Những sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học nên cân nhắc về nguyện vọng của họ về việc tìm việc làm ở Anh và mở rộng hơn mạng lưới của mình, đó là những lời khuyên của hai nhà khoa học có ảnh hưởng nhất ở Anh.

Các cơ hội tốt nhất để nghiên cứu là ở Singapore và Mỹ. (Ảnh: Guardian)

Dame Jocelyn Bell Burnell và Keith Campbell cho hay mức độ giảm kinh phí cho nghiên cứu ở Anh nghĩa là nếu chọn con đường thành nhà khoa học thì bạn nên suy nghĩ một cách toàn diện khi tìm việc làm.

Tại Đại hội quốc tế về sách ở Edinburgh, hai bình luận trên đã được đưa ra để bản thảo về tương lai khoa học.

Campbell là một trong số các nhà nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học ở Edinburgh, nhóm đã tạo ra cừu Dolly đầu tiên trên thế giới bằng nhân bản vô tính vào năm 1996.

Còn Bell Burnell được biết đến với cuộc cách mạng thiên văn học khi bà đã phát hiện sao pulsar đầu tiên lúc còn là một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge.

Khi được hỏi rằng sẽ làm gì nếu vừa tốt nghiệp vào mùa hè năm nay thì họ đều không trả lời rằng sẽ ở lại nước Anh.

“Với kinh phí (cho khoa học – ND) như hiện nay, nhận được một công việc trong ngành khoa học sinh học là rất khó. Tìm một vị trí sau tiến sĩ cũng rất khó và việc nhận được một quĩ tài trợ nghiên cứu tốt tại đất nước này cũng chẳng dễ”, Campbell nhấn mạnh, “Tại thời điểm này tôi nghĩ rằng cơ hội nghiên cứu là ở những nơi khác bởi vì nền kinh tế cơ bản của nước mình”.

Campbell cho hay rằng ông vẫn tiến hành nghiên cứu về cừu, nhưng là do những quĩ tài trợ đã giữ ông lại. Con cừu ông đã mua để tạo ra Dolly chi phí 1.5 bảng Anh mỗi con vào năm 1996, nhưng hiện tại, cũng với cùng một con cừu sẽ chi phí đến 100 bảng.

“Nếu tôi có 50 con cừu trong 6 tháng với nhà ở, chi phí cho tôi đến 85,000 bảng Anh và không có nhân viên”, ông cho biết thêm: “Nghiên cứu không phải là rẻ. Tại Singapore, bạn không chỉ có thể làm nghiên cứu mà bạn còn được trả một khoản tiền lương. Có thể sống tốt.”

“Tôi không cố trì hoãn mọi người,” ông nói thêm: “Bạn yêu thích những gì đang làm và bạn làm việc 16 giờ một ngày.”

Thị trường việc làm khoa học khó hơn cho giới nữ,  Bell Burnell cho hay rằng trước đây, bà đã phải chiến đấu để đạt được một vị trí trong một lĩnh vực mà nam giới là người thống trị, thậm chí ngay cả sau khi bà đã có được “khoảnh khắc Eureka” của mình.

“Tôi nghĩ rằng sự thu hút từ nước ngoài cho bất kỳ ai là cực kỳ hữu ích. Nó sẽ cho bạn một ý thức tuyệt vời về viễn cảnh và bạn sẽ thấy những cách khác nhau để làm việc,” Burnell nhấn mạnh.

“Đối với một phụ nữ trẻ, bạn có thể phải đi ra nước ngoài trong khi còn trẻ và trước khi bạn gắn bó với một ai đó để lập gia đình. Hoặc như tôi đã làm, bạn ra nước ngoài khoảng từ 50 tuổi, khi con cái đã trưởng thành và rời khỏi nhà mình. Tôi rất tích cực cổ vũ thời gian ra nước ngoài cho bất kỳ ai. Rất đáng giá để dành t thời gian cho việc tìm hiểu các nước trên thế giới, những nơi có những tài trợ tốt cho đề tài của bạn để rồi tìm thấy những cơ hội ở đó.”

Angela Saini, một nhà báo khoa học và là tác giả của cuốn sách Greek Nation: How Indian Science is talking over the world (tạm dịch là: Quốc gia Hy Lạp: Cách dẫn khoa học Ấn Độ đi khắp thế giới) phát biểu các sinh viên mới tốt nghiệp không nên nghĩ mọi việc một cách cục bộ.

“Có những cơ hội thú vị trên thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc có thể có một nhu cầu trong nước tại thời điểm này nhưng chắc chắn Singapore và Mỹ là hai nơi rất tốt,” Saini cho rằng: “Hiện tại, chúng ta đang toàn cầu hóa những sinh viên tốt nghiệp và chắc chắn tôi sẽ không nghĩ một cách cục bộ về việc tìm kiếm công việc. Bất cứ nơi nào bạn đến bạn cũng có thể tìm thấy những cơ hội nghiên cứu.”
 
  • Thuần Dũng (Theo Guardian)