TIN BÀI KHÁC:
Bức thư đặc biệt gửi tác giả bài văn lạ
Những nén nhang thơm tưởng nhớ thầy...
Thời của những đứa trẻ "hàng hiệu"
Clip “phòng the” hay tuyên truyền?
Đoạn phim ngắn bắt đầu bằng cảnh cô gái nude trong phòng tắm. Nghe tiếng điện thoại cô tắt vòi nước, mặc khăn tắm ra thay đồ, chuẩn bị tới chỗ chàng trai vừa gọi điện.
Trang điểm đẹp, áo quần như đi dạ hội cô đến một nơi và nằm lên chiếc giường, hồi hộp chờ người đàn ông tới. Khán giả bị đánh lừa bởi lời nói: “Đừng sợ, hãy tin anh”, “Anh ơi đừng” của đôi bạn.
Tiếp tục là những cái vuốt tay của chàng trai; tiếng rên khe khẽ, chân tay cào cấu chăn rồi tiếng kêu đau đớn của cô gái.
BẤM ĐỂ XEM CLIP
Sự thật chỉ được hé lộ ở cuối phim khi cô gái vui vẻ bước ra từ phòng hiến máu với băng gạc tên tay cùng hình ảnh dấu “Chữ thập đỏ” và khẩu hiệu “Hãy hiến máu”, “Hiến máu là cứu người”.
Được tải lên mạng hồi tháng 9/2010 trên Youtube và đã có hơn 220.000 lượt xem.
Không dành cho khán giả phổ thông
Chỉ một vài nhận xét phía dưới nhưng hầu hết đều tỏ ý không hài lòng. Bạn có nickname A3sirius nhận xét: “Clip tuyên truyền Hiến máu nhân đạo! Hãi hùng chưa!”.
Không sốc khi xem đoạn phim trên nhưng theo bác Đào Nguyễn (bút danh), Nguyên Giám đốc kênh Thời sự-chính trị tổng hợp VOV1, hiện làm cố vấn cho Đài truyền hình Kĩ thuật số VTC, người am hiểu về điện ảnh chia sẻ: “Clip không dành cho khán giả phổ thông xem tức là có chọn lọc và người xem phải có trình độ.
Đúng là hiến máu thì thân thể phải sạch sẽ. Hiến máu là đau nên có thể phải đau gót chân phải kêu nhưng những đoạn này quá dài, phải cắt bớt”
.
Theo bác: “Khán giả bình thường phải xem lần ít nhất 2 lần mới hiểu. Về mặt góc quay, cảnh quay của các bạn rất khá. Tuy nhiên đây là cách làm không gần báo chí truyền thông cho lắm.
Bình thường khi xem bạn sẽ nghĩ sang cái khác ngay. Đoạn phim này hơi mang tính sex, về tính mục đích tuyên truyền còn non, chưa đọng lại nội dung cần truyền tải”.
Đồng ý rằng hiện nay việc tuyên truyền hiến máu của chúng ta còn khô cứng, chủ yếu ở dạng hình ảnh nhàm chán và: “Cách làm này cần phải thay đổi để vừa nghệ thuật, vừa thu hút được mọi người hưởng ứng hoạt động đầy tính nhân văn này”.
Nhưng theo bác Đào Nguyễn: “Kể cả phương Tây nếu họ làm cũng chưa chắc đã theo cách này. Chuyện cô gái đẹp, câu chuyện hấp dẫn không thể níu kéo được người ta thấu hiểu được nội dung chính người làm phim muốn truyền tải”.
“Cùng lắm người xem sẽ “à” một câu cuối phim nhưng để cho người xem phải tranh luận hay phải giải thích thêm bằng lời thì clip đã không thành công”.
Văn Chung - Vũ Hương