Dưới “gót sắt” của ảnh hưởng tình dục sớm, bạo lực và xu thế “hình sự hoá” cuộc sống, thanh niên của Nga hậu-Xô-Viết sẽ vẫn đủ tài lực “đứng lên đáp lời sông núi”? Hãy cùng điểm lại “diện mạo” các thách thức mà cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và toàn cầu hoá áp đặt lên thế hệ thanh niên Nga hôm nay.
|
Những người lính Nga trong Thế chiến 2. Ảnh của Dmitri Bal’termants
|
Bị “lưu manh hoá” bằng sách báo, màn ảnh nhỏ
Trong số những “nghi phạm” gây ra tình trạng bạo lực hiện nay ở Nga, truyền hình bị kết án nặng nề nhất. Cha mẹ mải kiếm tiền, con cái bị bỏ mặc trước màn ảnh truyền hình hoặc máy tính. Trên tạp chí Lao động, số 78, 2003.tr 6, tác giả Sidorov А. viết:
“Trong số thiếu niên 14 tuổi xem tivi hơn ba tiếng một ngày, 45 % có thiên hướng bạo lực, 20% được xem là nguy hiểm đối với xã hội, luôn sẵn sàng phạm tội. Trẻ em nào chỉ xem TV một tiếng/ngày cũng trở nên tàn nhẫn và hung bạo hơn tới năm lần”.
“Thông qua truyền hình, đang diễn ra quá trình hợp pháp hoá bạo lực, về mặt xã hội, như một công cụ sinh tồn. Bất tận những cuộc đấu súng, đánh nhau, ăn cắp xe hơi, bắt cóc, tra tấn (con tin) … bất tận những xác chết. Ngăn chặn kẻ vô lại, giành tình yêu của phụ nữ, thắng kẻ cạnh tranh, đòi nợ đến bất kỳ thành quả nào của đời thường cũng chỉ có một cách - giết.
Đang diễn ra quá trình hợp pháp hoá “những yếu tố cấu thành tội phạm” trong cuộc sống chúng ta. Trên thực tế, không có một phim nào về doanh nghiệp Nga mà không có những cảnh hình sự, nhưng cứ nhẹ như lông hồng, không hề bị phê phán, mà trái lại - cứ như là danh dự, là vinh quang, là chủ nghĩa anh hùng”. (Trích Tạp chí Nghệ thuật điện ảnh, số 7, 2003, tr.7, tác giả Dragunsky D).
Các trò chơi điện tử theo chủ đề đấm đá, tàn sát … cũng như “a dua” với phim ảnh không lành mạnh để mở đường cho một thái độ chấp nhận sống chung với “xã hội đen”.
Phim nghệ thuật, phim thiếu nhi thường được nhà nước đặt hàng phải nhường chỗ cho phim thương mại.
Nhiều sách văn học và kịch bản phim cố đề cập một số vấn đề nhức nhối của xã hội hiện tại, nhưng với cách nhìn kênh kiệu, trịnh thượng, lãnh cảm, với cách lý giải kiểu “khôn sống, mống chết”.
Để phim, sách bán chạy, các tác giả hoặc đạo diễn chỉ xoáy vào cảnh tình dục phóng đãng. “Hàng triệu người đang học trò bạo dâm qua truyền hình” - Báo Văn học số 14, 2003, tr. 5 cảnh báo. Nhưng tới giờ, vẫn không có thuốc trị chứng gây nghiện của “cảnh nóng”, "phim heo" …
Nghèo tâm hồn, tắc tư tưởng
Sau “cơn gió bụi” tích luỹ tư bản nguyên thuỷ, phân nửa “trai tham gái sắc” ở Nga muốn “sáng vác ô đi …” vào Toà thị chính, Phủ Tổng thống, Bộ Nội vụ, hoặc vào làm cho các Tổng công ty nhà nước lớn như Gazprom, Rosneft, Lukoil ... lương dư bổng dật.
“Ai giữ gìn được lời ăn tiếng nói thì sẽ gìn giữ được tâm hồn” - trong khi đó, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: tiếng Nga trong đời sống hiện được sử dụng bởi mọi giai tầng trong xã hội là khó chấp nhận, là quá khiếm nhã.
Giám đốc dự án “Thế hệ mới” cho rằng: “Lớp trẻ từ 16 – 25 tuổi hôm nay là thế hệ bò sát mặt đất …”.
|
Giám đốc dự án “Thế hệ mới” cho rằng: “Lớp trẻ từ 16 – 25 tuổi hôm nay là thế hệ bò sát mặt đất …”.
Về hệ tư tưởng, thanh niên Nga đang ở “ngõ cụt” của ý thức hệ - Đài Phát thanh Nga số ngày 15/7/2008 bình luận. Kết quả là nhiều thanh niên bị “chăn dắt” bởi các lãnh tụ theo chủ nghĩa vô chính phủ, tệ “buôn thần bán thánh”, và các chính khách vụ lợi.
Những người dẫn dắt trào lưu dân tộc chủ nghĩa nghĩ rằng nước Nga đang bị xâm lấn bởi những kẻ dị giáo, dị chủng, cừu địch với nền văn hoá Nga và dòng máu Slavơ. “Tổ quốc đang suy vong vì ngoại nhân. Hãy cứu lấy văn hoá Nga. Hãy đánh đuổi bọn nhập cư”.
Sau tiếng gọi ấy, số thanh niên bị thu hút bởi các tổ chức cực đoan không hề giảm.
Nhiều hội kín xuất hiện, xúi bẩy thành viên theo đuổi các lối sống kỳ quặc, vô nhân tính. Không ít tổ chức tôn giáo không truyền thống ở Nga bị xem như chân rết của cơ quan tình báo nước ngoài, đang hoạt động có hại cho an ninh quốc gia Nga.
Trong khi đó, chẳng còn mấy ai bỏ công xây dựng lại những tổ chức tiến bộ, một thời hùng mạnh, như Đoàn thanh niên Comsomol. Cho dù ở những nơi tổ chức này còn hoạt động, như ở Tartastan, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội thấp hơn hẳn.
Một nghịch lý nữa (phải chăng cũng là thách thức của lịch sử?) đó là: thứ chủ nghĩa đã đẩy hàng triệu người vào chiến tranh, vào trại tập trung, vào lò thiêu người … nay lại được tôn thờ bởi không ít con em của một thế hệ người Xô Viết từng lấy máu của mình để cứu thế giới khỏi thảm họa phát xít.
Những “đầu trọc” (một dạng “phát xít” mới) đứng sau vành móng ngựa trong các vụ giết người nước ngoài ở Nga gần đây hoàn toàn là thanh niên.
Vấn đề mang tính lịch sử này (không chỉ của riêng nước Nga hậu-Xô-Viết) vẫn chưa có được sự biện giải và đối phó xác đáng…
Một công trình nghiên cứu được năm 2004 cho biết: đại đa số các nhà giáo
được hỏi ý kiến cho rằng sự phân chia thiếu công bằng các giá trị vật
chất là nguyên nhân gây hỗn loạn trong xã hội hậu Xô Viết. Bất ổn về
kinh tế biến thái thành bất ổn về xã hội. (Công trình này do Chương
trình Nghiên cứu Cá nhân của Quỹ John & Catherine MacArthur (grant N
03-77894-000-GSS) tài trợ)
Các nhà tâm lý học cho rằng sự giàu
lên nhanh chóng của một số ít người, chủ yếu là bằng các quan hệ phi
thương mại, theo một số tác giả, đã huỷ hoại tâm lý xã hội, gây tâm
trạng nôn nóng, bức xúc, chụp giật, và những mánh lới thô bỉ … trong nỗ
lực giành mục tiêu của các cá nhân trong cộng đồng. Sự kém tự tin trong
không ít thành viên của xã hội Nga hiện tại lại biến thành những biểu
hiện thiên dùng vũ lực, “luật rừng” trong gia đình và xã hội.
Các
nguyên nhân khác như: việc kiến tạo một cách bất công các giai tầng
trong xã hội thời hậu Xô Viết, sự phân liệt về văn hoá (khỏi nền văn hoá
Xô Viết dựa trên các giá trị của chủ nghĩa quốc tế), thay đổi các quan
niệm về đạo đức, luật lệ, nứt gãy, biến dạng hệ thống các giá trị …
Một
nguyên nhân nữa là việc giáo dưỡng cả một thế hệ đã bất ngờ bị lơi
lỏng. Một số nghĩa vụ phân phối vật chất của nhà nước đối với công dân
(Việt Nam gọi là bao cấp) đã bất thình lình bị cắt bỏ trong cái gọi là
liệu pháp “sốc” xảy ra vào năm 1992. Đây là một cuộc “cải cách” mà theo
nhiều chuyên gia kinh tế, tới nay vẫn gây sốc cho người dân, nếu không
nói là vẫn đang tiếp diễn.
Để ứng phó, lộ trình của Kremli hiện
nay là phát triển kinh tế bền vững và kiến thiết một xã hội ổn định.
Trong đó, chính sách phân phối thu nhập nhằm điều chỉnh hợp lý khoảng
cách giàu – nghèo sẽ kiến tạo một cấu trúc xã hội hài hoà, làm nền cho
các hoạt động kinh tế xã hội lành mạnh, đảm bảo phát huy sức mạnh các
nguồn nhân lực, nhất là của giới trẻ.
|