Khô khan, không được biết đến là ý kiến của phần đông học sinh khi nói về nhóm ngành môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một nhóm ngành năng động, dành cho những bạn trẻ biết dấn thân và yêu thiên nhiên.
Ngành môi trường là một ngành đa lĩnh vực, bao gồm: quản lý đất đai; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu; trắc địa, đo đạc và bản đồ; công nghệ kỹ thuật môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên rừng và môi trường, kinh tế và quản lý môi trường, khoa học môi trường,…
Điểm chuẩn làng nhàng
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng ở 48 trường ĐH, 9 trường CĐ đào tạo cử nhân ngành môi trường. Các trường này thường tuyển sinh khối A, B và một số trường có tuyển sinh khối D1.
Có thể do thiếu thông tin cũng như tâm lý ngại làm công việc vất vả không có thu nhập cao nên ít thí sinh chọn ngành này để dự thi. Mức điểm chuẩn tại một số trường chỉ thấp bằng điểm sàn, có trường phải “bổ sung” đến nguyện vọng 2, 3 mới tuyển đủ chỉ tiêu. Dù thực tế các ngành này luôn “hút” nhân lực.
Là một trong những trường top nhưng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn có một số ngành khó tuyển sinh như thủy lợi – thủy điện, trắc địa… Điểm chuẩn của các ngành này tương đối thấp, chỉ dao động ở mức 17 - 18 điểm, còn tỷ lệ chọi chỉ ở mức 1/1,6; 1/1,8 và 1/2,4.
Để bổ sung nhân lực cho ngành môi trường trong thời gian tới, tại Hội nghị toàn quốc về đào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành tài nguyên và môi trường do liên Bộ Tài nguyên - Môi trường, Giáo dục - Đào tạo và Nội vụ tổ chức năm 2010 đưa ra mục tiêu đến 2015 đào tạo từ 150 - 200 tiến sĩ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường; đào tạo từ 800 - 1.000 thạc sĩ trong các chuyên ngành về quản lý, kinh tế ngành và về tài nguyên và môi trường; đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 6.000 - 8.000 cán bộ trình độ ĐH chuyên ngành về tài nguyên và môi trường...
Nhu cầu...
Theo thống kê sơ bộ, trong giai đoạn từ 2011 – 2015, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho ngành lên tới 45.000 người; chưa kể số nhân lực tại khối doanh nghiệp (khoảng 30.000 người). Giai đoạn tiếp theo, từ 2015 – 2020, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành sẽ tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới. Nhu cầu nhân lực Tài nguyên – Môi trường cho khối doanh nghiệp vẫn ở mức tương đương như giai đoạn 2010 – 2015.
Cũng theo thống kê từ các trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật... tổng số SV tốt nghiệp năm 2010 chưa vượt qua con số 1.000. Nếu tính luôn cả nước cũng chỉ hơn 2.000 sinh viên ra trường/năm. Như vậy, muốn giải quyết bài toán 300.000 cán bộ cho ngành môi trường thì chắc rằng sẽ có rất nhiều trường cùng tham gia đào tạo và phải kéo dài đến cả chục năm nữa. Đó là chưa nói đến cả nước hiện có hơn 300 trạm quan trắc môi trường và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng mới thêm nên nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều.
Hiện nay, ngành này còn thiếu hụt nhiều nhân lực hoặc có ít chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên...
|
Ngành Trắc địa |
Ngành môi trường là một ngành đa lĩnh vực, bao gồm: quản lý đất đai; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu; trắc địa, đo đạc và bản đồ; công nghệ kỹ thuật môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên rừng và môi trường, kinh tế và quản lý môi trường, khoa học môi trường,…
Điểm chuẩn làng nhàng
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng ở 48 trường ĐH, 9 trường CĐ đào tạo cử nhân ngành môi trường. Các trường này thường tuyển sinh khối A, B và một số trường có tuyển sinh khối D1.
Có thể do thiếu thông tin cũng như tâm lý ngại làm công việc vất vả không có thu nhập cao nên ít thí sinh chọn ngành này để dự thi. Mức điểm chuẩn tại một số trường chỉ thấp bằng điểm sàn, có trường phải “bổ sung” đến nguyện vọng 2, 3 mới tuyển đủ chỉ tiêu. Dù thực tế các ngành này luôn “hút” nhân lực.
Là một trong những trường top nhưng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn có một số ngành khó tuyển sinh như thủy lợi – thủy điện, trắc địa… Điểm chuẩn của các ngành này tương đối thấp, chỉ dao động ở mức 17 - 18 điểm, còn tỷ lệ chọi chỉ ở mức 1/1,6; 1/1,8 và 1/2,4.
Để bổ sung nhân lực cho ngành môi trường trong thời gian tới, tại Hội nghị toàn quốc về đào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành tài nguyên và môi trường do liên Bộ Tài nguyên - Môi trường, Giáo dục - Đào tạo và Nội vụ tổ chức năm 2010 đưa ra mục tiêu đến 2015 đào tạo từ 150 - 200 tiến sĩ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường; đào tạo từ 800 - 1.000 thạc sĩ trong các chuyên ngành về quản lý, kinh tế ngành và về tài nguyên và môi trường; đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 6.000 - 8.000 cán bộ trình độ ĐH chuyên ngành về tài nguyên và môi trường...
Nhu cầu...
Theo thống kê sơ bộ, trong giai đoạn từ 2011 – 2015, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho ngành lên tới 45.000 người; chưa kể số nhân lực tại khối doanh nghiệp (khoảng 30.000 người). Giai đoạn tiếp theo, từ 2015 – 2020, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành sẽ tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới. Nhu cầu nhân lực Tài nguyên – Môi trường cho khối doanh nghiệp vẫn ở mức tương đương như giai đoạn 2010 – 2015.
Cũng theo thống kê từ các trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật... tổng số SV tốt nghiệp năm 2010 chưa vượt qua con số 1.000. Nếu tính luôn cả nước cũng chỉ hơn 2.000 sinh viên ra trường/năm. Như vậy, muốn giải quyết bài toán 300.000 cán bộ cho ngành môi trường thì chắc rằng sẽ có rất nhiều trường cùng tham gia đào tạo và phải kéo dài đến cả chục năm nữa. Đó là chưa nói đến cả nước hiện có hơn 300 trạm quan trắc môi trường và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng mới thêm nên nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều.
Hiện nay, ngành này còn thiếu hụt nhiều nhân lực hoặc có ít chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên...
Theo Hoàng Tuyết (GDTĐ)
Một số địa chỉ đào tạo Năm 2010, một số trường ĐH đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành môi trường. Các trường thường tuyển sinh khối A, B, và vài trường tuyển sinh thêm khồi D1 (ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Nông lâm TP.HCM). Nhóm ngành môi trường học hiện được đào tạo ở 48 trường ĐH và 9 trường CĐ như: ĐH Thái Nguyên, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Thuỷ Lợi, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH An Giang, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và TP HCM... |