettel chia sẻ là không nhất thiết DN đoạt giải mới là người chiến thắng. Chỉ cần tham dự và tận dụng cơ hội từ cuộc thi cũng sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Có ví dụ nào cụ thể không?
Mỗi năm, theo tiêu chí của giải, Ban tổ chức chỉ chọn 3 DN để đạt giải thôi. Nhưng vòng cuối cùng chúng tôi bao giờ cũng chọn ra 20 DN; tất cả đều có cơ hội hợp tác với Viettel để phát triển sản phẩm và áp dụng vào thực tế.
Thậm chí trong cả những người đã loại khỏi vòng đầu, một số sản phẩm không đạt nhưng ý tưởng hay vẫn có thể được hợp tác. Năm nay, tôi khuyến khích là ngoài Top 20 thì có thể lựa chọn nhiều hơn. Người ta có ý tưởng là dùng được, ý tưởng chưa hoàn chỉnh thì chúng ta hoàn chỉnh ý tưởng đó cũng rất tốt.
Mô hình vườn ươm “3 nhà” gồm cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ là một sự mới mẻ của Viet Solutions so với các cuộc thi sáng tạo khác. Sau 1 năm thực hiện, ông đánh giá mô hình này thế nào?
Tư tưởng chính của mô hình này là cộng hưởng để xây dựng xã hội số. Cộng hưởng nghĩa là tìm một giá trị của mỗi bên và tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho những giá trị đó, tạo giá trị mới lớn hơn cho cộng đồng.
Viet Solutions có 3 bên tham gia. Bộ TT&TT đóng vai trò chính là tạo ra hành lang pháp lý, ra đề bài, tạo điều kiện cho các DN tham gia giải quyết bài toán đấy. Viettel tạo nguồn lực tài chính, nhân sự, kinh nghiệm quản trị, hỗ trợ cho DN nhỏ và startup về thị trường... Bên thứ 3 là DN công nghệ số, startup thì có ý tưởng, giải pháp, sản phẩm giải quyết đúng bài toán mà Bộ đặt ra và phù hợp việc kinh doanh trên thị trường.
Cộng hưởng như thế, đương nhiên là sẽ tạo ra những sản phẩm phục vụ đúng công cuộc xây dựng xã hội số trong những lĩnh vực thiết thực nhất.
Từ kinh nghiệm của Viettel trong việc tham gia nhiều dự án chuyển đổi số lớn ở Việt Nam ông rút ra điều gì về vai trò của “sếu đầu đàn” trong việc kết hợp các cá nhân và startup để tạo ra giá trị mới?
Nếu gọi là sếu đầu đàn thì tất nhiên phải có 2 ý nghĩa.
Một là đi đầu, là chủ lực. Viettel đã tiên phong trong các công cuộc chuyển đổi số của đất nước nhưng quan trọng hơn là chủ lực. Công cuộc chuyển đổi số này bao giờ cũng phải dựa trên hạ tầng viễn thông. Chúng tôi là nhà mạng, bắt buộc phải xây dựng hạ tẫng viễn thông rộng lớn, chất lượng cao. Ví dụ trước đây là 4G, sắp tới là 5G, đó là nền tảng quan trọng nhất cho mọi cuộc chuyển đổi số và bất cứ DN công nghệ nào cũng phải dựa trên nền tảng này.
Chúng tôi cũng xây dựng nền tảng công nghệ thông tin IoT, Big Data mà các DN nhỏ có thể ứng dụng một phần.
Thứ hai, với kinh nghiệm của Viettel thì khi đã bắt tay thành cộng đồng với nhau, hoàn toàn tin tưởng, tạo cảm hứng cho các DN lao vào công cuộc này.
Đấy là vai trò của sếu đầu đàn.
- Xin cảm ơn ông!