Từ rất lâu rồi, con người đã mơ tới AI thực thụ, máy móc có trí thông minh nhân tạo (AI - Artificial Intelligence). Nhưng tới nay, ước mơ ấy chỉ đang dừng lại ở trí tưởng tượng với những cuốn sách và phim ảnh.



Hiện nay đã tồn tại rất nhiều máy móc được xem như có trí thông minh nhân tạo (AI - Artificial Intelligence): Vệ tinh, máy bay không người lái, robot do thám, máy tính đánh cờ,… Tuy nhiên, nếu gọi AI đúng nghĩa (R-AI – Real AI) thì phải nói tới một trí tuệ tương đương con người.

Tức là máy móc phải biết phản ứng, suy nghĩ, học hỏi, thậm chí là để chúng có thể tự nhân bản, chứ không phải là làm những công việc được lập trình sẵn như tất cả các máy tính thông minh hiện nay.

Chính vì điều này, các nhà khoa học đánh giá: Để đạt được tới thời kì của AI thực thụ thì con người cần tới ít nhất 40 năm nữa.

Từ rất rất lâu rồi, con người đã mơ tới AI thực thụ. Nhưng cho tới nay, ước mơ ấy chỉ đang dừng lại ở trí tưởng tượng với những cuốn sách và phim ảnh mà thôi.

Đôi khi, những sự tưởng tượng phong phú đó đã tạo cho con người thêm cảm hứng để thúc đẩy nhanh chóng công cuộc nghiên cứu và chế tạo R-AI như họ.

Wall-E là một trong những Real AI trong mơ

Mặt khác, những ý tưởng trong phim ảnh lại khiến con người quá mơ mộng về khả năng này, khiến đa số chúng ta luôn tưởng tượng rằng việc chế tạo R-AI là trong tầm tay.

Trên nguyên tắc, máy tính có thể tính toán nhanh hơn con người ở tất cả phương diện. Tuy nhiên, chỉ xét riêng về tốc độ và dung lượng lưu trữ của máy tính chỉ tăng gấp đôi trong vòng 2 năm như thời gian gần đây thì còn lâu chúng mới có thể đuổi kịp trí khôn của con người.

Ngay cả Federico Faggin, người đã chế tạo ra con chip đầu tiên trên thế giới (chip 4004) cũng cho rằng: Trong 40 năm tới, chưa chắc đã có R-AI như con người mong đợi. Ông lấy dẫn chứng từ lịch sử của những con chip – bộ não cho các máy tính thông minh từ trước tới nay, rằng: Sau 40 năm ra đời của 4004 (1968) , “bộ óc” máy tính mạnh nhất hiện nay cũng chưa có dấu hiệu cho thấy hậu duệ của chúng sau 40 năm nữa sẽ đạt được đẳng cấp như con người. Đó là chưa kể bộ óc của con người còn rất nhiều bí ẩn chưa được khoa học khám phá.

Theo các chuyên gia, kể cả máy tính đạt tới tốc độ và bộ nhớ như con người đi nữa thì những hành động của chúng cũng chỉ là vô giác mà thôi, rất khó uyển chuyển được như con người. Như vậy, cùng lắm chúng chỉ đạt được đẳng cấp như những con côn trùng là cao.

Hướng đi nào cho R-AI?

Thực sự thì khi chưa định nghĩa được hết về trí thông minh của con người thì chúng ta cần một giới hạn nào đó để cho AI đạt tới- giống như một cột mốc trên cả chặng đường dài, qua được mốc này thì sẽ phấn đấu tới cột mốc khác. Ngoài ra, con người cần phải nhìn lại hướng đi của mình là đúng hay chưa? Liệu các lý thuyết về máy tính hiện nay đang đi theo lối mòn của logic Boolean là đúng hay chưa? Hay còn những hướng đi khác mà chúng ta không để ý tới? Bằng sự cố gắng của chính con người, việc 40 hay 30 năm nữa, máy tính có thể thông minh như chúng ta là điều hoàn toàn có thể.

(Theo TTVN/Ubergizmo)