- Sau 1 tuần (từ 14/4 - 21/4) nhận hồ sơ đăng kí dự thi (ĐKDT) trực tiếp của thí sinh, thống kê sơ bộ của các trường cho thấy, số lượng hồ sơ ĐKDT vào nhóm ngành kinh tế vẫn dẫn đầu.

TIN BÀI KHÁC
Thông tin mới về đề thi tốt nghiệp năm nay
Đọc tiếp các bài văn "sáng tạo" của trẻ
Những 'siêu phẩm' cóp từ văn mẫu

Ảnh: Lê Anh Dũng
Đến ngày khóa sổ nhận hồ sơ ĐKDT Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận được số hồ sơ tăng 1.000 lượt so với năm 2010. Sau 1 tuần nhận hồ sơ ĐKDT trực tiếp trường nhận được gần 3.100 hồ sơ.
Một số trường ĐH khác cũng cho biết, lượng hồ sơ nhận trực tiếp "nhỉnh" hơn năm trước như: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nhận được khoảng trên 1000 bộ; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhận hơn 1000; ĐH Marketing TP.HCM nhận khoảng 1.000 bộ....
Nhiều trường ĐH ở TP.HCM nhận định năm nay lượng hồ sơ đăng ký sẽ không dao động nhiều mà tương đương như năm trước.
Tại Trường ĐH Cần Thơ, ước tính lượng hồ sơ nộp trực tiếp được khoảng 2.000 bộ. ĐH Nha Trang nhận được hơn 200 hồ sơ trong những ngày đầu, trong đó 50% là thí sinh đóng trên địa bàn tỉnh nhà.
Lãnh đạo Trường ĐH Sài Gòn cho biết, khả năng sẽ nhận được khoảng 2.300 HS, tương đương như lượng hồ sơ nộp trực tiếp năm ngoái.
Theo bà Tạ Song Hà, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội), tình hình nộp hồ sơ của thí sinh qua hệ thống sở vẫn không biến động nhiều. Lượt hồ sơ đăng kí khả năng tương đương năm trước, thí sinh vẫn tập trung thi vào các khối ngành Kinh tế. Khối C không có nhiều hồ sơ ĐKDT
Nhiều trường giảm
Trưởng phòng Đào tạo Lê Trọng Thắng cho biết, sau 1 tuần nhận hồ sơ trực tiếp trường nhận được 700 hồ sơ, giảm gần 200 so với 2010.
Vẫn theo bà Tạ Song Hà, tại các trường ĐH đào tạo khối ngành Công nghệ, lượt hồ sơ ĐKDT có xu hướng giảm. Học viện Bưu chính viễn thông cho biết nhận được khoảng 400 hồ sơ, tương đương năm trước. ĐH Thủy lợi đã nhận được khoảng 1.000 HS, không thay đổi so với năm trước.
Năm nay, lượng thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp vào Học viện Ngân hàng cũng giảm nhẹ so với năm trước. Đại diện các Trường ĐH Công đoàn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết thí sinh tự do năm nay đến nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp vào trường thưa hơn năm 2010.
Một số trường có lượt hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại trường ít gồm ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhận được hơn 100 hồ sơ; ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM nhận hơn 300 hồ sơ; ĐH Y Dược hơn 400 hồ sơ; ĐH Sư phạm TP.HCM nhận hơn 120; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP.HCM nhận hơn 200 hồ sơ; Học viện Hàng không Việt Nam nhận khoảng 300 hồ sơ; ĐH Y Dược TP.HCM hơn 400 hồ sơ; ĐH Kinh tế TP.HCM hơn 200 hồ sơ; ĐH Sư phạm TP.HCM hơn 100 hồ sơ; CĐ Kinh tế Đối ngoại khoảng 200 hồ sơ; CĐ Tài chính – Hải quan khoảng 200 hồ sơ…
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, tính đến cuối ngày 21/4, trường chỉ nhận được 1.100 hồ sơ, giảm 200 hồ sơ so với năm ngoái. Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chỉ nhận được 300 hồ sơ, giảm một nửa so với năm trước. Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM nhận được khoảng 600 hồ sơ, giảm 100 bộ. Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại nhận được 900 hồ sơ, giảm 500 bộ. Trường ĐH Luật TPHCM nhận được 800 hồ sơ, giảm 100 bộ.
Lí giải nguyên nhân một số trường nhận được lượng hồ sơ ít hơn năm trước ông Nguyễn Kim Quang,  Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM nhìn nhận do thí sinh đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các trường, từ đó có khả năng chọn lựa rõ ràng hơn. Khi thí sinh đã cân nhắc sở trường của mình để chọn ngành nghề sát với năng lực thì sẽ không cần thiết phải mò mẫm nộp nhiều hồ sơ.
Ngoài ra, lãnh đạo của nhiều trường cũng đồng thuận với ông Quang khi dẫn lí do thứ 2 dẫn đến lượt hồ sơ đăng kí trực tiếp vào trường giảm là quy định, việc gộp lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi thực hiện từ năm 2010. Đây là quy định có tác động đến suy nghĩ của thí sinh trong việc chọn lựa trường thi để tránh lãng phí về tài chính và giảm "ảo" cho các trường.
•   N.Hiền