Sau một thời gian trầm lắng, các trang web lừa đảo nạp card điện thoại trên Internet lại bùng phát với việc đưa ra những khuyến mại khủng như nạp thẻ 500 nghìn đồng để được 2,2 triệu đồng; nạp card để hack tiền của nhà mạng di động...
Đại diện của hai nhà mạng MobiFone và Viettel đều khẳng định những trang web này là giả mạo và Công an Hà Nội cũng đã vào cuộc điều tra những trang web này...
Lừa đảo nạp thẻ "siêu khuyến mại"
Từ nhiều ngày qua, trang web napnhanh-card.99k.xxx tồn tại trên mạng tự xưng là website nạp tiền điện thoại với mức khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn. Trang web treo hai logo của nhà mạng MobiFone và Viettel với giao diện hết sức đơn giản, chỉ có ô để nạp tiền, điền số điện thoại và số mã thẻ.
Theo quảng cáo trên trang web này, với mức nạp thẻ mệnh giá 100.000 đồng, khách hàng sẽ được hưởng tiền khuyến mại lên đến 450.000 đồng; mức thẻ 200 nghìn là 750 nghìn đồng; thẻ 300 nghìn được 1,3 triệu đồng và thẻ 500 nghìn được 2,2 triệu đồng. Mặc dù không có bất kỳ một đầu mối nào thể hiện rõ chủ sở hữu website là ai, không có số điện thoại, địa chỉ của nhà quản trị nhưng trang web vẫn để “Copyright 2010 - 2011 Viettel and Mobifone Inc” với mục đích lừa đảo người tiêu dùng.
Theo yêu cầu trên trang web, khách hàng phải cào mã số nạp thẻ và điền vào trang web khi chưa sử dụng thì mới có thể được khuyến mại. Chính vì thế đã có không ít nạn nhân bị lừa với số tiền từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Sau khi nạp thẻ, họ đều không được cộng một đồng vào tài khoản chứ không nói đến việc được khuyến mại khủng như trên.
Đặc biệt, chỉ sau vài phút nạp thẻ vào trang web trên, khách hàng sử dụng mã số thẻ để nạp vào tài khoản của mình thì mạng đều báo thẻ đã được nạp tiền, không sử dụng được nữa.
Khi chúng tôi sử dụng trang web để nạp thẻ với số thuê bao di động là số của cảnh sát 113, mã số thẻ là 12 chữ số bất kỳ thì trang web đều báo đã nạp thành công với thông báo “Nạp Card thanh công. Đang cập nhật tiền vào tài khoản... Quá trình sẽ kết thúc trong vòng 20 phút. Trong khi cập nhật thông tin cần những thao tác sau để quá trình nạp tiền không bị gián đoạn: tắt máy điện thoại trong khoảng 20 phút, số tiền sẽ tự cập nhật tùy theo mạng”.
Ngay sau khi trang web này xuất hiện, hàng loạt diễn đàn trên mạng đã đưa ra những cảnh báo về việc đây là một website nạp tiền điện thoại giả. Tuy nhiên, cũng tại những diễn đàn này đã có không ít khách hàng thừa nhận bị lừa nạp tiền.
Nạp thẻ để hack web nhà mạng lấy tiền!?
Bên cạnh chiêu lừa đảo nạp thẻ để hưởng siêu khuyến mãi như trên, một hình thức lừa đảo khác cũng được các đối tượng áp dụng là việc giới thiệu nạn nhân những thủ thuật hack tiền của nhà mạng di động.
Theo quảng cáo của các đối tượng (chủ yếu qua YM, Skype hack được của bạn bè nạn nhân) thì người dùng điện thoại có thể dùng thẻ cào nạp tiền nhiều lần vào tài khoản điện thoại. Sau đó, chúng cung cấp trang web có địa chỉ hackco-pro.coo.xx và giới thiệu nạn nhân phương thức hack như đã quảng cáo. Đáng chú ý, trang web có đuôi tên miền .vn, tại giao diện của trang web có các nội dung thông tin của Viettel, MobiFone với thông tin như tại trang web chính thức của nhà mạng này, phía dưới trang web cũng đề “Copyright 2010 - 2011 Viettel and Mobifone Inc” nên càng làm cho các nạn nhân tin tưởng hơn.
Trên giao diện của trang web chỉ có một phần khác là nơi điền mã thẻ, số seri, mạng cần hack và số điện thoại cần hack. Chỉ cần khách hàng mua thẻ mới, nạp mã và số seri vào các ô trống này với mục đích nạp 1 thẻ được nhiều lần sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt. Khi khách hàng nhấn vào ô “bắt đầu hack” cũng là lúc những thông tin khai báo được chuyển đến ngay cho kẻ lừa đảo và chúng sẽ sử dụng những số thẻ này để nạp cho điện thoại khác.
Ngoài phương thức hack như trên, các nhà mạng còn cho biết, trước đây có xuất hiện thủ đoạn lừa đảo hack sim điện thoại, soạn tin nhắn theo cú pháp có sẵn để tài khoản được tăng thêm tiền. Theo yêu cầu của các đối tượng hướng dẫn hack thì thuê bao phải sử dụng trên 230 ngày, tài khoản có trên 50.101 đồng.
Bản chất của phương thức này là chuyển tiền từ thuê bao của nạn nhân theo các dịch vụ chuyển tiền từ các máy di động. Khi nạn nhân sử dụng cú pháp theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo sẽ vô tình soạn cú pháp chuyển tiền từ máy điện thoại của mình sang máy của kẻ lừa đảo với số tiền theo đúng hướng dẫn của kẻ lừa đảo. Hình thức này tồn tại một thời gian khá dài nhưng do số tiền mất chỉ vài chục nghìn nên ít nạn nhân có khiếu nại đến nhà mạng cũng như cơ quan chức năng để được xử lý.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó giám đốc Viettel Telecom, khẳng định tất cả những hình thức nạp tiền, hack như trên đều là chiêu lừa đảo với mục đích chiếm đoạt tiền của khách hàng. Chúng lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu họ nạp tiền, khai báo mã thẻ rồi đánh cắp của họ. Do đó, Viettel đã nhắn tin đến các thuê bao để khuyến cáo khách hàng của mình không mắc lừa các trang web như trên.
Hiện Viettel chỉ áp dụng hình thức nạp tiền vào tài khoản bằng các nạp trực tiếp trên điện thoại hoặc website chính hãng. Với các chương trình khuyến mãi thì phải có tin nhắn đến thuê bao di động và đăng tải trên website chính thức của nhà mạng. Cả ông Tuấn và đại diện MobiFone, Vinaphone đều khẳng định các nhà mạng không có bất kỳ hình thức nạp thẻ nào như trên, không có khuyến mại quá 100% giá trị thẻ nạp và thực hiện đúng theo các quy định về khuyến mãi của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Tuấn cũng cho biết với các trang web có dấu hiệu giả mạo Viettel, đơn vị sẽ có ý kiến đến các cơ quan bảo vệ pháp luật đề nghị xử lý. Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo đội phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết sẽ tiến hành kiểm tra các trang web này và xử lý.
Minh Quang - (Theo TTO)
Đại diện của hai nhà mạng MobiFone và Viettel đều khẳng định những trang web này là giả mạo và Công an Hà Nội cũng đã vào cuộc điều tra những trang web này...
Lừa đảo nạp thẻ "siêu khuyến mại"
Từ nhiều ngày qua, trang web napnhanh-card.99k.xxx tồn tại trên mạng tự xưng là website nạp tiền điện thoại với mức khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn. Trang web treo hai logo của nhà mạng MobiFone và Viettel với giao diện hết sức đơn giản, chỉ có ô để nạp tiền, điền số điện thoại và số mã thẻ.
Giao diện trang web lừa đảo nạp thẻ “siêu khuyến mại” và hack nhà mạng di động. |
Một số các trang web lừa đảo nạp thẻ, lừa đảo hack nhà mạng... đã bị phát hiện gồm: - hackco-pro.coo.vn - napnhanh-card.99k.org - hackcard-dt.no1.vn - nap-card.99k.org - timlaiquakhu.zzl.org |
Đặc biệt, chỉ sau vài phút nạp thẻ vào trang web trên, khách hàng sử dụng mã số thẻ để nạp vào tài khoản của mình thì mạng đều báo thẻ đã được nạp tiền, không sử dụng được nữa.
Khi chúng tôi sử dụng trang web để nạp thẻ với số thuê bao di động là số của cảnh sát 113, mã số thẻ là 12 chữ số bất kỳ thì trang web đều báo đã nạp thành công với thông báo “Nạp Card thanh công. Đang cập nhật tiền vào tài khoản... Quá trình sẽ kết thúc trong vòng 20 phút. Trong khi cập nhật thông tin cần những thao tác sau để quá trình nạp tiền không bị gián đoạn: tắt máy điện thoại trong khoảng 20 phút, số tiền sẽ tự cập nhật tùy theo mạng”.
Ngay sau khi trang web này xuất hiện, hàng loạt diễn đàn trên mạng đã đưa ra những cảnh báo về việc đây là một website nạp tiền điện thoại giả. Tuy nhiên, cũng tại những diễn đàn này đã có không ít khách hàng thừa nhận bị lừa nạp tiền.
Nạp thẻ để hack web nhà mạng lấy tiền!?
Bên cạnh chiêu lừa đảo nạp thẻ để hưởng siêu khuyến mãi như trên, một hình thức lừa đảo khác cũng được các đối tượng áp dụng là việc giới thiệu nạn nhân những thủ thuật hack tiền của nhà mạng di động.
Giao diện trang web lừa đảo nạp thẻ “siêu khuyến mại” và hack nhà mạng di động. |
Trên giao diện của trang web chỉ có một phần khác là nơi điền mã thẻ, số seri, mạng cần hack và số điện thoại cần hack. Chỉ cần khách hàng mua thẻ mới, nạp mã và số seri vào các ô trống này với mục đích nạp 1 thẻ được nhiều lần sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt. Khi khách hàng nhấn vào ô “bắt đầu hack” cũng là lúc những thông tin khai báo được chuyển đến ngay cho kẻ lừa đảo và chúng sẽ sử dụng những số thẻ này để nạp cho điện thoại khác.
Ngoài phương thức hack như trên, các nhà mạng còn cho biết, trước đây có xuất hiện thủ đoạn lừa đảo hack sim điện thoại, soạn tin nhắn theo cú pháp có sẵn để tài khoản được tăng thêm tiền. Theo yêu cầu của các đối tượng hướng dẫn hack thì thuê bao phải sử dụng trên 230 ngày, tài khoản có trên 50.101 đồng.
Bản chất của phương thức này là chuyển tiền từ thuê bao của nạn nhân theo các dịch vụ chuyển tiền từ các máy di động. Khi nạn nhân sử dụng cú pháp theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo sẽ vô tình soạn cú pháp chuyển tiền từ máy điện thoại của mình sang máy của kẻ lừa đảo với số tiền theo đúng hướng dẫn của kẻ lừa đảo. Hình thức này tồn tại một thời gian khá dài nhưng do số tiền mất chỉ vài chục nghìn nên ít nạn nhân có khiếu nại đến nhà mạng cũng như cơ quan chức năng để được xử lý.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó giám đốc Viettel Telecom, khẳng định tất cả những hình thức nạp tiền, hack như trên đều là chiêu lừa đảo với mục đích chiếm đoạt tiền của khách hàng. Chúng lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu họ nạp tiền, khai báo mã thẻ rồi đánh cắp của họ. Do đó, Viettel đã nhắn tin đến các thuê bao để khuyến cáo khách hàng của mình không mắc lừa các trang web như trên.
Hiện Viettel chỉ áp dụng hình thức nạp tiền vào tài khoản bằng các nạp trực tiếp trên điện thoại hoặc website chính hãng. Với các chương trình khuyến mãi thì phải có tin nhắn đến thuê bao di động và đăng tải trên website chính thức của nhà mạng. Cả ông Tuấn và đại diện MobiFone, Vinaphone đều khẳng định các nhà mạng không có bất kỳ hình thức nạp thẻ nào như trên, không có khuyến mại quá 100% giá trị thẻ nạp và thực hiện đúng theo các quy định về khuyến mãi của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Tuấn cũng cho biết với các trang web có dấu hiệu giả mạo Viettel, đơn vị sẽ có ý kiến đến các cơ quan bảo vệ pháp luật đề nghị xử lý. Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo đội phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội cho biết sẽ tiến hành kiểm tra các trang web này và xử lý.
Minh Quang - (Theo TTO)