Một khảo sát gần
đây của Trung Quốc cho thấy, có 2.000 nhà khoa học của 6 viện nghiên cứu
hàng đầu đã đạo văn hoặc giả mạo số liệu nghiên cứu. Còn
nghiên cứu do Hiệp hội Khoa học và công nghệ nước này thực hiện với
32.000 người thì kết quả: 55% người được hỏi nói rằng mình biết người
phạm tội lừa đảo học thuật. Gian dối học thuật tổn hại kinh tế quốc gia
Sau tai nạn máy bay hồi
tháng 8 khiến 42 người chết ở đông bắc Trung Quốc, các quan chức phát
hiện ra rằng, 100 phi công làm việc cho công ty mẹ của hãng hàng không
đã làm sai lệch lịch sử hành trình chuyến bay. Hay thông tin cựu Chủ
tịch Microsoft Trung Quốc, triệu phú Tang Jun từng nói dối là đã nhận
được bằng tiến sỹ từ Học viện Công nghệ California.
Hầu như các nước đều có sự gian lận, như việc sử dụng bất hợp pháp doping trong thể thao hay vụ bê bối tại Wall Street diễn ra ở Hoa Kỳ. Nhưng ở Trung Quốc, sự gian dối lại diễn ra ở lĩnh vực đặc biệt - giáo dục và nghiên cứu khoa học - khá phổ biến. Điều này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế quốc gia.
Các học giả của Trung Quốc và các nước bày tỏ, nowcs này dành nguồn lực đáng kể để xây dựng hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới, những nghiên cứu tiên phong trong ngành công nghiệp và khoa học, và đã có những thành công đáng kể trong lĩnh vực mạng máy tính, năng lượng sạch và công nghệ quân sự. Nhưng sự thiếu toàn vẹn giữa các nhà nghiên cứu gây cản trở cho sự hợp tác tiềm năng giữa các học giả Trung Quốc và đối tác nước ngoài.
"Nếu không thay đổi đường lối, vẫn còn kiểu gian dối như vậy, chúng ta sẽ bị loại khỏi cộng đồng học thuật toàn cầu", ông Zhang Ming, Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại ĐH Renmin (Bắc Kinh) nhận định.
Áp lực
phải có bài đăng trên tạp chí - thước đo của sự đổi mới – khiến nhiều
học giả đã ăn cắp ý tưởng hoặc “xào xáo” lại các công trình nghiên cứu,
đề tài. Cuối năm ngoái, một tạp chí của Anh chuyên về hình tinh thể
thông báo, họ đã thu hồi hơn 70 đề tài của các tác giả Trung Quốc có
nghiên cứu độc đáo, nhưng lại có vấn đề.
Áp lực phải có bài đăng
trên tạp chí - thước đo của sự đổi mới – khiến nhiều học giả đã ăn cắp ý
tưởng hoặc “xào xáo” lại các công trình nghiên cứu, đề tài. Cuối năm
ngoái, một tạp chí của Anh chuyên về hình tinh thể thông báo, họ đã thu
hồi hơn 70 đề tài của các tác giả Trung Quốc có nghiên cứu độc đáo,
nhưng lại có vấn đề.
Trong một bài xã luận được công bố hồi đầu năm nay, The Lancet - tạp chí y khoa Anh đã cảnh báo rằng, việc ăn cắp ý tưởng nghiên cứu của các học giả Trung Quốc đặt ra mối đe dọa cho Tổng thống Hồ Cẩm Đào với mong muốn trở thành "siêu cường về nghiên cứu" vào năm 2020.
Tháng trước, một bộ sưu tập tạp chí khoa học được xuất bản bởi ĐH Chiết Giang (Hàng Châu) gây ra “cơn bão lửa” khi phát hiện 20 phần mềm ăn cắp ý tưởng.
Phát hiện này không đáng ngạc nhiên nếu xem các kết quả của một nghiên cứu gần đây của chính phủ, trong đó 1/3 trong số 6.000 nhà khoa học tại 6 tổ chức hàng đầu của quốc gia thừa nhận, họ đã tham gia vào việc đạo văn hay “tái chế” lại các đề tài nghiên cứu.
Ông Phương Thế Dân, một nhà văn, cho biết vấn đề bắt đầu ở hệ thống ĐH, nơi mà các quan chức chính trị bổ nhiệm có chuyên môn kém trong các lĩnh vực mà họ giám sát. Vì cạnh tranh đối với khoản tài trợ, đặc quyền nhà ở và phát triển nghề nghiệp ở cường độ cao, cán bộ cơ sở được quyết định số lượng đề tài của mình được xuất bản.
“Và việc giả mạo, đạo văn đề tài cũng bởi vì ít có người thực sự quan tâm và đọc chúng”, ông Fang Zhouzi, thành lập trang web New Threads, từng tiếp xúc với hơn 900 trường hợp đạo văn, cho biết.
Khi đạo văn được phát hiện, đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường thường bao che cho bị cáo. Ông Phương cho rằng, đây một phần vì nhà trường muốn bảo vệ danh tiếng của mình.
Ông trích dẫn trường hợp của Chen Jin, một nhà khoa học máy tính, người từng nổi tiếng vì phát minh ra một bộ vi xử lý tinh vi. Ông đã từng đưa một con chip của Motorola, làm trầy xước tên của nó, và tuyên bố đó là của mình. Dẫu bị phát hiện, ông Chen cũng không bao giờ bị truy tố.
Vấn đề không phải chỉ giới hạn ở lĩnh vực khoa học. Trong thực tế nhiều nhà giáo dục nói rằng, sự gian lận bùng nổ ở trường trung học, nơi mà sự cạnh tranh của các vùng trong các trường ĐH - CĐ tốt nhất là thường đánh giá cao các bài kiểm tra, tiêu chí quan trọng nhất để nhập học. Điểm của bài tiểu luận hay câu hỏi kiểm tra đều có thể được mua bằng tiền.
Theo nghiên cứu của trường ĐH Vũ Hán, khoảng 800 trang web cung cấp các dịch vụ bất hợp pháp. SV năm cuối đã chi tiền cho các bài bài tiểu luận copy từ Internet, nạn đạo văn tăng gấp 5 lần so với năm 2007.
Hồi tháng 7, Centenary College, ngôi trường của bang New Jersey (Mỹ) phải đóng cửa các trụ sở của mình tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Đài Bắc (Đài Loan) sau khi phát hiện sự gian lận lan tràn trong giới SV. Mặc dù nhà trường từ chối nói về bản chất của hành vi sai trái, điều đó cũng đủ thấy nghiêm trọng khi mỗi chương trình của trường tuyển sinh tới 400 SV.
Thờ ơ với gian lận
Nếu hỏi bất cứ học sinh Trung Quốc nào về việc gian lận trong thi cử và học tập, sẽ nhận được câu trả lời thờ ơ, lãnh đạm.
Arthur Lu, SV kỹ thuật, đã tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa đầu năm nay, và đang theo học cao học tại ĐH Stanford, bày tỏ, các SV không ngại khi trao đổi với nhau về đáp án hay đạo ý tưởng của nhau.
"Có lẽ đó là sự khác biệt văn hóa nhưng không có gì phải xấu hổ về điều đó. Không phải là SV không làm việc. Họ chỉ muốn làm như vậy để tiết kiệm thời gian."
Chính
phủ Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết vấn đề. Các bài xã luận trên báo
chí nhà nước thường xuyên lên án nạn đạo văn và tháng trước, Liu
Yandong, một thành viên quyền lực của Bộ Chính trị, người giám sát các
ấn phẩm của Trung Quốc, tuyên bố sẽ đóng cửa một số tạp chí khoa học
trong số 5.000 tạp chí tồn tại ở đất nước này, nhằm hạn chế nạn đạo văn.
Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ
giải quyết vấn đề. Các bài xã luận trên báo chí nhà nước thường xuyên
lên án nạn đạo văn và tháng trước, Liu Yandong, một thành viên quyền lực
của Bộ Chính trị, người giám sát các ấn phẩm của Trung Quốc, tuyên bố
sẽ đóng cửa một số tạp chí khoa học trong số 5.000 tạp chí tồn tại ở đất
nước này, nhằm hạn chế nạn đạo văn.
Trong năm 2004 và 2006, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố chiến dịch chống gian lận nhưng hai cơ quan họ thành lập để giải quyết vấn đề gian lận chưa đưa ra bất cứ sự trừng phạt nào.
Mới đây, ngày 21/9, cảnh sát đã bắt giữ TS Xiao. Ông thú nhận đã thuê người tấn công rất tàn bạo vào người đã phát hiện ra sự gian lận, sai trái của mình. Lý do mà TS Xiao đưa ra là muốn ngăn chặn việc làm giảm uy tín đến Hiệp hội Khoa học Trung Quốc. Ông từng đệ đơn kiện người phỉ báng công trình nghiên cứu của mình, và đe dọa trả thù bất cứ ai phản đối ông.
Mặc dù nghe lời thú nhận của ông, lãnh đạo ĐH Khoa học và Công nghệ Huazhong, nơi TS Xiao làm việc, cho biết, không muốn có hành động chống lại ông. Dù họ bị sốc bởi thông tin về vụ bắt giữ nhưng cho biết, họ sẽ chờ đợi kết quả của luật pháp trước khi đưa ra quyết định sa thải ông.
- Thái San (Theo New York Times)