- Biết bao thế hệ đã qua, hai làng hai ngôi làng Nga Trại và Đông Lâm (xã Hương Lâm, Hiệp Hòa, Bắc Giang) các thế hệ luôn giữ một hương ước chung rằng trai gái tuyệt đối không yêu và lấy nhau, cư xử thuận hòa như anh em.
Chuyện hơn 150 năm trước
Hương ước trai gái hai làng tuyệt đối không yêu và lấy nhau. Dù không còn văn bản nào ghi lại nhưng theo cụ Nguyễn Văn Uyên, trưởng hội phụ lão thôn Nga Trại: “Chuyện này không có gì lạ cả. Chúng tôi luôn tự hào về truyền thống của quê hương”.
Theo lời của các cụ cao tuổi trong thôn, khi nhà Mạc lên thay nhà Lê (1592) làng Nga Trại vẫn còn thuộc làng Nguyên. Đất chật người đông nên dân di cư về một vùng đất mới để định cư, về sau đặt tên làng là Nga Trại. Làng nằm cạnh làng Đông Lâm nên các cụ đã có sự giao kết giúp đỡ nhau diệt thú dữ, chống lại thiên tai.
Cũng từ đây hương ước giữa “hai người anh em” (trai gái không lấy nhau, mọi người sống hòa thuận) được hai làng thống nhất đặt ra. Đó là năm thứ 7, Tự Đức (1854).
Cả hai ngôi làng này hiện vẫn giữ được nét cổ kính, yên bình của một làng quê đất Kinh Bắc với những nét thâm trầm, rêu phong.
Cụ Nguyễn Hữu Trừ, hơn 80 tuổi, cười móm mém khẳng định rằng từ nhỏ tới giờ người làng cụ và Đông Lâm chưa có đôi trai gái nào lấy nhau cả.
Không vượt qua ranh giới
Trải qua biết bao thế hệ, dù gái trai hai làng có thương nhau đến mấy cũng chỉ dừng lại ở tình cảm anh em trong nhà.
Cụ Đồng Thanh Lạc, 82 tuổi, người thôn Đông Lâm giọng chắc nịch: “Nếu các cháu khi đứng trò chuyện mà nảy sinh tình cảm, các bậc cao niên sẽ đến tận nhà nhắc nhở. Không được đi quá xa nếu không muốn bị làng bắt vạ”.
Cụ kể lại: “Trước kia, đã từng có hai người yêu nhau, muốn đến với nhau. Khi dân làng biết đã bắt vạ. Người con gái, con gái phải sửa một cái lễ với mâm xôi, con gà mang đến đình làng của người kia để tạ, xin lỗi thành hoàng làng. Sau khi lễ tạ hai làng, đôi trai gái tự nhiên lại coi nhau như anh em. Cứ như vậy, bao đời nay không ai phạm phải hương ước của hai làng, không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra”.
Anh Nguyễn Văn Đăng, trai làng Nga Trại tâm sự: “Thanh niên dù không ai bảo ai nhưng đều ý thức được điều này. Không hẳn vì sợ bị làng bắt vạ mà vì ý thức, nó như ăn vào máu rồi. Chúng tôi chơi thân với nhau nhưng có ai yêu nhau đâu. Muốn lấy vợ thì sang làng khác tìm hiểu.”
Tình anh em đặc biệt
Cụ Cách, Hội trưởng hội phụ lão thôn Đông Lâm thủ thỉ: “Giữa hai làng luôn có sự kinh trọng, nhường nhịn lẫn nhau trong cách giao tiếp giữa hai làng. “Không ai nhận mình là anh, gặp nhau mọi người đều gọi người kia là “anh/chị”, xưng “em” chứ không bao giờ “mày, tao” cả.
Những khi trâu bò, gà chó làng nọ sang làng kia, mọi người không hề đánh đuổi mà dắt về nhà trả. Hoặc khi vào vụ cấy hái làng này huy động cả trăm con trâu tốt, thợ cấy sang giúp làng kia. Lúc gặp thiên tai bão lụt, ai bên làng đều sang đắp đê, cứu của, cứu người, hỗ trợ lẫn nhau.
Vào ngày 12/9 âm lịch hàng năm, hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại tổ chức lễ hội ăn mừng. Theo ngọc phả của làng viết lại, đó là ngày mà các cụ lấy để kỷ niệm ngày lập làng, chính thức lấy tên là Nga Trại. Cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại tổ chức lễ màn rước lễ quan trọng.
Khi làng Nga Trại tu sửa lại đình, chùa người làng Đông Lâm mang gạo, tiền sang đóng góp xây dựng. Cụ Trừ kể: “Năm đó làng tôi xây dựng đình. Làng anh có mang gạo nấu cả chục nồi cơm nấu cho thợ ăn. Nhân dân bên đó cũng đóng góp một khoản tiền sang xây dựng”. Ngược lại, khi làng Đông Lâm làm chuông, dân làng Nga Trại lại đóng góp tiền của để hoàn thành.
Cứ như thế, bao thế hệ của hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại bảo nhau phải giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp tự bao đời.
|
Cuộc sống với biết bao đổi thay nhưng ở hai ngôi làng Nga Trại và Đông
Lâm (xã Hương Lâm, Hiệp Hòa, Bắc Giang) nét cổ kính và thâm trầm, vẻ đẹp
đặc trưng của quê hương Kinh Bắc xưa vẫn được lưu giữ. Không chỉ là giá
trị vật chất mà nơi đây còn gìn giữ những nét đẹp truyền thống của ông
cha tự bao đời. Trong ảnh: Cổng làng Nga Trại. |
Hương ước trai gái hai làng tuyệt đối không yêu và lấy nhau. Dù không còn văn bản nào ghi lại nhưng theo cụ Nguyễn Văn Uyên, trưởng hội phụ lão thôn Nga Trại: “Chuyện này không có gì lạ cả. Chúng tôi luôn tự hào về truyền thống của quê hương”.
Theo lời của các cụ cao tuổi trong thôn, khi nhà Mạc lên thay nhà Lê (1592) làng Nga Trại vẫn còn thuộc làng Nguyên. Đất chật người đông nên dân di cư về một vùng đất mới để định cư, về sau đặt tên làng là Nga Trại. Làng nằm cạnh làng Đông Lâm nên các cụ đã có sự giao kết giúp đỡ nhau diệt thú dữ, chống lại thiên tai.
Cũng từ đây hương ước giữa “hai người anh em” (trai gái không lấy nhau, mọi người sống hòa thuận) được hai làng thống nhất đặt ra. Đó là năm thứ 7, Tự Đức (1854).
Cả hai ngôi làng này hiện vẫn giữ được nét cổ kính, yên bình của một làng quê đất Kinh Bắc với những nét thâm trầm, rêu phong.
Cụ Nguyễn Hữu Trừ, hơn 80 tuổi, cười móm mém khẳng định rằng từ nhỏ tới giờ người làng cụ và Đông Lâm chưa có đôi trai gái nào lấy nhau cả.
|
Đường làng sâu hun hút với kiến trúc không mấy đổi thay sau bao
nhiêu năm. |
Không vượt qua ranh giới
Trải qua biết bao thế hệ, dù gái trai hai làng có thương nhau đến mấy cũng chỉ dừng lại ở tình cảm anh em trong nhà.
Cụ Đồng Thanh Lạc, 82 tuổi, người thôn Đông Lâm giọng chắc nịch: “Nếu các cháu khi đứng trò chuyện mà nảy sinh tình cảm, các bậc cao niên sẽ đến tận nhà nhắc nhở. Không được đi quá xa nếu không muốn bị làng bắt vạ”.
Cụ kể lại: “Trước kia, đã từng có hai người yêu nhau, muốn đến với nhau. Khi dân làng biết đã bắt vạ. Người con gái, con gái phải sửa một cái lễ với mâm xôi, con gà mang đến đình làng của người kia để tạ, xin lỗi thành hoàng làng. Sau khi lễ tạ hai làng, đôi trai gái tự nhiên lại coi nhau như anh em. Cứ như vậy, bao đời nay không ai phạm phải hương ước của hai làng, không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra”.
Anh Nguyễn Văn Đăng, trai làng Nga Trại tâm sự: “Thanh niên dù không ai bảo ai nhưng đều ý thức được điều này. Không hẳn vì sợ bị làng bắt vạ mà vì ý thức, nó như ăn vào máu rồi. Chúng tôi chơi thân với nhau nhưng có ai yêu nhau đâu. Muốn lấy vợ thì sang làng khác tìm hiểu.”
|
Cụ Uyên và cụ Trừ cùng nhau ôn lại những truyền thống văn hóa của quê hương.
|
Tình anh em đặc biệt
Cụ Cách, Hội trưởng hội phụ lão thôn Đông Lâm thủ thỉ: “Giữa hai làng luôn có sự kinh trọng, nhường nhịn lẫn nhau trong cách giao tiếp giữa hai làng. “Không ai nhận mình là anh, gặp nhau mọi người đều gọi người kia là “anh/chị”, xưng “em” chứ không bao giờ “mày, tao” cả.
Những khi trâu bò, gà chó làng nọ sang làng kia, mọi người không hề đánh đuổi mà dắt về nhà trả. Hoặc khi vào vụ cấy hái làng này huy động cả trăm con trâu tốt, thợ cấy sang giúp làng kia. Lúc gặp thiên tai bão lụt, ai bên làng đều sang đắp đê, cứu của, cứu người, hỗ trợ lẫn nhau.
Vào ngày 12/9 âm lịch hàng năm, hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại tổ chức lễ hội ăn mừng. Theo ngọc phả của làng viết lại, đó là ngày mà các cụ lấy để kỷ niệm ngày lập làng, chính thức lấy tên là Nga Trại. Cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại tổ chức lễ màn rước lễ quan trọng.
Khi làng Nga Trại tu sửa lại đình, chùa người làng Đông Lâm mang gạo, tiền sang đóng góp xây dựng. Cụ Trừ kể: “Năm đó làng tôi xây dựng đình. Làng anh có mang gạo nấu cả chục nồi cơm nấu cho thợ ăn. Nhân dân bên đó cũng đóng góp một khoản tiền sang xây dựng”. Ngược lại, khi làng Đông Lâm làm chuông, dân làng Nga Trại lại đóng góp tiền của để hoàn thành.
Cứ như thế, bao thế hệ của hai làng Nga Trại và Đông Lâm lại bảo nhau phải giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp tự bao đời.
- Văn Chung