Tân hoa xã ngày 29/8 nói rằng, Nhật Bản nên tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bằng cách từ bỏ tuyên bố chủ quyền với quần đảo Senkaku ở biển Hoa đông và công nhân "chủ quyền toàn vẹn với quần đảo này" của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã từng khẳng định "lợi ích cốt lõi" tương tự trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, rung lên hồi chuông báo động với các nước láng giềng Đông Nam Á cũng như Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.
Những ảnh hưởng là quá rõ ràng: dấu hiệu báo trước cho việc ngăn chặn xung đột hàng hải ở Đông Á và kiềm chế hành xử của một Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh là không tốt, trừ phi Nhật Bản và các thành viên ASEAN đã có sự chuẩn bị để ngầm chấp thuận việc mở rộng hiện diện của Trung Quốc ở biển Hoa Đông cũng như ở biển Đông - trung tâm hàng hải Đông Nam Á.
Trong khi động thái mới nhất chưa rõ có ý nghĩa thế nào trong thực tế, thì hiện tại đã đủ biết về chuyện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã dóng chuông báo động tới không chỉ các nước tuyên bố chủ quyền khác là thành viên ASEAN mà còn với các bên không đưa ra tuyên bố chủ quyền với Biển Đông gồm Indonesia, Singapore, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Những nước này trông cậy vào vận chuyển không bị cản trở qua Biển Đông trong thương mại, cung cấp năng lương và các hoạt động quân sự, họ không muốn thấy một Trung Quốc ở vị thế mạnh hơn đang nỗ lực kiểm soát những giao lộ địa chiến lược trọng yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trong tháng 6, bộ Ngoại giao Singapore đã kêu gọi Trung Quốc rõ ràng và chính xác hơn trong tuyên bố chủ quyền. Bộ này nhấn mạnh "sự mập mờ hiện tại gây ra những quan ngại nghiêm trọng trong cộng đồng hàng hải quốc tế". Những bản đồ chính thức mà Trung Quốc tự đưa ra có hình chữ U gồm chín đoạn nhằm xác định biên giới hàng hải của họ ở Biển Đông. Nó bao gồm tới 80% vùng biển này, kéo dài xuống phía nam lượn sát bờ của đảo Natuna thuộc Indonesia và Đông Malaysia.
Quần đảo Senkaku (tiếng Nhật) hay Điếu Ngư (tiếng TQ), Ảnh: Bionicbong |
Nếu bản đồ ấy được chấp nhận hoặc thực thi thì Trung Quốc sẽ lập tức trở thành người hàng xóm sát cạnh Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei. Việt Nam có cả biên giới đất liền và trên biển với Trung Quốc, trong khi Lào và Myanmar có biên giới đất liền với Trung Quốc. Vì vậy, nó cũng có nghĩa là bảy trong số 10 thành viên ASEAN sẽ chia sẻ một đường biên giới với Trung Quốc. Các nước ngoại lệ là Thái Lan, Campuchia và Singapore.
Tháng trước, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario nói rằng, tuyên bố chín đoạn "là bất hợp pháp" theo quy định của luật biển quốc tế và là "sự nan giải của vấn đề" Biển Đông. Indonesia, Việt Nam và Malaysia cũng đã lên tiếng phản đối về bản đồ chín đoan sau động thái của Trung Quốc hồi tháng 5/2009 khi đệ trình bản đồ gây tranh cãi lên LHQ.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh khẳng định với Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon trong một bức thư rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài phán với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của nó".
Tháng 4 vừa qua, trong khi lớn tiếng cao buôc Philippines vi phạm chủ quyền khi chiếm một số đảo thuộc về Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh đã đi xa hơn nữa trong việc củng cố yêu sách chín đoạn. Họ nói với ông Ban trong một lá thư khác rằng, Trung Quốc có "toàn quyền" với quần đảo Trường Sa gồm lãnh hải kéo dài 22km từ đường cơ sở, vùng đặc quyền kinh tế 370km từ đường cơ sở cũng như vùng thềm lục địa. Một lãnh hải sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng các quyền an ninh quốc gia. Một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho phép họ có quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi cá, dầu, khí tự nhiên và khoảng sản ở trên hoặc nằm dưới đáy biển.
Trong bức thư gửi Tổng thư ký LHQ, Trung Quốc không chỉ viện dẫn Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), mà còn đưa ra hai bộ luật của chính họ: Công ước năm 1992 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp, Luật năm 1998 về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa.
Khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS năm 1996, họ đã có những bước chuẩn bị sẵn để hỗ trợ, củng cố những tuyên bố chủ quyền hàng hải của mình. Họ tái khẳng định "chủ quyền với toàn bộ quần đảo và đảo" có tên trong luật năm 1992. Chúng bao gồm các nhóm đảo tranh chấp chính ở Biển Đông mà luật Trung Quốc năm 1992 nói là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Trước khi phê chuẩn UNCLOS, Bắc Kinh tuyên bố hàng loạt toạ độ cho các đường cơ sở lãnh hải ở phần lớn quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông.
Nếu Trung Quốc áp dụng nguyên tắc tương tự với quần đảo Trường Sa quy mô lớn hơn và với các nhóm đảo khác mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thì sẽ chỉ còn lại rất ít vùng trong khu vực không thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.
* Michael Richardson là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Nguyễn Huy (Theo japantimes)