- Sau khi đọc bài “Các tập đoàn điện đòi tăng giá điện ngay từ tháng 9” xuất bản trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF, nhiều bạn đoc đã gửi email phản hồi.
Ai cũng nhận thấy: Nếu tăng giá điện vào lúc lạm phát đang còn cao như hiện nay là làm khổ dân. Bạn đọc sv43travel@gmai.com cũng nói: “Khổ cho dân lắm. Tăng giá điện là kéo theo tăng đủ thứ, cuối cùng dân cũng là người khổ, kinh tế khó khăn làm không ra, tới tháng lấy tiền đâu ra trả tiền điện? Không trả thì bị cúp điện. Thời điểm này mà tăng giá đện kinh tế Việt Nam lâm nguy!”.
“Thời điểm hiện tại lạm phát đang khá cao, nếu tăng giá điện sẽ kéo theo việc khó kìm chế lạm phát, theo tôi nên chọn thời điểm khác”, đó là ý kiến của bạn hhh@gmail.com.
Cái điệp khúc “thiếu vốn phải tăng giá điện” không còn thuyết phục được ai. Bạn đọc ở email viethung0311@gmail.com viết: “Tại sao cứ phải tăng giá điện mới có tiền để phát triển dự án điện? Có rất nhiều giải pháp thu hút vốn vì mục đích phi lợi nhuận từ trong dân mà ngành điện có thể biết nhưng họ không muốn làm, ví dụ như: Dân tạm ứng tiền mua điện trước để tạo nguồn vốn, phát hành trái phiếu ngành điện kêu gọi nhân dân mua. Ngân hàng ước tính còn tồn 500 tấn vàng trong dân sao không tìm cách huy động nội lực tinh thần dân tộc Việt Nam? Ngành điện hãy tự mình suy nghĩ trước khi đòi tăng giá điện!”
Bạn đọc ở địa chỉ vihanhkhapnoi@gmail.com thì viết thẳng ra rằng: “Theo tôi ngành điện không hề thiếu vốn. Nhiều công trình cứ hai đến ba năm lại sửa chữa một lần và rút tiền của nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Rất nhiều điều chưa minh bạch liên quan đến giá điện cần được làm rõ”.
Ngành điện đòi tăng giá điện để có vốn đầu tư các nhà máy điện mới, bạn quyenbien70@yahoo.com.vn đặt câu hỏi có thật sự cần thiết: “Vừa rồi truyền hình có đưa tin là sản lượng điện được sản xuất ra còn dư thừa quá nhiều không sử dụng hết dẫn đến các nhà máy thuỷ điện phải xả nước gây lãng phí cho nhà nước. Vậy xin hỏi cớ gì mà phải quá vội vàng đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm các nhà máy điện? Nên chăng các ông hãy tính đến việc xây dựng các đường dây, trạm biến áp và sử dụng các nguồn điện đang có sẵn trong tình trạng dư thừa đó như nguồn điện của các ngành khác, của tư nhân.
Bạn đọc này hoài nghi về hiệu quả của việc tăng giá điện: Giá điện tăng cao trong khi thu nhập của công dân không tăng là bao nhiêu, người dân sẽ thắt lưng buộc bụng không sử dụng hoặc sử dụng rất ít để tổng chi phí tiền điện hàng tháng của họ không thay đổi vậy thử hỏi thực thu có được nâng lên là bao? Tăng giá điện, con em nông dân phải oằn mình trả tới 3.000 đ đến 4. 000 đ một số điện tại các khu nhà trọ, trong khi đó các chủ trọ cũng chỉ trả cho EVN đúng giá quy định..
Bạn đọc này đưa ra đề nghị: Nhà nước sớm cho các công ty kinh doanh nước ngoài cạnh tranh với ngành điện để dân bớt khổ!.
Còn bạn đọc ở địa chỉ email huy20000@gmail.com nêu ý kiến “sòng phẳng”: Ngành điện “đòi” tăng giá điện ngay tháng 9, thì toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người làm công ăn lương, lực lượng vũ trang, người hưởng chính sách…liệu có thể “đòi” tăng lương ngay trong tháng 9?
Ảnh minh họa |
Ai cũng nhận thấy: Nếu tăng giá điện vào lúc lạm phát đang còn cao như hiện nay là làm khổ dân. Bạn đọc sv43travel@gmai.com cũng nói: “Khổ cho dân lắm. Tăng giá điện là kéo theo tăng đủ thứ, cuối cùng dân cũng là người khổ, kinh tế khó khăn làm không ra, tới tháng lấy tiền đâu ra trả tiền điện? Không trả thì bị cúp điện. Thời điểm này mà tăng giá đện kinh tế Việt Nam lâm nguy!”.
“Thời điểm hiện tại lạm phát đang khá cao, nếu tăng giá điện sẽ kéo theo việc khó kìm chế lạm phát, theo tôi nên chọn thời điểm khác”, đó là ý kiến của bạn hhh@gmail.com.
Cái điệp khúc “thiếu vốn phải tăng giá điện” không còn thuyết phục được ai. Bạn đọc ở email viethung0311@gmail.com viết: “Tại sao cứ phải tăng giá điện mới có tiền để phát triển dự án điện? Có rất nhiều giải pháp thu hút vốn vì mục đích phi lợi nhuận từ trong dân mà ngành điện có thể biết nhưng họ không muốn làm, ví dụ như: Dân tạm ứng tiền mua điện trước để tạo nguồn vốn, phát hành trái phiếu ngành điện kêu gọi nhân dân mua. Ngân hàng ước tính còn tồn 500 tấn vàng trong dân sao không tìm cách huy động nội lực tinh thần dân tộc Việt Nam? Ngành điện hãy tự mình suy nghĩ trước khi đòi tăng giá điện!”
Bạn đọc ở địa chỉ vihanhkhapnoi@gmail.com thì viết thẳng ra rằng: “Theo tôi ngành điện không hề thiếu vốn. Nhiều công trình cứ hai đến ba năm lại sửa chữa một lần và rút tiền của nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Rất nhiều điều chưa minh bạch liên quan đến giá điện cần được làm rõ”.
Ngành điện đòi tăng giá điện để có vốn đầu tư các nhà máy điện mới, bạn quyenbien70@yahoo.com.vn đặt câu hỏi có thật sự cần thiết: “Vừa rồi truyền hình có đưa tin là sản lượng điện được sản xuất ra còn dư thừa quá nhiều không sử dụng hết dẫn đến các nhà máy thuỷ điện phải xả nước gây lãng phí cho nhà nước. Vậy xin hỏi cớ gì mà phải quá vội vàng đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm các nhà máy điện? Nên chăng các ông hãy tính đến việc xây dựng các đường dây, trạm biến áp và sử dụng các nguồn điện đang có sẵn trong tình trạng dư thừa đó như nguồn điện của các ngành khác, của tư nhân.
Bạn đọc này hoài nghi về hiệu quả của việc tăng giá điện: Giá điện tăng cao trong khi thu nhập của công dân không tăng là bao nhiêu, người dân sẽ thắt lưng buộc bụng không sử dụng hoặc sử dụng rất ít để tổng chi phí tiền điện hàng tháng của họ không thay đổi vậy thử hỏi thực thu có được nâng lên là bao? Tăng giá điện, con em nông dân phải oằn mình trả tới 3.000 đ đến 4. 000 đ một số điện tại các khu nhà trọ, trong khi đó các chủ trọ cũng chỉ trả cho EVN đúng giá quy định..
Bạn đọc này đưa ra đề nghị: Nhà nước sớm cho các công ty kinh doanh nước ngoài cạnh tranh với ngành điện để dân bớt khổ!.
Còn bạn đọc ở địa chỉ email huy20000@gmail.com nêu ý kiến “sòng phẳng”: Ngành điện “đòi” tăng giá điện ngay tháng 9, thì toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người làm công ăn lương, lực lượng vũ trang, người hưởng chính sách…liệu có thể “đòi” tăng lương ngay trong tháng 9?
- Ban bạn đọc