- Việc điều chỉnh giá xăng dầu là bất khả kháng do giá thế giới quá cao, mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70%. Lẽ ra phải điều chỉnh cao hơn nữa - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa trao đổi với báo chí chiều nay (30/3).
Giá xăng tăng thêm 2000 đồng/lít
CPI dự kiến tăng thêm 0,4%
Hôm nay, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2011 đánh giá kinh tế - xã hội trong tháng và quý I, tình hình triển khai nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ở các bộ, ngành, địa phương, về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Trong phiên họp báo chiều nay, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trả lời các câu hỏi liên quan đến lý do và tác động của việc tăng giá xăng dầu tối 29/3. Ông Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định, việc điều chỉnh là bất khả kháng do giá xăng dầu trên thị trường thế giới quá cao, mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70%.
"Ta không còn
cơ chế mua
cao bán
thấp được nữa", ông Thỏa nói. Ông Thỏa cho
hay, nếu
tính đủ chi
phí như bình thường thì đáng lý phải điều chỉnh cao hơn nữa. Mức điều
chỉnh cũng
mới chỉ đạt hơn 40% yêu cầu và vẫn còn thấp hơn giá xăng dầu bán lẻ ở
nhiều nước
xung quanh từ 3.000 - 5.000 đồng/lít. Dự kiến, việc
tăng giá
này sẽ
khiến chỉ số CPI trong tháng tới sẽ tăng thêm khoảng 0,4%. Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
cho biết, việc thực hiện nghị quyết 11 sau một tháng đã bước đầu có kết
quả.
Thủ tướng điều hành phiên họp thường kỳ Chính phủ. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Bàn giãn thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo ông Phúc, Chính phủ cũng đã thảo luận về đề xuất giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng được xét giãn nộp thuế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn lớn, không nộp được thuế đúng hạn. Tuy nhiên, Chính phủ mới bàn chủ trương, còn chính sách cụ thể sẽ được công bố trong thời gian tới.
Ông Bùi Hà (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) bổ sung thêm, thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư các dự án kém hiệu quả, 30 bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã cắt giảm 1.387 dự án với tổng số vốn gần 3.400 tỷ đồng.
Với việc thực hiện chủ trương không ứng trước vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, giảm tín dụng đầu tư dự kiến sẽ giảm được trên 50 nghìn tỷ đồng.
Hiện vẫn còn 22 bộ ngành chưa báo cáo kết quả rà soát, trong đó có nhiều bộ lớn như Bộ Giao thông - Vận tải, Quốc phòng, Xây dựng, Công an.
Cũng theo ông Bùi Hà, một số tỉnh, thành không muốn cắt bỏ đi dự án nào nhưng Chính phủ đã yêu cầu phải làm triệt để. Dự kiến, cuối tháng 4 sẽ có báo cáo tổng hợp kết quả.
Ảnh: VNN
Trả lời về
điểm mới trong quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, thống đốc NHNN Nguyễn
Văn Giàu
cho hay, tốc độ tăng trưởng tín dụng hết quý I dự kiến sẽ tăng dưới 5%.
Việc cắt
giảm đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu quý I khoảng 33%, nhập siêu giảm đã
giúp kinh
tế vĩ mô ổn định hơn.
Ông Giàu nói, NHNN đã được báo cáo về tình hình yêu cầu các tập đoàn,
tổng công
ty báo cáo số dư ngoại tệ. Theo đó trong 78 tổ chức, trong đó có các tập
đoàn,
tổng công ty, có tổng cộng 1,61 tỷ USD trong đó có trên 637 triệu USD là
tiền
gửi có kỳ hạn.
Trong tuần này, tình hình cung cầu ngoại tệ cũng tạm ổn. Tỷ giá trên thị trường tự do đã sát với giá nhà nước. Thủ tướng kết luận bằng mọi biện pháp hoãn nhập các mặt hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại di động, rượu… Trong quý II sẽ ban hành nghị quyết về quản lý giá vàng.
Ông Giàu đánh giá, các giải pháp được quy định trong nghị quyết 11 đã phát huy hiệu quả bước đầu.
Về chính sách an sinh xã hội, theo ông Nguyễn Xuân Phúc, tổng số hỗ trợ cho người có thu nhập thấp và các đối tượng khó khăn khác có thể lên đến 3.100 tỷ đồng.
Ngay từ đầu năm, Thủ
tướng đã
yêu cầu điều chỉnh lương cơ bản, điều chỉnh số tiền cho học sinh, sinh
viên vay,
trợ cấp cho các đối tượng có hệ số lương ngạch bậc từ 3.0 trở xuống và
hỗ trợ
tiền điện 30.000 đồng cho các hộ dùng dưới 50 kwh/tháng. Ngoài ra, Chính
phủ
cũng thực hiện chính sách hỗ trợ sinh hoạt khác khoảng 250 ngàn
đồng/tháng cho
các hộ nghèo.
-
Lê Nhung