- Trong khi nhiều học sinh tiểu học đang bị sức ép từ chương trình học, nhà trường và các bậc phụ huynh, có một ngôi trường tiểu học chỉ làm một việc quan trọng nhất: dạy làm sao cho các em thích đi học.
Phụ huynh Kim Chi ở quận 10 (TP.HCM) cho biết, điều gây ngạc nhiên lớn là bé Tuân của chị, đang học lớp 1 ở trường tiểu học Võ Trường Toản, một cậu bé hiếu động và ít chịu học, lười tập viết, lại có thể háo hức đến trường mỗi buổi sớm.
Trải qua mấy tháng học tập tại trường này, chị có thắc mắc với cô giáo Lê Thị Ngọc Nga, giáo viên lớp Một 4 rằng cháu vẫn thua nhiều so với các bạn cùng lớp về tập đọc và tập viết. Cô giáo Nga nói: phụ huynh đừng nên so sánh con mình với các bạn, mà hãy so sánh cháu của ngày hôm nay so với hồi đầu mới đi học. Có như vậy thì mới biết khuyến khích và động viên cháu được.
Thật vậy, hồi đầu năm dẫn con tới trường, chị đã thấy một số cháu chỉ tay lên tường đọc vanh vách các khẩu hiệu. Các cháu đã đọc thông viết thạo từ trước khi vào lớp 1, tất cả vì cha mẹ cho đi học thêm từ mẫu giáo.
Trong khi đó, cu Tuân được nuôi dạy theo kiểu "phát triển tự nhiên" nên không học thêm một chữ. Tuy nhiên, tâm lý người mẹ khá lo lắng khi thấy con mình khó mà đuổi kịp các bạn.
Cô giáo Nga cho biết, cách xử lý tình huống khi trình độ học sinh một lớp không đồng đều nhau, vì có em đi học thêm, có em không học thêm là hướng dẫn các em đã biết từ trước giúp đỡ các bạn chưa biết. Điều này sẽ giúp các em "biết rồi" sẽ không quậy phá và nhàm chán trong lớp học. Với các em chậm hơn các bạn cùng lớp, hoặc lười tập viết, tập đọc, cô cho ngồi lên bàn đầu để dễ quan sát và hướng dẫn.
Được cô Nga cho phép ngồi cuối lớp để quan sát một buổi giảng dạy, mới thấy công việc của một cô giáo lớp 1 đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn và lòng yêu trẻ hết mình. Mồ hôi cô lấm trên trán khi hướng dẫn các em chơi trò chơi đánh vần, bạn nào ghép vần đúng sẽ được cô mời lên bảng để trình diễn cho các bạn khác xem. Các em học nhưng giống như tham gia một trò chơi, háo hức, vui vẻ. Cô tới từng bàn để chỉ những từ ghép vần chưa đúng.
Cô Nga có một "chiêu" để sửa dần thiếu sót của mỗi bé rất hiệu quả. Mỗi ngày, cô sẽ cho mỗi bạn học sinh tự đánh giá mình bằng câu hỏi: hôm nay con được điểm cộng hay điểm trừ? Các em nhỏ chưa hiểu thế nào là đúng hay sai, điều nên làm hay không nên làm, vì thế đây là một cách các em tự đánh giá được hành vi của mình.
Chẳng hạn, bạn Vũ đánh bạn Sang, như vậy bạn Vũ trong ngày đã bị một điểm trừ. Nếu bạn Vũ lỡ đánh bạn, nhưng biết xin lỗi bạn ngay và làm bạn tha thứ, lúc đó bạn Vũ lại được một điểm cộng vì gây ra lỗi mà biết xin lỗi. Hôm nay bạn Hoa không chịu ngủ trưa, chạy lung tung làm cô bảo mẫu phải đi kiếm thì bạn Hoa sẽ bị một điểm trừ, tuy nhiên nếu bạn Hoa không ngủ được mà nằm im cho các bạn khác ngủ thì bạn Hoa lại được điểm cộng.
Cô Nga cười vui: Có lần một em khi được hỏi em xứng đáng nhận điểm cộng hay điểm trừ ngày hôm nay, em trả lời: cả ngày nay con không mắc lỗi gì hết, con được điểm cộng. Thế nhưng có một số bạn ở dưới nhao nhao lên rằng bạn này giờ ra chơi chạy nhanh, vô tình làm bạn khác té mà không xin lỗi. Cuối cùng bạn nhỏ nhận ra: tuy việc làm của mình chỉ là vô tình, nhưng vẫn phải xin lỗi bạn.
Với cách cho điểm cộng, trừ như vậy (chỉ là cho vui và không ghi vào học bạ), cô đã dần dần cho các em hiểu thế nào là việc làm đúng, thế nào là việc làm sai.
Đối với các em được gia đình chiều chuộng, muốn gì được nấy, cô phải uốn nắn mất rất nhiều thời gian để các em hòa đồng được trong tập thể. Thứ nhất là mọi công việc liên quan đến em thì em phải tự làm, cô cũng dặn phụ huynh phải chú ý đến điều đó ở nhà. Cô điều chỉnh tính ích kỷ của em bằng cách cho điểm cộng, điểm trừ, vì thật ra, không phải đó là những em hư, mà các em không biết việc nào là tốt, việc nào là không tốt mà thôi.
"Tôi chưa bao giờ có lời nhận xét đối với các em kiểu như em này hư hay học dốt, thay vào đó tôi nói như vậy là chưa ngoan, học thế là chưa giỏi", cô Nga cho biết.
Thầy Nguyễn Văn Tri, hiệu trưởng của nhà trường cho biết, cô giáo Lê Thị Ngọc Nga rất có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ và điều hành rất tốt các hoạt động giảng dạy. Không chỉ một mình cô Nga, nhà trường yêu cầu và khuyến khích tất cả các thầy cô giáo phải lấy mục tiêu là làm cho trẻ đến lớp thấy vui là đạt yêu cầu.
Khi hỏi trường tiểu học Võ Trường Toản có bị sức ép về chỉ tiêu học sinh khá giỏi không, thầy Tri cho biết: "Chúng tôi không bị bất kỳ một sức ép nào, phòng giáo dục quận 10 cũng không có một áp đặt nào về số học sinh khá giỏi đối với trường".
Theo các giáo viên trường Võ Trường Toản, sự thành công đối với họ là có sự hợp tác rất tốt và có sự thống nhất về phương pháp dạy giữa nhà trường và gia đình. Khai giảng năm học, thay vì một bài diễn văn dài dòng, khách sáo, thầy hiệu trưởng nói với các bậc cha mẹ về cách dạy con cái. Phụ huynh khi hiểu được phương pháp giáo dục của các thầy cô thì rất đồng tình và áp dụng ngay cả ở nhà.
Thầy Tri nói: Nếu không làm cho cha mẹ hiểu được, ở nhà họ sẽ nói với con: thầy cô dạy thế là dạy sai thì phản tác dụng.
Thỉnh thoảng, thầy Tri đảo qua các lớp, thấy một chi tiết gì chưa được, thầy nhắc nhở. Lâu lâu, cô giáo quên đổi chỗ ngồi cho học sinh để điều tiết mắt cho tốt, thầy cũng nhận ra và nhắc luôn.
Thầy luôn động viên các giáo viên đừng dạy theo quán tính cũ, thấy cách nào có thể làm cho một bài học hay hơn, thú vị hơn thì áp dụng cách đó. Vì thế, giáo viên luôn nghĩ ra được các "trò" để làm học sinh thấy yêu thích công việc học tập.
Mỗi tuần, mỗi lớp sẽ có một buổi sinh hoạt ngoại khóa, các em có thể lựa chọn chơi bóng rổ, bóng đá hay đi bơi. Đây là một hoạt động mà theo thầy Tri, sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho học sinh: cứ đến trường là được vui chơi thỏa thích.
Ngôi trường rợp bóng cây, với diện tích khá lý tưởng 4,5m2/học sinh ở vị trí trung tâm, là niềm hạnh phúc của thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh. Một giáo viên tâm sự, trong khi đời sống giáo viên tiểu học còn khó khăn, thì nhà trường vẫn tìm cách để thưởng tết cho giáo viên 1 triệu đồng làm cho chúng tôi được động viên rất nhiều.
Cô giáo Lê Thị Ngọc Nga trong giờ dạy học. |
Trải qua mấy tháng học tập tại trường này, chị có thắc mắc với cô giáo Lê Thị Ngọc Nga, giáo viên lớp Một 4 rằng cháu vẫn thua nhiều so với các bạn cùng lớp về tập đọc và tập viết. Cô giáo Nga nói: phụ huynh đừng nên so sánh con mình với các bạn, mà hãy so sánh cháu của ngày hôm nay so với hồi đầu mới đi học. Có như vậy thì mới biết khuyến khích và động viên cháu được.
Thật vậy, hồi đầu năm dẫn con tới trường, chị đã thấy một số cháu chỉ tay lên tường đọc vanh vách các khẩu hiệu. Các cháu đã đọc thông viết thạo từ trước khi vào lớp 1, tất cả vì cha mẹ cho đi học thêm từ mẫu giáo.
Trong khi đó, cu Tuân được nuôi dạy theo kiểu "phát triển tự nhiên" nên không học thêm một chữ. Tuy nhiên, tâm lý người mẹ khá lo lắng khi thấy con mình khó mà đuổi kịp các bạn.
Cô giáo Nga cho biết, cách xử lý tình huống khi trình độ học sinh một lớp không đồng đều nhau, vì có em đi học thêm, có em không học thêm là hướng dẫn các em đã biết từ trước giúp đỡ các bạn chưa biết. Điều này sẽ giúp các em "biết rồi" sẽ không quậy phá và nhàm chán trong lớp học. Với các em chậm hơn các bạn cùng lớp, hoặc lười tập viết, tập đọc, cô cho ngồi lên bàn đầu để dễ quan sát và hướng dẫn.
Được cô Nga cho phép ngồi cuối lớp để quan sát một buổi giảng dạy, mới thấy công việc của một cô giáo lớp 1 đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn và lòng yêu trẻ hết mình. Mồ hôi cô lấm trên trán khi hướng dẫn các em chơi trò chơi đánh vần, bạn nào ghép vần đúng sẽ được cô mời lên bảng để trình diễn cho các bạn khác xem. Các em học nhưng giống như tham gia một trò chơi, háo hức, vui vẻ. Cô tới từng bàn để chỉ những từ ghép vần chưa đúng.
Cô Nga có một "chiêu" để sửa dần thiếu sót của mỗi bé rất hiệu quả. Mỗi ngày, cô sẽ cho mỗi bạn học sinh tự đánh giá mình bằng câu hỏi: hôm nay con được điểm cộng hay điểm trừ? Các em nhỏ chưa hiểu thế nào là đúng hay sai, điều nên làm hay không nên làm, vì thế đây là một cách các em tự đánh giá được hành vi của mình.
Chẳng hạn, bạn Vũ đánh bạn Sang, như vậy bạn Vũ trong ngày đã bị một điểm trừ. Nếu bạn Vũ lỡ đánh bạn, nhưng biết xin lỗi bạn ngay và làm bạn tha thứ, lúc đó bạn Vũ lại được một điểm cộng vì gây ra lỗi mà biết xin lỗi. Hôm nay bạn Hoa không chịu ngủ trưa, chạy lung tung làm cô bảo mẫu phải đi kiếm thì bạn Hoa sẽ bị một điểm trừ, tuy nhiên nếu bạn Hoa không ngủ được mà nằm im cho các bạn khác ngủ thì bạn Hoa lại được điểm cộng.
Cô Nga cười vui: Có lần một em khi được hỏi em xứng đáng nhận điểm cộng hay điểm trừ ngày hôm nay, em trả lời: cả ngày nay con không mắc lỗi gì hết, con được điểm cộng. Thế nhưng có một số bạn ở dưới nhao nhao lên rằng bạn này giờ ra chơi chạy nhanh, vô tình làm bạn khác té mà không xin lỗi. Cuối cùng bạn nhỏ nhận ra: tuy việc làm của mình chỉ là vô tình, nhưng vẫn phải xin lỗi bạn.
Với cách cho điểm cộng, trừ như vậy (chỉ là cho vui và không ghi vào học bạ), cô đã dần dần cho các em hiểu thế nào là việc làm đúng, thế nào là việc làm sai.
Đối với các em được gia đình chiều chuộng, muốn gì được nấy, cô phải uốn nắn mất rất nhiều thời gian để các em hòa đồng được trong tập thể. Thứ nhất là mọi công việc liên quan đến em thì em phải tự làm, cô cũng dặn phụ huynh phải chú ý đến điều đó ở nhà. Cô điều chỉnh tính ích kỷ của em bằng cách cho điểm cộng, điểm trừ, vì thật ra, không phải đó là những em hư, mà các em không biết việc nào là tốt, việc nào là không tốt mà thôi.
"Tôi chưa bao giờ có lời nhận xét đối với các em kiểu như em này hư hay học dốt, thay vào đó tôi nói như vậy là chưa ngoan, học thế là chưa giỏi", cô Nga cho biết.
Thầy Nguyễn Văn Tri, hiệu trưởng của nhà trường cho biết, cô giáo Lê Thị Ngọc Nga rất có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ và điều hành rất tốt các hoạt động giảng dạy. Không chỉ một mình cô Nga, nhà trường yêu cầu và khuyến khích tất cả các thầy cô giáo phải lấy mục tiêu là làm cho trẻ đến lớp thấy vui là đạt yêu cầu.
Trường tiểu học Võ Trường Toản, Q10, TP.HCM |
Khi hỏi trường tiểu học Võ Trường Toản có bị sức ép về chỉ tiêu học sinh khá giỏi không, thầy Tri cho biết: "Chúng tôi không bị bất kỳ một sức ép nào, phòng giáo dục quận 10 cũng không có một áp đặt nào về số học sinh khá giỏi đối với trường".
Theo các giáo viên trường Võ Trường Toản, sự thành công đối với họ là có sự hợp tác rất tốt và có sự thống nhất về phương pháp dạy giữa nhà trường và gia đình. Khai giảng năm học, thay vì một bài diễn văn dài dòng, khách sáo, thầy hiệu trưởng nói với các bậc cha mẹ về cách dạy con cái. Phụ huynh khi hiểu được phương pháp giáo dục của các thầy cô thì rất đồng tình và áp dụng ngay cả ở nhà.
Thầy Tri nói: Nếu không làm cho cha mẹ hiểu được, ở nhà họ sẽ nói với con: thầy cô dạy thế là dạy sai thì phản tác dụng.
Thỉnh thoảng, thầy Tri đảo qua các lớp, thấy một chi tiết gì chưa được, thầy nhắc nhở. Lâu lâu, cô giáo quên đổi chỗ ngồi cho học sinh để điều tiết mắt cho tốt, thầy cũng nhận ra và nhắc luôn.
Thầy luôn động viên các giáo viên đừng dạy theo quán tính cũ, thấy cách nào có thể làm cho một bài học hay hơn, thú vị hơn thì áp dụng cách đó. Vì thế, giáo viên luôn nghĩ ra được các "trò" để làm học sinh thấy yêu thích công việc học tập.
Mỗi tuần, mỗi lớp sẽ có một buổi sinh hoạt ngoại khóa, các em có thể lựa chọn chơi bóng rổ, bóng đá hay đi bơi. Đây là một hoạt động mà theo thầy Tri, sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho học sinh: cứ đến trường là được vui chơi thỏa thích.
Ngôi trường rợp bóng cây, với diện tích khá lý tưởng 4,5m2/học sinh ở vị trí trung tâm, là niềm hạnh phúc của thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh. Một giáo viên tâm sự, trong khi đời sống giáo viên tiểu học còn khó khăn, thì nhà trường vẫn tìm cách để thưởng tết cho giáo viên 1 triệu đồng làm cho chúng tôi được động viên rất nhiều.
Phụ huynh cũng phải biết xin lỗi con nếu mình sai Một học trò của cô giáo Nga có lần mang về một ít bánh kẹo, bị mẹ nghi ngờ là lấy của bạn, vì thỉnh thoảng, con vẫn "mang nhầm" đồ bạn về nhà, con giải thích đó là quà do một bạn tổ chức sinh nhật ở lớp tặng nhưng mẹ không tin. Hôm sau, đến lớp hỏi lại cô giáo, cô Nga nói bé đã đúng, tuy nhiên, vì mẹ đã không tin vào lời nói của con nên mẹ đã sai, vì vậy, mẹ phải xin lỗi con ngay tại lớp. Đây là một câu chuyện mà vị phụ huynh này nhớ mãi và càng yên tâm với cách dạy của cô giáo Nga và nhà trường. |
- Hương Giang