- Sáng nay, 6/12, GS vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng thế giới đã có buổi nói chuyện tại Viện Vât lý, mở đầu chuỗi sự kiện kéo dài hơn 2 tuần của ông trong đợt về Việt Nam lần này.
Cách đây 2 năm, GS Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009.
Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên tại Sài Gòn, học phổ thông ở Đà Lạt rồi sang Thụy Sĩ du học, Trịnh Xuân Thuận phiêu du cuộc đời mình ở Pháp, rồi Mỹ. Năm 45 tuổi , ông trở về Việt Nam với vai trò là một công dân Mỹ trong phái đoàn của Tổng thống Pháp, Mitterand.
Không chỉ nổi tiếng là một nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu gây tiếng vang lớn, ông còn là người đưa thiên văn, một ngành khoa học cơ bản, trở nên gần gũi với mọi người.
HÌNH ẢNH BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA GS TRỊNH XUÂN THUẬN TẠI VIỆN VẬT LÝ SÁNG 6/12
Trịnh Xuân Thuận thấm nhuần văn hóa Pháp, là công dân và làm việc tại Hoa Kỳ, viết những công trình khoa học bằng tiếng Anh, nhưng viết những tác phẩm về vũ trụ lại bằng tiếng Pháp.
Những tác phẩm viết về vũ trụ của ông có cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn.
Kiến thức sâu rộng, đa dạng trên nhiều lĩnh vực giúp những khái niệm về thiên văn mà ông trình bày trở nên mềm mại, óng ả
Nhiều tác phẩm của ông được chuyển ngữ qua các bản dịch tài hoa của dịch giả Phạm Văn Thiều, cũng là một nhà vật lý. Có thể kể ra đây những tác phẩm như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Nguồn gốc, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao…
Trong buổi nói chuyện sáng nay, khi được hỏi về mối quan hệ giữa khoa học và tâm linh, GS giải thích rằng có nhiều cách để con người tiếp cập sự thật. Khoa học là một trong những cách có quyền năng lớn, và tâm linh hay tôn giáo cũng vậy. Hai hệ thống đều cùng mục đích tìm sự thật thì cả phải hội tụ và cộng hưởng được với nhau.
Hơn 20 ngày ở Việt Nam lần này, GS Thuận dành thời gian đến các trường ĐH FPT, ĐHQG Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Hoa Sen, trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…để phổ biến những phát hiện mới trong thiên văn học, trò chuyện về khoa học và phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ...
Lần lượt theo học tại Học viện Công nghệ California, Đại học Princeton rồi bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Đại học Princeto; từ năm 1976 đến nay, GS Trịnh Xuân Thuận đang nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Virgina.
Cách đây 2 năm, GS Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009.
Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên tại Sài Gòn, học phổ thông ở Đà Lạt rồi sang Thụy Sĩ du học, Trịnh Xuân Thuận phiêu du cuộc đời mình ở Pháp, rồi Mỹ. Năm 45 tuổi , ông trở về Việt Nam với vai trò là một công dân Mỹ trong phái đoàn của Tổng thống Pháp, Mitterand.
Không chỉ nổi tiếng là một nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu gây tiếng vang lớn, ông còn là người đưa thiên văn, một ngành khoa học cơ bản, trở nên gần gũi với mọi người.
HÌNH ẢNH BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA GS TRỊNH XUÂN THUẬN TẠI VIỆN VẬT LÝ SÁNG 6/12
Những tác phẩm viết về vũ trụ của ông có cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn.
Kiến thức sâu rộng, đa dạng trên nhiều lĩnh vực giúp những khái niệm về thiên văn mà ông trình bày trở nên mềm mại, óng ả
Nhiều tác phẩm của ông được chuyển ngữ qua các bản dịch tài hoa của dịch giả Phạm Văn Thiều, cũng là một nhà vật lý. Có thể kể ra đây những tác phẩm như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Nguồn gốc, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao…
Trong buổi nói chuyện sáng nay, khi được hỏi về mối quan hệ giữa khoa học và tâm linh, GS giải thích rằng có nhiều cách để con người tiếp cập sự thật. Khoa học là một trong những cách có quyền năng lớn, và tâm linh hay tôn giáo cũng vậy. Hai hệ thống đều cùng mục đích tìm sự thật thì cả phải hội tụ và cộng hưởng được với nhau.
Hơn 20 ngày ở Việt Nam lần này, GS Thuận dành thời gian đến các trường ĐH FPT, ĐHQG Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Hoa Sen, trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…để phổ biến những phát hiện mới trong thiên văn học, trò chuyện về khoa học và phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ...
Lần lượt theo học tại Học viện Công nghệ California, Đại học Princeton rồi bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Đại học Princeto; từ năm 1976 đến nay, GS Trịnh Xuân Thuận đang nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Virgina.
- Hạ Anh - Văn Chung