Đầu những năm 1990, bong bóng bất động sản ở Thụy Điển nổ tung, tỉ lệ thất nghiệp phi mã, ngân hàng bắt đầu lao dốc.


Vào đầu những năm 1990, Thụy Điển cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng tương tự điều mà Mỹ, Anh và châu Âu gần đây phải đối mặt. Nhưng nước này đã có cách tiếp cận khác hẳn với những gì đang được thực hiện ở Mỹ và Anh. Cách tiếp cận ấy cuối cùng đã thành công hơn nhiều thực tế diễn ra tới thời điểm này tại châu Âu và Mỹ.

Có lẽ giải pháp của người Thụy Điển là cách tốt nhất để phục hồi sự tăng trưởng trong thế giới phát triển. Hãy nhìn vào điều đã diễn ra ở Thụy Điển.


Từ đầu những năm 1970, tăng trưởng kinh tế Thụy Điển bắt đầu trì trệ. Nước này đã cố gắng thực hiện chính sách kích thích phát triển bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng gia tăng trong nền kinh tế nhưng cũng kéo theo các khoản nợ nần. Tín dụng mở rộng dẫn tới giá chứng khoán và bất động sản tăng mạnh và tỉ lệ nợ so với GDP cũng tăng vọt.


Ảnh: topnews

Giá bất động sản thay đổi cho phép sự hồi sinh với nền kinh tế thực. Người dân cũng bắt đầu chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn. Cuối cùng, nợ nần trở thành gánh nặng quá sức dẫn tới khó quản lý trong lĩnh vực tư nhân. Đầu những năm 1990, bong bóng bất động sản nổ tung, tỉ lệ thất nghiệp phi mã từ 3% tới 12% và ngân hàng bắt đầu lao dốc.

Đối phó với cuộc khủng hoảng này, năm 1992, chính phủ Thụy Điển đã quyết định bảo lãnh tất cả khoản tiền gửi và nợ trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Thụy Điển không giải cứu người nắm giữ tài sản cầm cố, buộc các ngân hàng kê khai giá trị tài sản thực sự của họ trước khi tìm kiếm hỗ trợ. Những người nắm giữ cổ phiếu ngân hàng sẽ được đảm bảo trước khi chính phủ can thiệp.


Đổi lại việc cứu các ngân hàng, chính phủ có một số cổ phần đáng kể trong mỗi ngân hàng được cứu. Thụy Điển cũng cho phép số lượng không hạn chế các khoản vay từ ngân hàng trung ương cho các ngân hàng tư nhân vì toàn bộ hệ thống ngân hàng được đảm bảo.


Giải pháp Thụy Điển đã có hiệu quả, kể từ những ngày khủng hoảng vào đầu 1990, nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể. Trong năm 2000, tỉ lệ thất nghiệp giảm mạnh xuống còn 4,9%, đây là bước nhảy vọt so với con số 12% trong giai đoạn khủng hoảng. Thậm chí trong bối cảnh hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp của Thụy Điển cũng chỉ ở mức 7,5%.


Vậy giải pháp Thụy Điển áp dụng cho cuộc khủng hoảng hiện nay như thế nào?


Các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở châu Âu và Mỹ gần như tương đồng với nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Thụy Điển. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta sẽ không nhấn nút “khởi động” như người Thụy Điển đã làm. Thực tế là, Mỹ và châu Âu đang theo đuổi giải pháp tương tự, đó là làm chậm lại những gì đang diễn ra giống như Nhật Bản làm trong thập niên trước. Thay vì viết nợ thế chấp xuống dưới giá trị thực của nó, các ngân hàng sẽ không bị buộc phải sử dụng chuẩn để chiếm lĩnh thị trường. Điều này cho phép ngân hàng nắm giữ tài sản trên sổ sách của mình ở mức giá mà đơn giản là sai lệch.


Các cổ đông ở những ngân hàng lớn cũng cần phải được trợ giúp và đây là điều cần thiết để khởi động lại hệ thống. Ở châu Âu, một cuộc chơi tương tự đang diễn ra. Khối nợ của PIIGS đang được giải cứu và đàm phán lại. PIIGS được ghép từ chữ cái đầu trong tên của các quốc gia Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Và hãy nhìn vào Hy Lạp, nơi giá trị trái phiếu tiếp tục giảm dần khi cứu trợ nối tiếp cứu trợ đã thất bại trong giải quyết vấn đề.


Như vậy, giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu thực sự có thể là sự khởi động lại. Tuy nhiên, khởi động lại không có nghĩa là hệ thống phải sụp đổ. Thụy Điển cho phép có rất nhiều khoản vay thành nợ xấu, ngân hàng đi tới phá sản và các công ty thất bại, nhưng không phải là hệ thống. Thụy Điển không bảo vệ các cổ đông nhưng họ bảo vệ hệ thống. Tương tự như thế, châu Âu và Mỹ nên đảm bảo hệ thống của chính mình hơn là các thể chế riêng lẻ.


Thái An
(theo Seekingalpha)