- “Tôi có 3 người vợ, tôi lấy vợ nhiều không phải vì ham mà là vì chiến tranh...” Đại tá tình báo Lê Văn Trọng chia sẻ với chúng tôi qua câu kể và những dòng hồi kí của cuốn sách “Dưới suối vàng má có nghe ba kể?”, tại một căn phòng nhỏ, gọn gàng trên gác 2 của một khu tập thể cũ tại Hà Nội.
Trong câu chuyện của người Đại tá tình báo Lê Văn Trọng, dường như gian nan trong đời tình báo của ông không được đong đếm bằng đòn roi tra tấn của kẻ thù mà được đo đếm bằng sự nhanh lẹ, dũng cảm, hi sinh của những người yêu thương ông… đó là 3 bà vợ.
Hồ sơ mật giấu người đàn ông, chia tay vợ sau 7 ngày
“Mùa thu năm 1963, sau khi tốt nghiệp khóa Chính trị Trung cao cấp tại Học viện Quân Chính bạn bè nhộn nhịp trở về các quân binh chủng, chỉ một mình ông chuyển sang chiến đấu ở mặt trận thầm lặng ấy. Lý lịch và chứng minh thư sĩ quan mang tên Lê Văn Trọng được đưa vào Hồ sơ mật”.
Sau này chính Đại tá có hỏi cơ quan tuyển mộ “Tại sao lại chọn tôi?” thì nhận được câu trả lời khá mạch lạc: Vì anh đã từng lăn lộn trong vùng địch hậu, có kinh nghiệm quần chúng, quen cọ sát với địch, và nhất là đã qua thử thách cam go, bị sa vào tay giặc mà vẫn vững ý chí”.
“Được tổ chức tin tưởng, phải nhận nhiệm vụ, làm tình báo là phải cắt đứt mọi quan hệ với cha mẹ, anh em, đổi tên, đổi họ và chỉ biết 1 đến 2 người trong tổ chức… Thế là tôi bỏ người vợ mới cưới 7 ngày đi học tập và thu thập tin tức tình báo chiến lược phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ”.
Cô vợ thứ nhất sống với Đại tá những ngày ngắn ngủi, sau đó ngậm ngùi ở hậu phương chờ chồng. 10 năm sau đó thấy chồng vẫn biệt tăm thì chị mới đi bước nữa. Mãi sau này hòa bình, Đại tá tìm về thì thấy bà đã có chồng có con, hai người vẫn thăm nhau, nhưng là thăm những người bạn
Lấy tình báo và thành tình báo
Vào hoạt động tại Quảng Nam - Đà Nẵng, ông được làm căn cước giả mang tên Lê Hiền và làm chủ một tiệm vàng. Ông ở nhờ nhà một người công chức trong đó để tiện bề hoạt động, thấy Lê Hiền là người hiền lành, thật thà gia đình chủ đã giới thiệu cho chủ hiệu may Thanh Tâm - một thiếu nữ đẹp là chủ hiệu may lớn ở Đà Nẵng bấy giờ. Chủ hiệu vàng lấy chủ hiệu may, thoạt nhìn ai cũng nghĩ đó là một cặp đôi hoàn hảo không thể tin nổi thế nhưng đằng sau đó còn hoàn hảo hơn, đó là một tình yêu ngập tràn lý tưởng.
Đại tá Trọng tâm sự: Sống cuộc sống giả giả, thật thật, được tiêu tiền như nước cốt chỉ để qua mặt địch. Khi ấy vừa nghĩ đến việc tìm một người có thể yêu thương mình thật sự, lại tìm một địa chỉ để có thể qua mặt địch… Tôi đã nghĩ hiệu may có thể làm vỏ bọc cho mình. Khi ấy tìm hiểu về cô Thanh Tâm (chủ hiệu may Thanh Tâm), thấy cô ấy đã có 2 em hi sinh cho cách mạng, gia đình tử tế nên đã quyết định lấy”.
Sau này lấy nhau, chia sẻ với nhau nhiều điều, Thanh Tâm cũng nói với chồng mình: Tâm cũng đã từng yêu một anh cán bộ tập kết ra Bắc đã 10 năm mà chưa trở lại, thầm nghĩ trong bụng rằng nếu lấy chồng cũng phải lấy người có lý tưởng và phục vụ cách mạng hoặc cũng phải là người làm ăn lương thiện. Cuối cùng lại yêu và lấy anh Trọng, một tình yêu lý tưởng như thế…
Một thời gian sau, ông bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ và nhiệm vụ của mình với vợ. Không phản đối, bà chủ hiệu may còn nhất mực ủng hộ ông, nhiều lần tạo điều kiện cho ông phát các tín hiệu gửi về Trung tâm chỉ đạo Trung ương.
Lúc ấy chính quyền bắt các gia đình treo khẩu hiệu “nhà tôi không chứa chấp cộng sản”, ở cửa hiệu Thanh Tâm cũng dán khẩu hiệu này. Thế nhưng đằng sau khẩu hiệu đó là hai chiến sĩ trên mặt trật thầm lặng.
Trong cuốn hồi kí của Đại tá Trọng “Dưới suối vàng má có nghe ba kể?” còn ghi chi tiết và cảm động về những ngày hoạt động chung của cặp vợ chồng tình báo này.
Khi đọc lại, thế hệ chúng tôi giật mình, chợt nhớ những câu thơ thủa ấy mà Tố Hữu đã viết. Chỉ sau cái “hôn” người ta đã trở thành đồng chí, đồng đội:
“Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí”
Nghĩa tình là chết cho nhau
Tình hình chiến sự phức tạp, cuộc sống yên bình của hai người chiến sĩ tình báo tại nhà may Thanh Tâm không giữ được lâu. Quân địch kéo đến bắt Tâm với lý do “học trò may có người làm Việt Cộng”. Cô bị tra tấn nặng nề khi đang thai nghén nhưng không khai nửa lời. Lúc ấy Đại tá Trọng hoạt động trong nguy cơ bị lộ cao vì dùng căn cước giả, cấp trên cảnh giác nên chuyển đại tá sang một địa bàn khác.
Đại tá Trọng khi ấy bỏ nhà đi với lời đồn đại “phụ bạc vợ con”. “Cuộc chia tay ấy thực sự làm tôi canh cánh và đau xót. Con tôi còn quá nhỏ, vợ thì vất vả… Sau đó Thanh Tâm bị bắt lại và tra tấn dã man. Để truy tìm tôi kẻ địch đã không ngừng dùng những thủ đoạn man dợ ép cô khai ra. Nhất quyết không khai ra chồng, Thanh Tâm bị đánh đến chết”.
Sau này nhớ đến người vợ thứ 2, nhiều lần Đại tá Trọng đã khóc: Ân tình với người phụ nữ này là sâu nặng nhất, bởi cô ấy có với tôi 1 đứa con, đã hi sinh mạng sống để bảo toàn tính mạng cho tôi.
Bặt tăm sau khi thấy cơ sở ở Đà Nẵng bị động, ông bị sa lưới địch, nhờ khôn khéo ông chỉ bị tội “sử dụng căn cước giả để trốn lính” thế nhưng khi thoát khỏi mớ bòng bong của giặc giăng ra như thế, ông bất thần nghe tin vợ bị giặc bắt và tra tấn chết chỉ sau 4 ngày, bỏ lại con nhỏ bơ vơ. Nỗi đau ấy hòa vào nỗi đau chung của toàn dân tộc, ông tiếp tục trải qua những ngày hoạt động bí mật tiếp theo…
Và cũng trong những ngày tháng ngặt nghèo ấy, cơ duyên cho ông gặp người vợ thứ 3 cũng là dân tình báo cộm cán. Bà đã có những chuyến vượt biển Đông để cứu ông Trọng, lúc đó ở vị trí của một người đồng chí.
Bài 2: Người phụ nữ "mang hàng quý" vượt biển Đông
Trong câu chuyện của người Đại tá tình báo Lê Văn Trọng, dường như gian nan trong đời tình báo của ông không được đong đếm bằng đòn roi tra tấn của kẻ thù mà được đo đếm bằng sự nhanh lẹ, dũng cảm, hi sinh của những người yêu thương ông… đó là 3 bà vợ.
“Tôi có 3 người vợ, tôi lấy vợ nhiều không phải vì ham mà là vì chiến tranh...”, Đại tá Trọng chia sẻ. |
Hồ sơ mật giấu người đàn ông, chia tay vợ sau 7 ngày
“Mùa thu năm 1963, sau khi tốt nghiệp khóa Chính trị Trung cao cấp tại Học viện Quân Chính bạn bè nhộn nhịp trở về các quân binh chủng, chỉ một mình ông chuyển sang chiến đấu ở mặt trận thầm lặng ấy. Lý lịch và chứng minh thư sĩ quan mang tên Lê Văn Trọng được đưa vào Hồ sơ mật”.
Sau này chính Đại tá có hỏi cơ quan tuyển mộ “Tại sao lại chọn tôi?” thì nhận được câu trả lời khá mạch lạc: Vì anh đã từng lăn lộn trong vùng địch hậu, có kinh nghiệm quần chúng, quen cọ sát với địch, và nhất là đã qua thử thách cam go, bị sa vào tay giặc mà vẫn vững ý chí”.
“Được tổ chức tin tưởng, phải nhận nhiệm vụ, làm tình báo là phải cắt đứt mọi quan hệ với cha mẹ, anh em, đổi tên, đổi họ và chỉ biết 1 đến 2 người trong tổ chức… Thế là tôi bỏ người vợ mới cưới 7 ngày đi học tập và thu thập tin tức tình báo chiến lược phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ”.
Cô vợ thứ nhất sống với Đại tá những ngày ngắn ngủi, sau đó ngậm ngùi ở hậu phương chờ chồng. 10 năm sau đó thấy chồng vẫn biệt tăm thì chị mới đi bước nữa. Mãi sau này hòa bình, Đại tá tìm về thì thấy bà đã có chồng có con, hai người vẫn thăm nhau, nhưng là thăm những người bạn
Lấy tình báo và thành tình báo
Vào hoạt động tại Quảng Nam - Đà Nẵng, ông được làm căn cước giả mang tên Lê Hiền và làm chủ một tiệm vàng. Ông ở nhờ nhà một người công chức trong đó để tiện bề hoạt động, thấy Lê Hiền là người hiền lành, thật thà gia đình chủ đã giới thiệu cho chủ hiệu may Thanh Tâm - một thiếu nữ đẹp là chủ hiệu may lớn ở Đà Nẵng bấy giờ. Chủ hiệu vàng lấy chủ hiệu may, thoạt nhìn ai cũng nghĩ đó là một cặp đôi hoàn hảo không thể tin nổi thế nhưng đằng sau đó còn hoàn hảo hơn, đó là một tình yêu ngập tràn lý tưởng.
Bà chủ hiệu may Thanh Tâm, người gắn với ông Trọng bằng một tình yêu lý tưởng |
Đại tá Trọng tâm sự: Sống cuộc sống giả giả, thật thật, được tiêu tiền như nước cốt chỉ để qua mặt địch. Khi ấy vừa nghĩ đến việc tìm một người có thể yêu thương mình thật sự, lại tìm một địa chỉ để có thể qua mặt địch… Tôi đã nghĩ hiệu may có thể làm vỏ bọc cho mình. Khi ấy tìm hiểu về cô Thanh Tâm (chủ hiệu may Thanh Tâm), thấy cô ấy đã có 2 em hi sinh cho cách mạng, gia đình tử tế nên đã quyết định lấy”.
Sau này lấy nhau, chia sẻ với nhau nhiều điều, Thanh Tâm cũng nói với chồng mình: Tâm cũng đã từng yêu một anh cán bộ tập kết ra Bắc đã 10 năm mà chưa trở lại, thầm nghĩ trong bụng rằng nếu lấy chồng cũng phải lấy người có lý tưởng và phục vụ cách mạng hoặc cũng phải là người làm ăn lương thiện. Cuối cùng lại yêu và lấy anh Trọng, một tình yêu lý tưởng như thế…
Một thời gian sau, ông bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ và nhiệm vụ của mình với vợ. Không phản đối, bà chủ hiệu may còn nhất mực ủng hộ ông, nhiều lần tạo điều kiện cho ông phát các tín hiệu gửi về Trung tâm chỉ đạo Trung ương.
Lúc ấy chính quyền bắt các gia đình treo khẩu hiệu “nhà tôi không chứa chấp cộng sản”, ở cửa hiệu Thanh Tâm cũng dán khẩu hiệu này. Thế nhưng đằng sau khẩu hiệu đó là hai chiến sĩ trên mặt trật thầm lặng.
Trong cuốn hồi kí của Đại tá Trọng “Dưới suối vàng má có nghe ba kể?” còn ghi chi tiết và cảm động về những ngày hoạt động chung của cặp vợ chồng tình báo này.
Khi đọc lại, thế hệ chúng tôi giật mình, chợt nhớ những câu thơ thủa ấy mà Tố Hữu đã viết. Chỉ sau cái “hôn” người ta đã trở thành đồng chí, đồng đội:
“Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí”
Nghĩa tình là chết cho nhau
Tình hình chiến sự phức tạp, cuộc sống yên bình của hai người chiến sĩ tình báo tại nhà may Thanh Tâm không giữ được lâu. Quân địch kéo đến bắt Tâm với lý do “học trò may có người làm Việt Cộng”. Cô bị tra tấn nặng nề khi đang thai nghén nhưng không khai nửa lời. Lúc ấy Đại tá Trọng hoạt động trong nguy cơ bị lộ cao vì dùng căn cước giả, cấp trên cảnh giác nên chuyển đại tá sang một địa bàn khác.
Đại tá Trọng khi ấy bỏ nhà đi với lời đồn đại “phụ bạc vợ con”. “Cuộc chia tay ấy thực sự làm tôi canh cánh và đau xót. Con tôi còn quá nhỏ, vợ thì vất vả… Sau đó Thanh Tâm bị bắt lại và tra tấn dã man. Để truy tìm tôi kẻ địch đã không ngừng dùng những thủ đoạn man dợ ép cô khai ra. Nhất quyết không khai ra chồng, Thanh Tâm bị đánh đến chết”.
Sau này nhớ đến người vợ thứ 2, nhiều lần Đại tá Trọng đã khóc: Ân tình với người phụ nữ này là sâu nặng nhất, bởi cô ấy có với tôi 1 đứa con, đã hi sinh mạng sống để bảo toàn tính mạng cho tôi.
Người phụ nữ thứ 3 của Đại tá Trọng, cũng là dân tình báo cộm cán |
Bặt tăm sau khi thấy cơ sở ở Đà Nẵng bị động, ông bị sa lưới địch, nhờ khôn khéo ông chỉ bị tội “sử dụng căn cước giả để trốn lính” thế nhưng khi thoát khỏi mớ bòng bong của giặc giăng ra như thế, ông bất thần nghe tin vợ bị giặc bắt và tra tấn chết chỉ sau 4 ngày, bỏ lại con nhỏ bơ vơ. Nỗi đau ấy hòa vào nỗi đau chung của toàn dân tộc, ông tiếp tục trải qua những ngày hoạt động bí mật tiếp theo…
Và cũng trong những ngày tháng ngặt nghèo ấy, cơ duyên cho ông gặp người vợ thứ 3 cũng là dân tình báo cộm cán. Bà đã có những chuyến vượt biển Đông để cứu ông Trọng, lúc đó ở vị trí của một người đồng chí.
- T. Phan
Bài 2: Người phụ nữ "mang hàng quý" vượt biển Đông