iPhone cũ đa phần là dựng
Trái với thông lệ mọi năm, iPhone năm nay gần như không có dấu hiệu hạ nhiệt. Những ngày đầu năm, theo ghi nhận thì thị trường gần như cháy hàng iPhone 4 và những chiếc iPhone 3GS cũng không phải lúc nào cũng có hàng.
Nếu như iPhone 4 là sản phẩm hot, vừa ra mắt thì iPhone 3GS lại là những chiếc máy có tuổi đời gần 2 năm. Nhưng vì giá iPhone 4 chễm chệ ở mức cao nên người dùng ít tiền quay sang lựa chọn iPhone 3GS như một sản phẩm tương đương cho thỏa cơn "ghiền".
Nếu như iPhone 4 là sản phẩm hot, vừa ra mắt thì iPhone 3GS lại là những chiếc máy có tuổi đời gần 2 năm. Nhưng vì giá iPhone 4 chễm chệ ở mức cao nên người dùng ít tiền quay sang lựa chọn iPhone 3GS như một sản phẩm tương đương cho thỏa cơn "ghiền".
Tuy nhiên, lợi dụng thị hiếu của người dùng với các sản phẩm Apple, giới dân buôn chụp giật cũng không bỏ lỡ cơ hội làm tiền người dùng bằng các loại hàng dựng.
Theo một chủ cửa hàng chuyên doanh iPhone thì 99% máy iPhone 3GS trên thị trường nếu bán tại các cửa hàng không phải chính hãng VinaPhone, Viettel thì chắc chắn là hàng dựng lại.
Thực tế thì với chi phí mua 1 iPhone 3GS tại Quảng Châu bản 16GB chỉ khoảng hơn 4 triệu, đầy đủ hộp và phụ kiện, giới dân buôn bất chính đem về tiêu thụ với giá bán ra khoảng hơn 7 triệu, tức là ăn lãi gần gấp 2 lần.
Điều đáng nói là, những chiếc iPhone 3GS này đều được dựng lại bằng cách đóng mới, chỉnh trang lại bộ vỏ để rồi quảng cáo là hàng mới 99% nhằm câu khách. Quá đáng hơn, các cửa hàng này còn mua những lô hàng iPhone 3GS giá rẻ với linh kiện main, màn hình, vỏ... về lắp lại rồi bán với giá ngang hàng lướt, lừa người tiêu dùng.
Trao đổi với anh Minh Tuấn, từng phụ trách chuỗi bảo hành dịch vụ Apple cho biết: "Cơn sốt iPhone 3GS tạo điều kiện cho giới dân buôn dựng hàng bán kiếm lời. Người mua phải chịu may rủi nếu mua phải một sản phẩm 'máy cỏ' bởi không thể biết khi nào nó lăn ra chết đột ngột, vô phương cứu chữa và thường thì các cửa hàng bán máy chỉ bảo hành trách nhiệm 1 tháng".
Không chỉ iPhone 3GS, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện những bản iPhone 4 đóng lại hộp bán ra ngang giá mới nhằm mục đích kiếm lời. Tìm kiếm trên Internet có thể cho ra rất nhiều kết quả bán iPhone 4 "nguyên seal" nhưng thực tế thì không phải cửa hàng nào cũng có khả năng ôm hàng bởi giá thành đầu vào khá cao.
Chính vì thế, những gian thương đã tìm cách mua lại những lô máy cũ từ các quốc gia khác được bán với giá thanh lý và đem về Việt Nam đóng lại vỏ hộp. Ngay cả một dân buôn lâu năm trong nghề cũng phải thốt lên rằng công nghệ làm nhái nhãn mác ở Việt Nam quả là thượng thừa, IMEI, Serial trên vỏ hộp luôn trùng khít thân máy và nilon đóng cũng rất khó phân biệt.
Mặc dù Apple đã có chức năng kiểm tra sản phẩm trực tuyến, giúp khách hàng tra cứu thông tin ngày xuất xưởng và tình trạng bảo hành của sản phẩm nhưng trên thực tế không phải khách mua nào cũng rành rẽ điều này.
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới 50% khách hàng chưa bao giờ cắm iPhone vào máy tính và vì thế đây chính là cơ hội để các gian thương đóng mới máy và kiếm tiền bất chính.
Làm sao phân biệt iPhone "dựng"?
Trước tình hình nhu cầu mua iPhone vẫn ngày một tăng, lẽ dĩ nhiên người dùng cũng nên cảnh giác trước những chiêu bán hàng dựng. Thực tế thì hiện nay nếu nhập máy mới từ các quốc gia lân cận như HongKong, Singapore thì sau khi trừ chi phí lãi không còn nhiều, do đó chẳng mấy cửa hàng hào hứng bán máy mới ngoại trừ các điểm bán chính hãng của Viettel, VinaPhone hay một số đơn vị bán lẻ uy tín. Nhưng nếu dựng lại một máy cũ thì nó lại sinh lãi khá nhiều nên các cửa hàng chẳng tội gì mà không...lừa gà.
Đối với dòng máy iPhone 3GS, lời khuyên tốt nhất là không nên mua bởi hiện nay nó đã ngừng sản xuất. Các cửa hàng của Viettel hay VinaPhone qua xác nhận cũng đã hết lượng hàng tồn kho và do đó nếu trên thị trường còn hàng mới nguyên hộp thì rất có thể nó là hàng dựng.
Đối với iPhone 4, người mua cần chú ý kỹ, tìm đến các cửa hàng uy tín để mua bởi giá chênh lệch là không nhiều. Ngoài ra, khi mua hàng mới nguyên hộp, cần bóc máy để kiểm tra phụ kiện và kết nối với máy tính để xác thực. Các thông số khi kết nối với iTunes sẽ báo chính xác và trùng khớp số SERIAL, IMEI, thậm chí là màu máy (đen hoặc trắng).
Tại địa chỉ https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do , người dùng có thể kiểm tra tình trạng bất kỳ sản phẩm nào của Apple gồm cả iPhone. Tại đây nó sẽ báo chính xác theo số IMEI tình trạng, phiên bản nào và được phân phối tại khu vực nào, đã bảo hành lần nào hay chưa.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong khoảng thời gian tháng 10 tới, nếu iPhone 5 ra mắt thì rất có thể thị trường sẽ đón nhận làn sóng hàng refurbish của chính hãng. Những lô hàng này thực chất là các sản phẩm mắc lỗi nhẹ đã được sửa và được đem bán với giá thấp hơn giá mới khoảng 30 đến 40%. Theo quy định của nhà sản xuất, hàng refurbish sẽ có dán các tem, ký tự đặc biệt để thể hiện là hàng giảm giá, và do đó người dùng cần chú ý kỹ bởi những lô hàng này thường cũng được đóng hộp như mới từ chính nhà sản xuất.
Theo một chủ cửa hàng chuyên doanh iPhone thì 99% máy iPhone 3GS trên thị trường nếu bán tại các cửa hàng không phải chính hãng VinaPhone, Viettel thì chắc chắn là hàng dựng lại.
Thực tế thì với chi phí mua 1 iPhone 3GS tại Quảng Châu bản 16GB chỉ khoảng hơn 4 triệu, đầy đủ hộp và phụ kiện, giới dân buôn bất chính đem về tiêu thụ với giá bán ra khoảng hơn 7 triệu, tức là ăn lãi gần gấp 2 lần.
Điều đáng nói là, những chiếc iPhone 3GS này đều được dựng lại bằng cách đóng mới, chỉnh trang lại bộ vỏ để rồi quảng cáo là hàng mới 99% nhằm câu khách. Quá đáng hơn, các cửa hàng này còn mua những lô hàng iPhone 3GS giá rẻ với linh kiện main, màn hình, vỏ... về lắp lại rồi bán với giá ngang hàng lướt, lừa người tiêu dùng.
Trao đổi với anh Minh Tuấn, từng phụ trách chuỗi bảo hành dịch vụ Apple cho biết: "Cơn sốt iPhone 3GS tạo điều kiện cho giới dân buôn dựng hàng bán kiếm lời. Người mua phải chịu may rủi nếu mua phải một sản phẩm 'máy cỏ' bởi không thể biết khi nào nó lăn ra chết đột ngột, vô phương cứu chữa và thường thì các cửa hàng bán máy chỉ bảo hành trách nhiệm 1 tháng".
Không chỉ iPhone 3GS, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện những bản iPhone 4 đóng lại hộp bán ra ngang giá mới nhằm mục đích kiếm lời. Tìm kiếm trên Internet có thể cho ra rất nhiều kết quả bán iPhone 4 "nguyên seal" nhưng thực tế thì không phải cửa hàng nào cũng có khả năng ôm hàng bởi giá thành đầu vào khá cao.
Chính vì thế, những gian thương đã tìm cách mua lại những lô máy cũ từ các quốc gia khác được bán với giá thanh lý và đem về Việt Nam đóng lại vỏ hộp. Ngay cả một dân buôn lâu năm trong nghề cũng phải thốt lên rằng công nghệ làm nhái nhãn mác ở Việt Nam quả là thượng thừa, IMEI, Serial trên vỏ hộp luôn trùng khít thân máy và nilon đóng cũng rất khó phân biệt.
Mặc dù Apple đã có chức năng kiểm tra sản phẩm trực tuyến, giúp khách hàng tra cứu thông tin ngày xuất xưởng và tình trạng bảo hành của sản phẩm nhưng trên thực tế không phải khách mua nào cũng rành rẽ điều này.
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới 50% khách hàng chưa bao giờ cắm iPhone vào máy tính và vì thế đây chính là cơ hội để các gian thương đóng mới máy và kiếm tiền bất chính.
Làm sao phân biệt iPhone "dựng"?
Trước tình hình nhu cầu mua iPhone vẫn ngày một tăng, lẽ dĩ nhiên người dùng cũng nên cảnh giác trước những chiêu bán hàng dựng. Thực tế thì hiện nay nếu nhập máy mới từ các quốc gia lân cận như HongKong, Singapore thì sau khi trừ chi phí lãi không còn nhiều, do đó chẳng mấy cửa hàng hào hứng bán máy mới ngoại trừ các điểm bán chính hãng của Viettel, VinaPhone hay một số đơn vị bán lẻ uy tín. Nhưng nếu dựng lại một máy cũ thì nó lại sinh lãi khá nhiều nên các cửa hàng chẳng tội gì mà không...lừa gà.
Đối với dòng máy iPhone 3GS, lời khuyên tốt nhất là không nên mua bởi hiện nay nó đã ngừng sản xuất. Các cửa hàng của Viettel hay VinaPhone qua xác nhận cũng đã hết lượng hàng tồn kho và do đó nếu trên thị trường còn hàng mới nguyên hộp thì rất có thể nó là hàng dựng.
Đối với iPhone 4, người mua cần chú ý kỹ, tìm đến các cửa hàng uy tín để mua bởi giá chênh lệch là không nhiều. Ngoài ra, khi mua hàng mới nguyên hộp, cần bóc máy để kiểm tra phụ kiện và kết nối với máy tính để xác thực. Các thông số khi kết nối với iTunes sẽ báo chính xác và trùng khớp số SERIAL, IMEI, thậm chí là màu máy (đen hoặc trắng).
Tại địa chỉ https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do , người dùng có thể kiểm tra tình trạng bất kỳ sản phẩm nào của Apple gồm cả iPhone. Tại đây nó sẽ báo chính xác theo số IMEI tình trạng, phiên bản nào và được phân phối tại khu vực nào, đã bảo hành lần nào hay chưa.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong khoảng thời gian tháng 10 tới, nếu iPhone 5 ra mắt thì rất có thể thị trường sẽ đón nhận làn sóng hàng refurbish của chính hãng. Những lô hàng này thực chất là các sản phẩm mắc lỗi nhẹ đã được sửa và được đem bán với giá thấp hơn giá mới khoảng 30 đến 40%. Theo quy định của nhà sản xuất, hàng refurbish sẽ có dán các tem, ký tự đặc biệt để thể hiện là hàng giảm giá, và do đó người dùng cần chú ý kỹ bởi những lô hàng này thường cũng được đóng hộp như mới từ chính nhà sản xuất.
- Vương Long