- Thấm thoắt hơn nửa thế kỷ đã qua đi, gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, dưới mái nhà chung-khoa Ngữ văn,  Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, những nhà giáo, nhà báo, GS.TS, nhà nghiên cứu hay sinh viên,…mang trong mình nỗi niềm xuyến xao ngày sum họp.

Mùa thu của 55 năm về trước (1956), Khoa Ngữ Văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội – một khoa chuyên ngành khoa học cơ bản của một trường đại học mới của Việt Nam độc lập ra đời.

Trải qua bao lần tách nhập với các tên gọi khác nhau (Khoa Xã hội, Khoa Văn Sử, Khoa Ngữ Văn…) và hàng chục lần di chuyển địa điểm sơ tán trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, khoa vẫn là một trong những khoa lớn nhất, có truyền thống lâu đời của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) ngày nay.

Nhiều giảng viên của trường đã trở thành nhà khoa học, nhà văn hoá như: Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Như Mai, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Đình Kị, Đinh Gia Khánh, Đỗ Đức Hiểu, Trương Chính, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức…

Một vài hình ảnh buổi lễ kỉ niệm 55 thành lập khoa Ngữ văn:

Tổ chức cắm trại, giáo dục truyền thống cho sinh viên




Hội trường tầng 7, nhà E nơi diễn ra buổi lễ kỉ niệm 55 năm thành lập khoa Ngữ văn hôm nay đã gần như không còn chỗ trống.  

Bạn cũ đây rồi!

Hàn huyên, ôn lại kỉ niệm


Hay viết tặng nhau đôi dòng tâm sự, gửi tặng nhau những cuốn sách.


GS.TS Nguyễn Đức Dân trong vòng tay những người học trò


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với người giảng viênđáng kính, GS Đặng Thị Hạnh.


Tổng biên tập báo VietNamNet Bùi Sỹ Hoa (áo trắng, bên trái) và PGS.TS Vũ Đức Nghiệu, Phó Hiệu trưởng thường trực ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn.


Từ trái qua phải Giáo sư Hoàng Thị Châu, Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học 1983-1992 và nhà giáo ưu tú Lê Hồng Sâm. Hiện, khoa Ngữ Văn có 8 Nhà giáo Nhân dân, 20 Nhà giáo ưu tú. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư TƯ Đảng Đinh Thế Huynh cũng tốt nghiệp ở đây. Không tới tham dự buổi lễ, hai vị đã gửi lẵng hoa


Từ trái qua phải là GS Nguyễn Kim Đính (người tốt nghiệp khóa I của khoa Ngữ văn) một trong những nhà Nga học đầu tiên của Việt Nam


Gần như trọn cuộc đời PGS.TS Nguyễn Trường Lịch đã dành tâm huyết nghiên cứu, truyền thu cho sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ về một thiên tài bậc nhất của nhân loại, đại văn hào L.Tônxtôi. Dù tuổi cao nhưng hôm nay ông vẫn tới tham gia buổi lễ trang trọng này.


Ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ

  • Văn Chung