- Nhờ những phát kiến sáng tạo mới, các xu thế công nghệ như Internet of Things (IoT), điện toán đám mây (cloud computing) hay kết nối di động băng rộng 5G có thể được ứng dụng vào thực tiễn rất gần gũi, chẳng hạn như trong việc… chăn bò.

Tại diễn đàn Ngày Sáng tạo HID 2016 (Huawei Innovation Day 2016) diễn ra tại Sydney vào ngày 2/11 vừa qua, các diễn giả tham dự hội nghị đã đưa ra những phát kiến mới giúp ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn rất thú vị.

Ứng dụng IoT để… chăn bò

Một trong những phát kiến sáng tạo thu hút được nhiều sự quan tâm tại HID 2016 là ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, sử dụng công nghệ IoT để đếm bước chân bò. Thoạt nghe có vẻ hơi lạ kỳ, nhưng hiệu quả thực tiễn lại vô cùng ấn tượng.

 

{keywords}
Phát kiến dùng chip cảm biến đếm bước chân bò để chăn nuôi bò hiệu quả hơn.

Australia là đất nước có nên nông nghiệp rất phát triển, với các trang trại quy mô lớn có những đàn bò tới hàng ngàn con. Việc giám sát sức khỏe, kiểm tra thú ý định kỳ cho những đàn bò lớn như vậy trở nên rất phức tạp, tốn kém chi phí và nhân lực thuê bác sỹ thú y.

Để giảm bớt nhân lực và tăng cường hiệu quả cho công việc này, mỗi con bò khi nhập về trang trại sẽ được lắp đặt một bộ chip cảm biến vào chân với nguồn pin đủ dùng trong 5 năm. Các chip cảm biến này sẽ thống kê bước chân hàng ngày của từng con bò và gửi dữ liệu về hệ thống dựa trên nền tảng IoT và điện toán đám mây. Khi mỗi con bò có dấu hiệu giảm số bước chân bất thường, đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sức khỏe của bò đang có vấn đề, cần được bác sỹ thú y thăm khám

Các dữ liệu từ hàng ngàn bộ chip gắn ở chân bò sẽ được xử lý và thông báo thường xuyên tới smartphone hay máy tính bảng của người chăn nuôi. Ngay khi mỗi cá thể bò xuất hiện triệu chứng bất thường, chủ trại bò đã có thể xác định rõ đó là con bò nào và hiện đang ở đâu trong nông trại để tiến hành điều trị kịp thời. Nhờ vậy, đàn bò sẽ giảm thiểu được tỉ lệ bị ốm, chết do mắc bệnh, cũng như ngăn chặn tốt các dấu hiệu dịch bệnh để không lây ra cả đàn lớn.

Ngoài ra, nhờ việc xác định sớm và điều trị cho từng cá thể bò, chủ trang trại sẽ không phải tốn các khoản chi phí lớn để kiểm tra thú y định kỳ cho cả đàn hàng ngàn con bò, chỉ cần tập trung vào chữa trị cho đúng những con bị bệnh. Kết quả là đàn bò tăng trưởng tốt hơn, giảm được chi phí chăn nuôi, chi phí nhân công giám sát hàng ngày.

Chi phí cho IoT ngày càng rẻ

Với chủ đề “Brilliance of Exploration”, Hội nghị HID 2016 thu hút sự tham gia của hơn 150 chuyên gia và các nhà nghiên cứu từ nhiều ngành, các viện nghiên cứu, các chính phủ, cơ quan quản lý...

Phát biểu tại hội nghị HID 2016, ông Li Jinge, Chủ tịch Huawei Châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng những khám phá của ngành ICT trong tương lai sẽ cần có sự tham gia của tất cả mọi thành phần trong xã hội, vì vẫn còn nhiều thách thức cần khai phá để tạo nên một xã hội thông minh.. Ông Li cho biết sự tăng trưởng và  những thành công ấn tượng mà Huawei có được đều là kết quả của sự chuyên tâm đầu tư vào sáng tạo và luôn đặt trọng tâm vào khách hàng.

{keywords}
Chi phí cho IoT ngày càng trở nên rẻ hơn.

Tại hội nghị, cũng có những ý kiến cho rằng việc đầu tư ban đầu vào hệ thống IoT như sáng kiến đếm bước chân bò sẽ khá tốn kém, tuy nhiên, các dữ liệu cho thấy IoT đang ngày càng phát triển mạnh nhờ vào chi phí rẻ.

Theo thống kê, trong vòng 10 năm trở lại đây, giá thành của các thiết bị cảm biến đã giảm tới hơn 2 lần, trong khi giá thành băng thông kết nối Internet giảm tới 40 lần. Ngoài ra, chi phí xử lý dữ liệu (hệ thống máy chủ, bộ vi xử lý…) cũng đã giảm tới hơn 60 lần trong 10 năm qua. Những điều kiện này giúp việc triển khai IoT vào cuộc sống hàng ngày trở nên dễ dàng và khả thi hơn rất nhiều.

Triển vọng 5G giúp “vạn vật kết nối”

Để đạt được mục tiêu triển khai công nghệ 5G trên thế giới vào năm 2020, hệ thống cơ sở hạ tầng mạng phải đáp ứng được tốc độ truyền dẫn cao gấp 100 lần hiện tại, tương ứng với mức 10Gbps. Để làm được điều này, theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, cần phải đáp ứng được các yếu tố: Tăng gấp 10 lần băng thông kết nối, tăng gấp 5 lần hiệu quả sử dụng băng tần sóng di động và tăng cấp 2 lần phạm vi phủ sóng.

{keywords}
Bài toán tăng 100 lần tốc độ kết nối để triển khai được mạng 5G.

Để giải quyết bài toán này, cần có sự đồng bộ từ cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý, quy hoạch và chuẩn bị băng tần sẵn sàng cho kết nối 5G, đồng thời các công ty viễn thông cũng cần nâng cấp hệ thống hạ tầng để sẵn sàng cho việc triển khai. Hiện tại, tốc độ kết nối trung bình của các nhà mạng trên thế giới vẫn mới chỉ sẵn sàng ở mức 100Mbps, tương đương với tốc độ 4G.

 

{keywords}
Kết nối tốc độ cao 5G sẽ cho phép mọi thiết bị kết nối và tương tác trong thời gian thực, đáp ứng các hoạt động của xã hội thực tế.

Với tốc độ của kết nối 5G, các ứng dụng dành cho giao thông thông minh, điều khiển phương tiện giao thông không người lái, thành phố thông minh, ứng dụng nhà thông minh… mới đủ điều kiện để phản ứng kịp trong thời gian thực, phù hợp với các nhu cầu di chuyển và tương tác trong xã hội thực tế.

Huy Phong (ghi)