Giống như phần lớn các bậc cha mẹ ở Việt Nam, cũng như ở bất cứ đâu trên thế giới, khi có “của ăn, của để,” các ông bố bà mẹ người Nga đều mong con cái có cơ hội được học tập, trong tương lai sẽ là người thành đạt, có việc làm phù hợp, lương bổng cao và tạo được thanh danh.
Và để có được tương lai đó, các đại gia giàu có người Nga đều nhận thấy cần đầu tư ngay từ khi những đứa con mình còn nhỏ và mỗi người trong số họ đầu tư theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, làm sao để việc đầu tư mang lại “trái ngọt” là điều không dễ dàng.
Những nghiên cứu mới đây về xu hướng đầu tư giáo dục cho thấy hiện ở Nga, mức độ đầu tư cho việc hoc của con cái phụ thuộc vào mức thu nhập và cách tư duy về giáo dục của từng gia đình.
Cấp độ đầu tiên được gọi là cấp độ “đỉnh cao” thuộc về các gia đình khá giả, có mức thu nhập từ 300.000 rúp/ tháng trở lên (tương đương khoảng 10.000$). Những gia đình loại này thường đặt mục tiêu để con cái học có tấm bằng đại học của một trường danh tiếng trên thế giới.
Thêm vào đó, trong quá trình học phổ thông các ông bố bà mẹ này thường không theo xu hướng lựa chọn những môn học nhất định để hướng nghiệp cho con khi vào đại học, họ muốn con cái mình có được những kiến thức phổ thông rộng về mọi lĩnh vực cuộc sống.
Con cái những gia đình này thường được gửi đi học ở những trường phổ thông ở các nước khác nhau, cứ 1 – 2 hoặc 3 năm thay đổi trường 1 lần. Với cách này, con cái nhà giàu ở Nga có cơ hội học thêm vài ngoại ngữ và thích nghi với những môi trương sống khác nhau.
Ông Aidar kaliev – lãnh đạo tập đoàn “VTB Capital”, có hai cô con gái tuổi 16, cho rằng điều quan trọng là cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho chúng cảm thấy mình là người có khả năng tự lập, có khả năng thích nghi và phát triển trong những môi trường văn hóa khác nhau.
“Tôi gửi các con đi học ở Anh 1 năm, hiện các con tôi lại đang theo học chương trình quốc tế ở Matxcơva. Ngoài ra các con tôi thường ra nước ngoài tham gia các chương trình giáo dục và bổ sung kiến thức khác nữa”, - Ông Aidar Kaliev nói. Số tiền mà ông Kaliev chi cho mỗi cô con gái học ở Anh là 50.000 USD/ năm.
Daria Tinkova – con gái của doanh nhân nổi tiếng của Nga Oleg Tinkov, mới 16 tuổi nhưng đã có “thâm niên” 5 năm học Mỹ, 1 năm học ở Italia, 1 năm học ở Nga (2 năm học này đều ở những trường học bình thường).
Hiện Daria đang học tại một trường trung học ở Anh. Cô bé nói giỏi 3 ngoại ngữ là Anh, Italia và tiếng Pháp. Ngoài ra em đang học tiếng Đức.
“Hãy đầu tư cho con cái, đừng tiếc khi phải chi tiền cho chúng học chơi tennis, học bơi, học toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, - ông Oleg Tinkov chia sẻ, - đó là những khoản đầu tư tốt nhất mà mọi người có thể làm. Đừng nên mua thừa một chiếc áo, đừng tiêu cho nhà hàng, đừng uống bia, hãy chi số tiền đó cho thầy cô giáo và cho những người kiến tạo giáo dục”.
Chủ tịch hãng phân phối điện thoại di động “Evrpset” Aleksand Malis thì có ý kiến hơi khác một chút so với hai doanh nhân Aidar Kaliev và Oleg Tinkov đã đề cập trên.
A.Malis cho rằng nhìn từ quan điểm giáo dục thì không nhất thiết phải gửi con học ở những trường nổi tiếng, mà cần quan tâm đến chất lượng giáo viên: Con trẻ phải được lớn lên trong môi trường bình thường, thì hoàn toàn có thể đứng được trong môi trường thượng lưu, chứ không thể có qui trình ngược lại.
Vì vậy, cô con gái 12 tuổi của ông A.Malis học ở trường bình thường như những con nhà bình dân khác, học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Do thái cổ, là chương trình học bắt buộc ở trường. A.Malis muốn con gái mình có thể thích nghi với bất cứ môi trường nào.
Từ khi lên 9 tuổi, mỗi năm con gái ông A. Malis đều tham gia trại hè ở Mỹ với mức chi phí khoảng 3000 – 4000$/năm. “ Tôi cho rằng mỗi lần đi trại hè là một “cú sốc giao tiếp” đối với cháu. Để tồn tại trong xã hội, nơi mà không ai biết nói tiếng Nga thì con gái tôi phải biết hành động và kể cả hành động bằng quả đấm, và sẽ học ngoại ngữ rất nhanh”, - doanh nhân A.Malis khẳng định.
Ngoài học kiến thức, con gái ông A.Malis còn tham gia câu lạc bộ nhảy, học nhạc, tham gia những hoạt động không bắt buộc do nhà trường tổ chức.
Ông không thuê giáo viên đến nhà dạy thêm. Chi phí cho những buổi học thêm về nhạc và nhảy chỉ khoảng vài chục đô la mỗi tháng, nhưng theo doanh nhân A.Malis, cho dù con ông học môn gì đi nữa, thì cũng phải để thời khóa biểu bắt buộc mỗi ngày đều được lấp đầy từ 9h sáng cho tới 6h chiều, ngoài ra còn làm bài tập về nhà rồi sau đó đi ngủ để ngày mai lại tiếp tục một ngày mới.
Hãy còn khá sớm để ông A. Malis nghĩ đến giáo dục đại học đối với con gái, nhưng điều chắc chắn rằng để con ông trở thành “người của quốc tế” thì cô bé sẽ không học đại học ở trong nước.
Đối với doanh nhân nổi tiếng giàu có này, thì khi lựa chọn trường đại học cho con gái, quan trọng không phải là danh tiếng của trường, mà là “chất lượng của môi trường xung quanh”, bởi ông cho rằng về chất lượng đào tạo kiến thức, các trường đại học danh tiếng về cơ bản đều như nhau.
Ngoài ra, theo ông A.Malis việc đào tạo nghề nghiệp phải được bắt đầu ngay từ năm thứ nhất đại học và ông sẽ giúp con gái tìm việc, nhưng không phải tìm chỗ làm có lương bổng cao.
“Con gái tôi cần thử nghiệm nghề mà trong tương lai cháu sẽ làm, - ông Malis chia sẻ, - nếu chọn học luật, cháu phải ‘xách cặp” theo học một luật sư nổi tiếng, nếu học y – phải theo học một bác sĩ giỏi”.
Một năm học ở Anh sẽ phải chi phí khoảng từ 24.000 đến 30.000 $, chưa kể chi phí sinh hoạt.
Mức độ đầu tư đứng thứ hai thuộc về các gia đình có thu nhập từ 100.000 đến 300.000 rúp/ tháng (tương đương khoảng 3000 – 10.000$).
Theo thống kê, các gia đình được gọi là tầng lớp trung lưu này thường không định hướng đưa con cái ra nước ngoài học, mà lựa chọn những trường nổi tiếng trong nước.
Ví dụ, bà Irina Kuznesova B.V. ở Nga, cho rằng sẽ lựa chọn trường phổ thông và đại học nằm trên địa bàn Matxcơvà cho con trai mình.
Theo phương án này, mỗi tháng cha mẹ phải chi khoảng 1000 rúp(tương đương khoảng 33$) để chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong thời gian học tiểu học, bao gồm cả những giờ học bổ sung, trong đó nhất định phải có môn tiếng Anh, chi phí phải trả khoảng 4500 rúp/ tháng (150$).
Tiếp theo là chuẩn bị cho con vào trung học và vấn đề mà cha mẹ quan tâm là con mình có thiên hướng nhiều về khoa học tự nhiên hay xã hội.
Cần nói thêm rằng hiện ở Nga xuất hiện rất nhiều loại trường trung học chuyên, cơ hội lựa chọn là rất lớn, nhưng các ông bố bà mẹ thuộc nhóm này vẫn đánh giá cao những trường có thương hiệu từ thời Xô Viết.
Hiện nay ở Nga đang phổ biến quan niệm cho rằng những giờ học tiếng Anh một thầy một trò không mấy hiệu quả bằng tiếng Anh miễn phí tại các trường phổ thông chuyên ngoại ngữ.
Vì vậy, cho dù đứa con của mình có thiên hướng về kỹ thuật thì cha mẹ vẫn lựa chọn trường chuyên ngoại ngữ để con theo học.
Và trường hợp này thì học sinh lại cần tới giáo viên kèm thêm về môn học mà mình muốn chọn học sâu trong tương lai (cụ thể ở đây là những môn liên quan tới kỹ thuật) và theo dõi kết quả học tập.
Tiền thuê giáo viên ở đây dao động từ 4500 đến 9000 rúp (150 – 300$). Trong trường hợp đứa trẻ có thiên hướng về các môn xã hội và học ngoại ngữ một cách dễ dàng, thì chúng lại không dễ dàng với các môn học tự nhiên.
Để con trẻ có thể phát triển toàn diện, cha mẹ phải thuê giáo viên dạy kèm các môn khoa học tự nhiên, trong đó quan trọng là môn toán.
Cũng giống như ở Việt Nam, trường chuyên là đích mà nhiều cha mẹ ở Nga hướng con cái mình tới. Trường chuyên tốt với đúng nghĩa của nó không nhiều, vì vậy khả năng được chọn vào trường không nhiều, vì vậy khả năng được chọn vào trường không lớn nếu học sinh không thực sự có khả năng.
Trường phổ thông chuyên thuộc trường đại học tổng hợp kỹ thuật mang tên Bauman mỗi năm đều tổ chức những khóa luyện thi đại học với giá khoảng 1200$ cho mỗi khóa.
Mặc dù số tiền chi không phải là nhỏ, nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh của những trường chuyên tốt thi đỗ vào đại học ngày càng cao.
Có thể thấy rằng đầu tư giáo dục không thể chỉ làm từ một phía – mong muốn của cha mẹ mà không tính đến khả năng cũng như mong muốn của con trẻ. Có tiền mà không biết cách đầu tư đúng hướng thì sẽ mất nhiều hơn được.
Theo Hải Hà GD&TĐ
Và để có được tương lai đó, các đại gia giàu có người Nga đều nhận thấy cần đầu tư ngay từ khi những đứa con mình còn nhỏ và mỗi người trong số họ đầu tư theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, làm sao để việc đầu tư mang lại “trái ngọt” là điều không dễ dàng.
Những nghiên cứu mới đây về xu hướng đầu tư giáo dục cho thấy hiện ở Nga, mức độ đầu tư cho việc hoc của con cái phụ thuộc vào mức thu nhập và cách tư duy về giáo dục của từng gia đình.
Cấp độ đầu tiên được gọi là cấp độ “đỉnh cao” thuộc về các gia đình khá giả, có mức thu nhập từ 300.000 rúp/ tháng trở lên (tương đương khoảng 10.000$). Những gia đình loại này thường đặt mục tiêu để con cái học có tấm bằng đại học của một trường danh tiếng trên thế giới.
|
HS trong một lớp học tại Matxcova. Ảnh: Báo Độc lập (Nga) |
Thêm vào đó, trong quá trình học phổ thông các ông bố bà mẹ này thường không theo xu hướng lựa chọn những môn học nhất định để hướng nghiệp cho con khi vào đại học, họ muốn con cái mình có được những kiến thức phổ thông rộng về mọi lĩnh vực cuộc sống.
Con cái những gia đình này thường được gửi đi học ở những trường phổ thông ở các nước khác nhau, cứ 1 – 2 hoặc 3 năm thay đổi trường 1 lần. Với cách này, con cái nhà giàu ở Nga có cơ hội học thêm vài ngoại ngữ và thích nghi với những môi trương sống khác nhau.
Ông Aidar kaliev – lãnh đạo tập đoàn “VTB Capital”, có hai cô con gái tuổi 16, cho rằng điều quan trọng là cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho chúng cảm thấy mình là người có khả năng tự lập, có khả năng thích nghi và phát triển trong những môi trường văn hóa khác nhau.
“Tôi gửi các con đi học ở Anh 1 năm, hiện các con tôi lại đang theo học chương trình quốc tế ở Matxcơva. Ngoài ra các con tôi thường ra nước ngoài tham gia các chương trình giáo dục và bổ sung kiến thức khác nữa”, - Ông Aidar Kaliev nói. Số tiền mà ông Kaliev chi cho mỗi cô con gái học ở Anh là 50.000 USD/ năm.
Daria Tinkova – con gái của doanh nhân nổi tiếng của Nga Oleg Tinkov, mới 16 tuổi nhưng đã có “thâm niên” 5 năm học Mỹ, 1 năm học ở Italia, 1 năm học ở Nga (2 năm học này đều ở những trường học bình thường).
Hiện Daria đang học tại một trường trung học ở Anh. Cô bé nói giỏi 3 ngoại ngữ là Anh, Italia và tiếng Pháp. Ngoài ra em đang học tiếng Đức.
“Hãy đầu tư cho con cái, đừng tiếc khi phải chi tiền cho chúng học chơi tennis, học bơi, học toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, - ông Oleg Tinkov chia sẻ, - đó là những khoản đầu tư tốt nhất mà mọi người có thể làm. Đừng nên mua thừa một chiếc áo, đừng tiêu cho nhà hàng, đừng uống bia, hãy chi số tiền đó cho thầy cô giáo và cho những người kiến tạo giáo dục”.
Chủ tịch hãng phân phối điện thoại di động “Evrpset” Aleksand Malis thì có ý kiến hơi khác một chút so với hai doanh nhân Aidar Kaliev và Oleg Tinkov đã đề cập trên.
A.Malis cho rằng nhìn từ quan điểm giáo dục thì không nhất thiết phải gửi con học ở những trường nổi tiếng, mà cần quan tâm đến chất lượng giáo viên: Con trẻ phải được lớn lên trong môi trường bình thường, thì hoàn toàn có thể đứng được trong môi trường thượng lưu, chứ không thể có qui trình ngược lại.
Vì vậy, cô con gái 12 tuổi của ông A.Malis học ở trường bình thường như những con nhà bình dân khác, học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Do thái cổ, là chương trình học bắt buộc ở trường. A.Malis muốn con gái mình có thể thích nghi với bất cứ môi trường nào.
Từ khi lên 9 tuổi, mỗi năm con gái ông A. Malis đều tham gia trại hè ở Mỹ với mức chi phí khoảng 3000 – 4000$/năm. “ Tôi cho rằng mỗi lần đi trại hè là một “cú sốc giao tiếp” đối với cháu. Để tồn tại trong xã hội, nơi mà không ai biết nói tiếng Nga thì con gái tôi phải biết hành động và kể cả hành động bằng quả đấm, và sẽ học ngoại ngữ rất nhanh”, - doanh nhân A.Malis khẳng định.
|
HS Nga trong một giờ học công nghệ thông tin. Ảnh: Cnews |
Ngoài học kiến thức, con gái ông A.Malis còn tham gia câu lạc bộ nhảy, học nhạc, tham gia những hoạt động không bắt buộc do nhà trường tổ chức.
Ông không thuê giáo viên đến nhà dạy thêm. Chi phí cho những buổi học thêm về nhạc và nhảy chỉ khoảng vài chục đô la mỗi tháng, nhưng theo doanh nhân A.Malis, cho dù con ông học môn gì đi nữa, thì cũng phải để thời khóa biểu bắt buộc mỗi ngày đều được lấp đầy từ 9h sáng cho tới 6h chiều, ngoài ra còn làm bài tập về nhà rồi sau đó đi ngủ để ngày mai lại tiếp tục một ngày mới.
Hãy còn khá sớm để ông A. Malis nghĩ đến giáo dục đại học đối với con gái, nhưng điều chắc chắn rằng để con ông trở thành “người của quốc tế” thì cô bé sẽ không học đại học ở trong nước.
Đối với doanh nhân nổi tiếng giàu có này, thì khi lựa chọn trường đại học cho con gái, quan trọng không phải là danh tiếng của trường, mà là “chất lượng của môi trường xung quanh”, bởi ông cho rằng về chất lượng đào tạo kiến thức, các trường đại học danh tiếng về cơ bản đều như nhau.
Ngoài ra, theo ông A.Malis việc đào tạo nghề nghiệp phải được bắt đầu ngay từ năm thứ nhất đại học và ông sẽ giúp con gái tìm việc, nhưng không phải tìm chỗ làm có lương bổng cao.
“Con gái tôi cần thử nghiệm nghề mà trong tương lai cháu sẽ làm, - ông Malis chia sẻ, - nếu chọn học luật, cháu phải ‘xách cặp” theo học một luật sư nổi tiếng, nếu học y – phải theo học một bác sĩ giỏi”.
Một năm học ở Anh sẽ phải chi phí khoảng từ 24.000 đến 30.000 $, chưa kể chi phí sinh hoạt.
Mức độ đầu tư đứng thứ hai thuộc về các gia đình có thu nhập từ 100.000 đến 300.000 rúp/ tháng (tương đương khoảng 3000 – 10.000$).
Theo thống kê, các gia đình được gọi là tầng lớp trung lưu này thường không định hướng đưa con cái ra nước ngoài học, mà lựa chọn những trường nổi tiếng trong nước.
Ví dụ, bà Irina Kuznesova B.V. ở Nga, cho rằng sẽ lựa chọn trường phổ thông và đại học nằm trên địa bàn Matxcơvà cho con trai mình.
Theo phương án này, mỗi tháng cha mẹ phải chi khoảng 1000 rúp(tương đương khoảng 33$) để chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong thời gian học tiểu học, bao gồm cả những giờ học bổ sung, trong đó nhất định phải có môn tiếng Anh, chi phí phải trả khoảng 4500 rúp/ tháng (150$).
Tiếp theo là chuẩn bị cho con vào trung học và vấn đề mà cha mẹ quan tâm là con mình có thiên hướng nhiều về khoa học tự nhiên hay xã hội.
Cần nói thêm rằng hiện ở Nga xuất hiện rất nhiều loại trường trung học chuyên, cơ hội lựa chọn là rất lớn, nhưng các ông bố bà mẹ thuộc nhóm này vẫn đánh giá cao những trường có thương hiệu từ thời Xô Viết.
Hiện nay ở Nga đang phổ biến quan niệm cho rằng những giờ học tiếng Anh một thầy một trò không mấy hiệu quả bằng tiếng Anh miễn phí tại các trường phổ thông chuyên ngoại ngữ.
Vì vậy, cho dù đứa con của mình có thiên hướng về kỹ thuật thì cha mẹ vẫn lựa chọn trường chuyên ngoại ngữ để con theo học.
Và trường hợp này thì học sinh lại cần tới giáo viên kèm thêm về môn học mà mình muốn chọn học sâu trong tương lai (cụ thể ở đây là những môn liên quan tới kỹ thuật) và theo dõi kết quả học tập.
Tiền thuê giáo viên ở đây dao động từ 4500 đến 9000 rúp (150 – 300$). Trong trường hợp đứa trẻ có thiên hướng về các môn xã hội và học ngoại ngữ một cách dễ dàng, thì chúng lại không dễ dàng với các môn học tự nhiên.
Để con trẻ có thể phát triển toàn diện, cha mẹ phải thuê giáo viên dạy kèm các môn khoa học tự nhiên, trong đó quan trọng là môn toán.
Cũng giống như ở Việt Nam, trường chuyên là đích mà nhiều cha mẹ ở Nga hướng con cái mình tới. Trường chuyên tốt với đúng nghĩa của nó không nhiều, vì vậy khả năng được chọn vào trường không nhiều, vì vậy khả năng được chọn vào trường không lớn nếu học sinh không thực sự có khả năng.
Trường phổ thông chuyên thuộc trường đại học tổng hợp kỹ thuật mang tên Bauman mỗi năm đều tổ chức những khóa luyện thi đại học với giá khoảng 1200$ cho mỗi khóa.
Mặc dù số tiền chi không phải là nhỏ, nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh của những trường chuyên tốt thi đỗ vào đại học ngày càng cao.
Có thể thấy rằng đầu tư giáo dục không thể chỉ làm từ một phía – mong muốn của cha mẹ mà không tính đến khả năng cũng như mong muốn của con trẻ. Có tiền mà không biết cách đầu tư đúng hướng thì sẽ mất nhiều hơn được.
Theo Hải Hà GD&TĐ