- Chia sẻ với em học sinh Phạm Thị Mẫn về những món quà tặng thầy cô mỗi dịp bế giảng, cô giáo Nguyễn Thị Hương (Sơn La) cho rằng: "Dù là phong bì hay chỉ là hoa nữa cũng vẫn chỉ là món quà tặng cô nhân ngày nhà giáo. Vậy thì em đừng đánh đồng tấm lòng với giá trị của quà tặng..."
"Dù không phải là giáo viên trực tiếp giảng dạy em nhưng cô thấy có đôi điều muốn tâm sự với em như với học trò của mình để em và bạn đọc hiểu hơn về nghề sư phạm nói chung , giáo viên dạy văn nói riêng.
Người ta vẫn nói "Văn học là nhân học", dạy văn là dạy cách làm người. Thông qua các tác phẩm văn học chúng tôi truyền cho các em những cách ứng xử giữa người với người, cách nhìn nhận cuộc sống tích cực, khơi dậy trong các em những ước mơ, hoài bão.... để cuộc sống của các em không phải là những " ao đời phẳng lặng" (nói theo cách nói của nhà thơ Xuân Diệu). Dạy văn là thiên về cuộc sống nội tâm, tâm hồn.
Bản thân cô cũng nhờ giọng giảng truyền cảm, ấm áp của cô giáo mà dấy lên ước mơ được làm cô giáo dạy văn và theo đuổi để thành nghiệp đến bây giờ... Và khi đọc bài viết của em cô rất mừng, mừng vì bức thư em viết với giọng văn rất chân thành, xúc động, câu từ ngắn gọn, cô đọng, xúc tích.
Cô nghĩ em hẳn là một cô bé cũng có năng khiếu văn chương và cô giáo dạy văn của em cũng hẳn là một giáo viên dạy tốt mới có thể hình thành cho học trò của mình cách hành văn như thế.
Những điều em nói trong bức thư cũng rất đúng. Đó cũng là trăn trở của tất cả những người có tâm với xã hôi, có tâm với giáo dục.
Cô giáo dạy văn của em và tất cả những người dạy văn hay những thầy cô giáo khác đều biết những điều mình nói và những điều mình làm không hoàn toàn như nhau được.
Xin chia sẻ với em một trong những lý do sau:
Vào đầu năm học là các cô phải đăng kí chỉ tiêu phấn đấu cho cả năm, chỉ tiêu đó hoàn toàn không được dựa trên nhận thức của học sinh hay ý kiến chủ quan của bản thân giáo viên mà dựa vào chỉ tiêu nhà trường đăng kí với phòng, phòng đăng kí với các cấp cao hơn.
Bản thân cô dạy văn ở một trường vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) nơi mà có học sinh thậm chí đọc, viết còn chưa thông mà vẫn phải " mạnh dạn" đăng kí kết quả cuối năm 70% trên trung trung bình...
Các thầy cô cũng phải chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía, muốn thay đổi âu cũng khó lắm thay. Rồi rất nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đồng lương eo hẹp...Vậy mà gần như tháng nào khi nhận lương cũng bị trừ ....khi thì ủng hộ người nghèo, khi thì ủng hộ nạn nhân da cam, chẳng mấy khi lấy được đủ lương về cả. Có khi cầm lương chưa về nhà đã hết. Thử hỏi, các em nếu trong những hoàn cảnh ấy tâm huyết với nghề có giảm đi phần nào không?
Ngay như ngày chia tay cũng không phải hoàn toàn là do các cô được phép chọn tặng nhà trường cái gì, mà có khi do một cuộc họp hội đồng quyết định. Vậy cô giáo em từ chối thế nào bây giờ? ... Các cô của em cũng vất vả lắm.
Em nói "Em nhớ hồi đầu, phát hiện thấy phong bì của phụ huynh khéo léo gài trong bó hoa, cô đỏ mặt và tìm cách trả lại. Sau rồi tình trạng không thay đổi, không thấy cô trả lại lần nào nữa" .
Vậy có khi nào em dám bảo phụ huynh của mình đừng cho phong bì vào hoa nữa và tại sao ngày bình thường, ngày cô ốm đau... không gọi điện hỏi thăm các thầy cô, quan tâm đến đời sống của các thầy cô để biết các thầy cô như thế nào, mà chỉ đến ngày lễ, ngày tết mới kéo nhau đến rồi tặng cô hoa, quà?
Dù là phong bì hay chỉ là hoa nữa cũng vẫn chỉ là món quà tặng cô nhân ngày nhà giáo. Vậy thì em đừng đánh đồng tấm lòng với giá trị của quà tặng, đừng tặng cô rồi trăn trở như vậy.
Nếu thay bằng việc phụ huynh của em đến bằng hoa và quà thì em thử làm tặng cô một món quà "handmade" (tự tay làm - PV) và thể hiện sự trân trọng nó khi tặng cô giáo của em, thì cô nghĩ hẳn đồng nghiệp của mình rất vui và hạnh phúc. Em thử nghe cô xem, sẽ rất hiệu quả đấy.
Nói với em vài điều như vậy cô nghĩ rằng em đã hiểu hơn về các thầy cô giáo của mình và thông cảm cho những tình huống mà các thầy cô còn thiếu sót. Chính các thầy cô cũng chưa có giải pháp để tháo gỡ vấn đề trở thành lối mòn người đi trước đã tạo thành, mà các cô đi sau muốn nâng cấp thì phải dựa vào toàn xã hội và dựa vào những người "ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu".
Cuối cùng, luôn mong muốn em sẽ giữ mãi những kỉ niệm, nhớ mãi những câu thơ mà cô giáo dạy văn của em đã truyền cho em. Đừng để một vài những hạt sạn ảnh hưởng đến tình thầy trò trong sáng ấy.
Các cô luôn muốn khách qua sông sẽ ghé lại thăm đò, "người chở đò nhớ khách, khách có nhớ đò không?"
Hình minh hoạ. Nguồn ảnh: unescovietnam |
"Dù không phải là giáo viên trực tiếp giảng dạy em nhưng cô thấy có đôi điều muốn tâm sự với em như với học trò của mình để em và bạn đọc hiểu hơn về nghề sư phạm nói chung , giáo viên dạy văn nói riêng.
Người ta vẫn nói "Văn học là nhân học", dạy văn là dạy cách làm người. Thông qua các tác phẩm văn học chúng tôi truyền cho các em những cách ứng xử giữa người với người, cách nhìn nhận cuộc sống tích cực, khơi dậy trong các em những ước mơ, hoài bão.... để cuộc sống của các em không phải là những " ao đời phẳng lặng" (nói theo cách nói của nhà thơ Xuân Diệu). Dạy văn là thiên về cuộc sống nội tâm, tâm hồn.
Bản thân cô cũng nhờ giọng giảng truyền cảm, ấm áp của cô giáo mà dấy lên ước mơ được làm cô giáo dạy văn và theo đuổi để thành nghiệp đến bây giờ... Và khi đọc bài viết của em cô rất mừng, mừng vì bức thư em viết với giọng văn rất chân thành, xúc động, câu từ ngắn gọn, cô đọng, xúc tích.
Cô nghĩ em hẳn là một cô bé cũng có năng khiếu văn chương và cô giáo dạy văn của em cũng hẳn là một giáo viên dạy tốt mới có thể hình thành cho học trò của mình cách hành văn như thế.
Những điều em nói trong bức thư cũng rất đúng. Đó cũng là trăn trở của tất cả những người có tâm với xã hôi, có tâm với giáo dục.
Cô giáo dạy văn của em và tất cả những người dạy văn hay những thầy cô giáo khác đều biết những điều mình nói và những điều mình làm không hoàn toàn như nhau được.
Xin chia sẻ với em một trong những lý do sau:
Vào đầu năm học là các cô phải đăng kí chỉ tiêu phấn đấu cho cả năm, chỉ tiêu đó hoàn toàn không được dựa trên nhận thức của học sinh hay ý kiến chủ quan của bản thân giáo viên mà dựa vào chỉ tiêu nhà trường đăng kí với phòng, phòng đăng kí với các cấp cao hơn.
Bản thân cô dạy văn ở một trường vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) nơi mà có học sinh thậm chí đọc, viết còn chưa thông mà vẫn phải " mạnh dạn" đăng kí kết quả cuối năm 70% trên trung trung bình...
Các thầy cô cũng phải chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía, muốn thay đổi âu cũng khó lắm thay. Rồi rất nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đồng lương eo hẹp...Vậy mà gần như tháng nào khi nhận lương cũng bị trừ ....khi thì ủng hộ người nghèo, khi thì ủng hộ nạn nhân da cam, chẳng mấy khi lấy được đủ lương về cả. Có khi cầm lương chưa về nhà đã hết. Thử hỏi, các em nếu trong những hoàn cảnh ấy tâm huyết với nghề có giảm đi phần nào không?
Ngay như ngày chia tay cũng không phải hoàn toàn là do các cô được phép chọn tặng nhà trường cái gì, mà có khi do một cuộc họp hội đồng quyết định. Vậy cô giáo em từ chối thế nào bây giờ? ... Các cô của em cũng vất vả lắm.
Em nói "Em nhớ hồi đầu, phát hiện thấy phong bì của phụ huynh khéo léo gài trong bó hoa, cô đỏ mặt và tìm cách trả lại. Sau rồi tình trạng không thay đổi, không thấy cô trả lại lần nào nữa" .
Vậy có khi nào em dám bảo phụ huynh của mình đừng cho phong bì vào hoa nữa và tại sao ngày bình thường, ngày cô ốm đau... không gọi điện hỏi thăm các thầy cô, quan tâm đến đời sống của các thầy cô để biết các thầy cô như thế nào, mà chỉ đến ngày lễ, ngày tết mới kéo nhau đến rồi tặng cô hoa, quà? |
Vậy có khi nào em dám bảo phụ huynh của mình đừng cho phong bì vào hoa nữa và tại sao ngày bình thường, ngày cô ốm đau... không gọi điện hỏi thăm các thầy cô, quan tâm đến đời sống của các thầy cô để biết các thầy cô như thế nào, mà chỉ đến ngày lễ, ngày tết mới kéo nhau đến rồi tặng cô hoa, quà?
Dù là phong bì hay chỉ là hoa nữa cũng vẫn chỉ là món quà tặng cô nhân ngày nhà giáo. Vậy thì em đừng đánh đồng tấm lòng với giá trị của quà tặng, đừng tặng cô rồi trăn trở như vậy.
Nếu thay bằng việc phụ huynh của em đến bằng hoa và quà thì em thử làm tặng cô một món quà "handmade" (tự tay làm - PV) và thể hiện sự trân trọng nó khi tặng cô giáo của em, thì cô nghĩ hẳn đồng nghiệp của mình rất vui và hạnh phúc. Em thử nghe cô xem, sẽ rất hiệu quả đấy.
Nói với em vài điều như vậy cô nghĩ rằng em đã hiểu hơn về các thầy cô giáo của mình và thông cảm cho những tình huống mà các thầy cô còn thiếu sót. Chính các thầy cô cũng chưa có giải pháp để tháo gỡ vấn đề trở thành lối mòn người đi trước đã tạo thành, mà các cô đi sau muốn nâng cấp thì phải dựa vào toàn xã hội và dựa vào những người "ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu".
Cuối cùng, luôn mong muốn em sẽ giữ mãi những kỉ niệm, nhớ mãi những câu thơ mà cô giáo dạy văn của em đã truyền cho em. Đừng để một vài những hạt sạn ảnh hưởng đến tình thầy trò trong sáng ấy.
Các cô luôn muốn khách qua sông sẽ ghé lại thăm đò, "người chở đò nhớ khách, khách có nhớ đò không?"
- Nguyễn Thị Hương (giáo viên THCS, tỉnh Sơn La)