Với một số lợi thế,  bạn có thể tìm "cửa" du học giá mềm từ những trường đại học trong danh sách hàng đầu thế giới theo một vài bảng xếp hạng.
  
Trường ĐH Amsterdam

Những sinh viên Anh không thể kham nổi mức học phí 9.000 bảng nhưng vẫn muốn được vào học những trường đại học hàng đầu thế giới có thể lưu tâm tới trường Trinity college, Dublin (thành phố lớn nhất Ireland).

Ngôi trường 400 tuổi nằm ngay tại khu vực phồn hoa, được xếp hạng 65 thế giới- ngay phía sau trường LonDon School of Economics- trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới của QS mới công bố. Điểm đặc biệt là trường này không thu học phí của sinh viên trong khối liên hiệp Anh (UK).

Lần đầu tiên, trong khảo sát của QS có đề cập tới học phí của toàn bộ 600 trường đại học. Trong top 200, đáng lưu ý là có nhiều trường thu thấp hơn mức học phí phổ biến 9.000 bảng/năm tại Anh.

Các trường đại học tại Hà Lan, có mức học phí “mềm” nhất. Đại học Amsterdam (xếp hạng 63) có nhiều chương trình đào tạo cử nhân bằng tiếng Anh, thu học phí với sinh viên thuộc khối EU chỉ 1.713 eoro (1.516 bảng) mỗi năm. Cũng nằm trong top 100 thế giới, Hà Lan còn có Utrecht (thứ 80) và Leiden (thứ 88) đều có mức thu học phí ưu đãi với sinh viên thuộc EU.

Những sinh viên Anh muốn học tại các trường đại học thuộc EU sẽ được vay ưu đãi từ các nước đó để trang trải học phí. Nếu những nước có chính sách cho vay để trang trải sinh hoạt phí, sinh viên Anh cũng có thể làm đơn xin vay. Nhưng nếu muốn du học tại những trường hàng đầu khác thì  ngoài EU họ sẽ phải xin học bổng hoặc tự thu xếp tài chính.

Là thuộc địa cũ của Anh và nay vẫn hoạt động theo cơ chế đặc khu hành chính, Hong Kong vẫn là điểm du học ưu thích của SV Anh. Hong Kong có 3 trường đại học  nằm trong top 50, toàn bộ các chương trình đào tạo đều  bằng tiếng Anh. Đại học Hong Kong có tên tuổi nhất với vị trí số 22, tiếp theo là ĐH Hong Kong Trung Quốc có thứ hạng 37 và ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong xếp hạng 40. Học phí tại ĐH Hong Kong là 5. 480 bảng/năm và 7.829 bảng với 2 trường còn lại. Cả 3 trường này đều có nhiều loại học bổng.

Miền đất du học hấp hẫn khác là các nước Bắc Âu. Tuy nhiên mặc dù các trường đại học  Copenhagen, Đan Mạch (thứ 52), Helsinki(thứ 89), Uppsala (thứ 83) và Lund (thứ 86)- không thu học phí với sinh viên thuộc EU nhưng lại không giảng dạy bằng tiếng Anh.

Đại học ETH Zurich (hạng thứ 18) và Ecole Polytechnique Lausanne(thứ 35) của Thụy Sĩ cũng là những trường thu học phí thuộc loại thấp nhất trong top 100 và là lựa chọn  tốt cho những sinh viên quan tâm tới chuyên ngành Anh ngữ (những chuyên ngành khác được dạy bằng tiếng Đức, Pháp). Học phí chỉ 580 Franc Thụy Sĩ (435 bảng), mỗi học kỳ cho cả cử nhân và bằng Thạc sĩ- điểm ưu việt  là sinh viên nước ngoài đóng học phí ngang bằng với sinh viên trong nước.

Ngược lại, các trường ĐH Mỹ thống trị trong top 20, là quá xa vời với hầu hết sinh viên Anh trừ khi ai đó may mắn được nhận học bổng. Hầu hết các trường ĐH Mỹ trong top 100 thu học phí 38.000- 40.000 USD (23.400-24.600 bảng mỗi năm)- khiến cho mức học phí 9.000 bảng tại Anh trở nên nhỏ bé. Theo nhận định của Ben Sowter, đứng đầu nghiên  cứu QS, thì ở cấp đào tạo cử nhân , toàn bộ các trường đại học của UK xếp hạng trong danh sách có chất lượng tương đối tốt không thua kém gì Mỹ.

Các trường đại học thuộc UK năm nay có sự thăng tiến mạng trong bảng xếp hạng  QS, với 54 trường lọt top 600. Trong số này, hơn một nửa có mặt trong top 200 và có 9 trường đứng trong top 50. Xếp hạng QS dựa trên chất lượng  nghiên cứu, năng lực làm việc sau khi tốt nghiệp, chất lượng giảng dạy và mức độ quốc tế hóa sinh viên và giảng viên.

Trong khi các trường đại học thuộc UK, bao gồm cả Cambridge, có xu hướng vượt lên về tiêu chí quốc tế hóa sinh viên và giảng viên – thì Harvard, giống như hầu hết các trường ĐH Mỹ “khó khăn cạnh tranh tiêu chí này- Sowter cho biết. Tuy nhiên, xét về sự hài long của chủ tuyển dụng  lao động, sinh viên Harvard được đánh giá cao nhất. Oxford xếp thứ hai và Cambridge chỉ đứng thứ ba. Vị trí thứ tư, theo các chủ lao động, các trường Manchester (xếp thứ 29 trong bảng tổng sắp), Warwick (xếp thứ 50), LSE (xếp thứ 64) xếp tương đương với đại học Melbourne và các trường thuộc nhóm Tvy League Mỹ như MIT, Yale, Stanford và Berkeley.

Nhưng UK lại đứng sau các nước phát triển khác về tiêu chí đầu tư công cho GD đại học . Theo OECD, chi cho GD đại học trong UK chiếm chỉ 0,7% GDP, thấp hơn Mỹ, Canada, Thụy Điển, Đức, BaLan, và Slovenia.

Theo Bảo Chi Giáo dục Thời đại