Vietnamnet Vietnamnet
eMagazine




Với Ái Châu, những giá trị Tết bao giờ cũng gói gọn trong những món ăn mẹ nấu.

“Mình vẫn thường được mẹ dạy những giá trị Tết qua từng món ăn như: thịt kho trứng tượng trưng cho sự vuông tròn, hạnh phúc ngọt ngào; canh khổ qua nhồi thịt cho muộn phiền tiêu tan, mọi sự như ý; dưa hành củ kiệu cho phúc lộc đầy nhà, thăng quan tiến chức…”, Ái Châu chia sẻ.

Vậy nên trong cái Tết đầu tiên mà 2 vợ chồng ra riêng, tự tay chuẩn bị mọi thứ, cô muốn dạy bé Happy cảm nhận Tết như cách mẹ đã dạy cô.



“Tết này, Châu cũng định làm một món gì đó lạ một chút, để cho mâm cỗ nhà mình thêm sinh động và ý nghĩa. Thời gian làm bếp và sáng tạo món mới cùng với sự góp sức của ba con bé Happy vào dịp Tết cũng là một kế hoạch khá thú vị đấy chứ!”.




Đưa món “Vạn Ý Nghĩa” vào thực đơn Tết nhà mình, chắc chắn, Ái Châu sẽ giải thích cho bé Happy “Vạn Ý Nghĩa” tốt lành trong chiếc bánh được thể hiện qua các màu sắc: nếp trắng khởi đầu cho sự thuần khiết, trong sáng giản dị ; trứng muối có màu vàng “hoàng kim” (vàng), mọi người đều yêu thích sự giàu sang, thịnh vượng ; màu tím toát lên sự duyên dáng, thanh tao quý phái; màu đỏ hồng cho sự may mắn, quyền uy quý tộc, màu xanh cho sự hòa thuận, phát triển sung túc.




Thủy Anh cho biết: “Khi thưởng thức món mới “Vạn Ý Nghĩa”, tôi rất hào hứng và liên tưởng ngay đến món cuốn sushi mà bé Ken từng làm. Cũng cuốn cuốn rồi khi cắt ra sẽ xếp thành từng khoanh tròn với nhiều tầng nguyên liệu mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, vẹn tròn. Món “Vạn Ý Nghĩa” rất bắt mắt, vừa gần gũi, như món xôi, bánh tét nhưng cũng rất mới mẻ và nhất định sẽ là một nhân tố mới trong thực đơn ngày Tết của gia đình tôi năm nay”.



Trước khi biết tới món “Vạn Ý Nghĩa”, Thủy Anh cũng từng sáng tạo ra các món ăn mới như hamburger cơm hay món bánh chưng gấc ngọt… theo ý tưởng của bé Ken. Cô cũng dự định thực đơn Tết năm nay của gia đình sẽ đầy đủ các món Tết truyền thống và có thêm một vài món mới chiêu đãi cả nhà.

“Người phụ nữ trong căn bếp rất nên sáng tạo những món mới để có thêm trải nghiệm mới, những món ăn không bị nhàm chán, món ăn truyền thống được nấu theo một phương thức mới thì thực sự thú vị. Bởi vì đó là lòng thành của người vợ, người mẹ dành cho gia đình nhân dịp đặc biệt này”, Thủy Anh chia sẻ.




Quyết định nấu món “Vạn Ý Nghĩa” cho Tết, Thủy Anh dự tính kéo cả gia đình vào bếp. Trong đó, mẹ Thủy Anh và ba Đăng Khôi sẽ làm những việc khó như sơ chế nguyên liệu, hoàn thành món ăn. Còn bé Ken và bé Đăng Anh sẽ phụ trách làm những việc nhỏ như sắp xếp các nguyên liệu củ dền, nếp, nấm hương, đậu, cà rốt, giò sống theo ý mình.





Theo đầu bếp Ngô Thanh Hòa và đầu bếp Lý Sanh, ý tưởng về một món Tết mới thật giản tiện, không mất nhiều thời gian, rất dễ làm và có thể ứng dụng nhiều loại nguyên liệu để sáng tạo được cả nhà yêu thích đã thuyết phục các anh hợp sức với doanh nhân Chương Đặng và nhãn hàng Maggi sáng tạo ra món Tết mới "Vạn Ý Nghĩa".




“Món “Vạn Ý Nghĩa” mang sự kết hợp hài hoà từ màu sắc của những rau củ thông dụng như khoai lang tím, cà rốt, củ dền, đậu đỏ, đậu cô ve, nấm hương, vị mặn hài hoà từ trứng muối cho đến cách chế biến: hấp, xào nhẹ và cuộn chung với nếp đã được hấp chín rồi chỉ cần chiên sơ, hấp hoặc cho vào lò nướng”, đầu bếp Ngô Thanh Hòa chia sẻ.

“Món “Vạn Ý Nghĩa” mang sự kết hợp hài hoà từ màu sắc của những rau củ thông dụng như khoai lang tím, cà rốt, củ dền, đậu đỏ, đậu cô ve, nấm hương, vị mặn hài hoà từ trứng muối cho đến cách chế biến: hấp, xào nhẹ và cuộn chung với nếp đã được hấp chín rồi chỉ cần chiên sơ, hấp hoặc cho vào lò nướng”, đầu bếp Ngô Thanh Hòa chia sẻ.




Bên cạnh đó, khi góp sức sáng tạo ra món Tết mới vừa đậm đà hương vị Việt Nam vừa mang hơi thở của thời đại, các đầu bếp hàng đầu của Việt Nam còn hướng đến một tương lai xa hơn: đưa ẩm thực Việt hội nhập với thế giới.



Thế nên món Tết "Vạn Ý Nghĩa" không chỉ xuất hiện trong thực đơn của hàng loạt nhà hàng từ Bắc vào Nam mà còn là 1 trong 3 món ăn đạt giải Vàng tại cuộc thi tài quy tụ gần 50 món chiên đặc sắc nhất Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội ẩm thực món ngon các nước, ở công viên Lê Văn Tám, TP.HCM ngày 12/1/2018.



Đầu bếp Ngô Thanh Hòa cho rằng: “Ngành ẩm thực của Việt Nam đang phát triển và chúng ta luôn cần sự sáng tạo trên những gì chúng ta đang có để có thêm những món ăn thật sự thú vị và tinh tế để có thể mang đến cho những thực khách một trải nghiệm mới về món ăn Việt trong thời đại ngày nay. Tôi nghĩ rằng sự làm mới món một món ăn truyền thống sẽ là cơ sở để món Việt có những hướng đi xa hơn trong sự thay đổi hằng giờ mà đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đang đón nhận rất nhiều du khách đến từ các nước khác nhau và ngay cả lớp trẻ Việt đang có cơ hội đi trải nghiệm về ẩm thực tại những nơi bên ngoài Việt Nam.

Còn đầu bếp Lý Sanh kì vọng: “Xưa này người đầu bếp Việt đã luôn sáng tạo, có nhiều bậc tiền bối đóng góp lớn cho sự phát triển đưa bếp Việt ra thế giới. đã có hơn 10 món ăn đạt kỷ lục Châu Á. Đạt nhiều giải thưởng quốc tế. Một số món được đầu bếp cải biên cho phù hợp với khẩu vị, nguyên liệu vùng miền,…công việc này được giới đầu bếp trẻ hưởng ứng tích cực. Trong tương lai gần, ẩm thực Việt Nam nhất định là một nền ẩm thực lớn của thế giới”.