- Khi mới 7 tháng tuổi, mẹ bế Dung đến đặt trước của cổng nhà bà nội rồi đi biệt tăm. Không lâu sau, bố đi bước nữa, bỏ lại em bơ vơ. Ở với ông bà nội tuổi cao sức yếu, buồn cho số phận nhưng không trách bố mẹ, Dung chỉ biết cố gắng học thật giỏi để sau này giúp ông bà và mọi người.
Trong ngôi nhà nhỏ bé ấy thứ quý giá nhất có lẽ là chiếc tủ đựng quần áo mà như người đàn bà tuổi đã gần thất tuần cho biết: “Nó là đồ của cụ cháu để lại” cũng đã ọp ẹp theo thời gian. Những cánh cửa làm bằng gỗ, đã mục, hở tứ tung, ngồi trong nhà, đóng cửa mà gió mùa đông cứ thúc vào đến rát mặt.
Ngừng tay quay sợi, người bà lọ mọ, bước khập khiễng trên những bậc hè, mở cửa nhà đón khách vào. Nhìn bộ quần áo bà mặc chắc phải lâu lâu lắm rồi bởi nó đã cũ mèm, sờn vải.
Nước mắt người bà nội rưng rức khi kể về đứa cháu gái nhỏ đáng thương. “Người trong làng cũng thủ thỉ bảo tôi bà khéo cẩn thận, không lấy con dâu về “mua nồi rồi hỏng cả dế” đi. Tôi thương thằng con trai đã gần 30 mà chưa vợ nên tìm mối cho vợ chồng nó gặp rồi cưới nhau. Nào ngờ hỏng thật…”
Cô con dâu mà như bà nói “tính nó chơi bời”, sau 2 năm về nhà chồng, sinh được cho ông bà một cô cháu gái được 7 tháng tuổi thì cũng bỏ chồng con mà đi. Bà còn nhớ lắm: “Hôm ấy tôi ngồi trong nhà này. Cháu nó cắp con tới cổng nhà tôi thì để ở đó. Tôi thất thểu ra, bế cháu lên, khóc với gọi theo “cá chuối còn đắm đuối vì con” mà sao con nỡ bỏ đi”.
Đằng đẵng suốt 1 năm sau ngày ấy, bà nội lại thất thểu lên nhà con dâu bội bạc, gặng hỏi với hi vọng “chắc nó giận nhau, sau sẽ quay về thôi”. Nhưng, không, suốt 13 năm nay kể từ ngày chị bỏ chồng con mà đi, chưa một lần người mẹ ấy tạt qua nhà hỏi thăm con.
Năm Dung lên 9 tuổi, người bố cũng đi bước nữa. Dù vợ chồng anh chị hiện vẫn ở cùng thôn với ông bà đấy nhưng anh cũng “chưa một lần quà bánh hay cho cháu một chút tiền nào. Thậm chí là một lời hỏi thăm có khi còn quát mắng cháu khi gặp”.
Để lại nơi xóm Biên Hòa, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội nghèo này, hai ông bà nội ốm đau với đứa cháu nhỏ côi cút.
Trời mùa đông rét mướt, ngồi trong nhà, đôi chân cứ tấy đau vì bệnh thấp khớp hành hạ, người bà nội (tên Nguyễn Thị Khám, 68 tuổi) rơm rớm tâm sự: “Tôi biết bố cháu giờ cũng nghèo lắm, công phụ hồ thì mấy đồng. Rồi vợ sức khỏe yếu lại có con với người ta”.
Nhưng cái Dung (tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Dung) nó cũng là con nó mà bao nhiêu năm nay bố không hỏi thăm con lấy được một lần. Nghĩ chỉ tội cho cháu tôi. Có bố mẹ đầy mà cũng như không”. Rồi bà lo một ngày khi chẳng may ông bà ra đi, đứa cháu gái nhỏ bơ vơ, biết sẽ về đâu?
Biết trách được ai?
Ông nội của Dung, tên Nguyễn Văn Tại năm nay cũng đã 71 tuổi, bị tật nguyền mấy chục năm nay, sức khỏe yếu. Ngày ngày ông lụi hụi ngoài chân đê nơi người ta trồng nhiều cây cối, nhặt nhạnh từng thanh củi khô kiếm cái đun nấu cho cả nhà trong những ngày đông lạnh giá. Ngôi nhà ba gian và tất cả những vật dụng hiện còn của ông bà cũng là từ đời bố mẹ của ông Tại để lại đấy chứ.
Nhưng vất vả mấy ông bà cũng cố để cho cháu đi học. Trí nhớ của ông Tại vẫn chưa quên kỉ niệm hồi cho cháu đi học mẫu giáo: “Khi ấy Dung 3 tuổi, người ta khuyên bảo phải cho cháu đi học không sau khó học lên lớp được.
Thì vợ chồng tôi gửi cháu ở lớp gần nhà. Thiếu tiền đóng học, bà ấy ra xin “khất”, hứa khi có sẽ nộp ngay. Vậy mà các cô đuổi cháu về, để cháu khóc lướt thướt”.
Thương cháu, người ông bước cà nhắc từng bước ra lớn tiếng: “Vợ chồng tôi đã xin “nợ” sao các cô ác thế?” Rồi ông bà chạy vạy đi vay mượn tiền đóng học để cháu tiếp tục được tới trường.
Hai thân già có hiểu gì đâu nên từ lớp 1 đến lớp 5 “không ai bảo làm giấy hộ nghèo để xin miễn giảm học phí nên chúng tôi đâu có biết, vừa làm vừa vay tiền nuôi cháu ăn học”.
Mà có đâu, tất cả chỉ trông vào cái gàng quay sợi bằng tay của bà. “Tháng nào nhiều việc thì được 500.000đ-600.000đ, tháng nào ít chỉ 100.000đ-200.000đ”. Nên sáng cô cháu gái nhỏ của ông bà cứ ôm bụng kẹp lép tới trường, trưa về có gì ăn nấy, tối cũng vậy. Rồi cháu lại lao vào quay sợi giúp ông bà và học.
Lên cấp II, được cô tổng phụ trách Trường THCS Thanh Cao Nguyễn Thùy Linh giúp làm cho sổ hộ nghèo cùng sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường nên Dung được miễn các khoản đóng góp, được tặng sách vở khi tới trường.
Tâm sự về cô trò nghèo, cô Nguyễn Thùy Linh cho biết: “Dung sớm ý thức được hoàn cảnh nên em rất thương ông bà, cố gắng học tập tốt. Ra chơi em thường ngồi làm bài tập cô giao để về nhà có thời gian quay sợi giúp ông bà”. Hiệu phó Nguyễn Thanh Tùng chỉ ngắn gọn khi nói về cô học trò lớp 8A1 của trường: “Em rất chín chắn, suốt 8 năm liền là học sinh giỏi”.
Còn Dung thì nói như phân trần: “Bố mẹ bỏ nhau rồi bỏ em chắc phải có lý do khi không sống được với nhau nữa. Mỗi người giờ cũng có cuộc sống riêng, em cũng không trách bố mẹ”.
Tết đến, xuân về thấy bạn bè có bố mẹ bên cạnh chăm sóc yêu thương tâm hồn cô bé nhỏ chẳng thể tránh được những giọt nước mắt nghẹn ngào. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi. Dung kể có lần cô cho viết văn về bố mẹ em chẳng dám viết về hoàn cảnh gia đình mà sáng tạo ra một câu chuyện gia đình yêu thương mà em hằng mong ước.
Hỏi về ước mơ sau này, Dung thủ thỉ: “Em muốn làm bác sĩ. Nhiều bạn như em khi chẳng may bố mẹ đau yếu, không tiền chạy chữa, bố mẹ mất đi cũng lại bơ vơ như em. Em cũng biết và sẽ không nhận tiền phong bì của bệnh nhân đâu. Em muốn được làm từ thiện, được giúp đỡ những người còn vất vả hơn em và ông bà bây giờ”.
Những phút rời bàn học hay về nhà, Dung lại tranh thủ quay sợi kiếm thêm tiền giúp ông bà lo cuộc sống. |
Ngừng tay quay sợi, người bà lọ mọ, bước khập khiễng trên những bậc hè, mở cửa nhà đón khách vào. Nhìn bộ quần áo bà mặc chắc phải lâu lâu lắm rồi bởi nó đã cũ mèm, sờn vải.
Nước mắt người bà nội rưng rức khi kể về đứa cháu gái nhỏ đáng thương. “Người trong làng cũng thủ thỉ bảo tôi bà khéo cẩn thận, không lấy con dâu về “mua nồi rồi hỏng cả dế” đi. Tôi thương thằng con trai đã gần 30 mà chưa vợ nên tìm mối cho vợ chồng nó gặp rồi cưới nhau. Nào ngờ hỏng thật…”
Cô con dâu mà như bà nói “tính nó chơi bời”, sau 2 năm về nhà chồng, sinh được cho ông bà một cô cháu gái được 7 tháng tuổi thì cũng bỏ chồng con mà đi. Bà còn nhớ lắm: “Hôm ấy tôi ngồi trong nhà này. Cháu nó cắp con tới cổng nhà tôi thì để ở đó. Tôi thất thểu ra, bế cháu lên, khóc với gọi theo “cá chuối còn đắm đuối vì con” mà sao con nỡ bỏ đi”.
Đằng đẵng suốt 1 năm sau ngày ấy, bà nội lại thất thểu lên nhà con dâu bội bạc, gặng hỏi với hi vọng “chắc nó giận nhau, sau sẽ quay về thôi”. Nhưng, không, suốt 13 năm nay kể từ ngày chị bỏ chồng con mà đi, chưa một lần người mẹ ấy tạt qua nhà hỏi thăm con.
Năm Dung lên 9 tuổi, người bố cũng đi bước nữa. Dù vợ chồng anh chị hiện vẫn ở cùng thôn với ông bà đấy nhưng anh cũng “chưa một lần quà bánh hay cho cháu một chút tiền nào. Thậm chí là một lời hỏi thăm có khi còn quát mắng cháu khi gặp”.
Để lại nơi xóm Biên Hòa, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội nghèo này, hai ông bà nội ốm đau với đứa cháu nhỏ côi cút.
Trời mùa đông rét mướt, ngồi trong nhà, đôi chân cứ tấy đau vì bệnh thấp khớp hành hạ, người bà nội (tên Nguyễn Thị Khám, 68 tuổi) rơm rớm tâm sự: “Tôi biết bố cháu giờ cũng nghèo lắm, công phụ hồ thì mấy đồng. Rồi vợ sức khỏe yếu lại có con với người ta”.
Nhưng cái Dung (tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Dung) nó cũng là con nó mà bao nhiêu năm nay bố không hỏi thăm con lấy được một lần. Nghĩ chỉ tội cho cháu tôi. Có bố mẹ đầy mà cũng như không”. Rồi bà lo một ngày khi chẳng may ông bà ra đi, đứa cháu gái nhỏ bơ vơ, biết sẽ về đâu?
Biết trách được ai?
Ông nội của Dung, tên Nguyễn Văn Tại năm nay cũng đã 71 tuổi, bị tật nguyền mấy chục năm nay, sức khỏe yếu. Ngày ngày ông lụi hụi ngoài chân đê nơi người ta trồng nhiều cây cối, nhặt nhạnh từng thanh củi khô kiếm cái đun nấu cho cả nhà trong những ngày đông lạnh giá. Ngôi nhà ba gian và tất cả những vật dụng hiện còn của ông bà cũng là từ đời bố mẹ của ông Tại để lại đấy chứ.
Nhưng vất vả mấy ông bà cũng cố để cho cháu đi học. Trí nhớ của ông Tại vẫn chưa quên kỉ niệm hồi cho cháu đi học mẫu giáo: “Khi ấy Dung 3 tuổi, người ta khuyên bảo phải cho cháu đi học không sau khó học lên lớp được.
Thì vợ chồng tôi gửi cháu ở lớp gần nhà. Thiếu tiền đóng học, bà ấy ra xin “khất”, hứa khi có sẽ nộp ngay. Vậy mà các cô đuổi cháu về, để cháu khóc lướt thướt”.
Thương cháu, người ông bước cà nhắc từng bước ra lớn tiếng: “Vợ chồng tôi đã xin “nợ” sao các cô ác thế?” Rồi ông bà chạy vạy đi vay mượn tiền đóng học để cháu tiếp tục được tới trường.
Hai thân già có hiểu gì đâu nên từ lớp 1 đến lớp 5 “không ai bảo làm giấy hộ nghèo để xin miễn giảm học phí nên chúng tôi đâu có biết, vừa làm vừa vay tiền nuôi cháu ăn học”.
Bà Khám lo lắm: “Rồi một ngày chẳng may ông bà ra đi, Dung sẽ bơ vơ, biết về đâu?” |
Mà có đâu, tất cả chỉ trông vào cái gàng quay sợi bằng tay của bà. “Tháng nào nhiều việc thì được 500.000đ-600.000đ, tháng nào ít chỉ 100.000đ-200.000đ”. Nên sáng cô cháu gái nhỏ của ông bà cứ ôm bụng kẹp lép tới trường, trưa về có gì ăn nấy, tối cũng vậy. Rồi cháu lại lao vào quay sợi giúp ông bà và học.
Lên cấp II, được cô tổng phụ trách Trường THCS Thanh Cao Nguyễn Thùy Linh giúp làm cho sổ hộ nghèo cùng sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường nên Dung được miễn các khoản đóng góp, được tặng sách vở khi tới trường.
Tâm sự về cô trò nghèo, cô Nguyễn Thùy Linh cho biết: “Dung sớm ý thức được hoàn cảnh nên em rất thương ông bà, cố gắng học tập tốt. Ra chơi em thường ngồi làm bài tập cô giao để về nhà có thời gian quay sợi giúp ông bà”. Hiệu phó Nguyễn Thanh Tùng chỉ ngắn gọn khi nói về cô học trò lớp 8A1 của trường: “Em rất chín chắn, suốt 8 năm liền là học sinh giỏi”.
Còn Dung thì nói như phân trần: “Bố mẹ bỏ nhau rồi bỏ em chắc phải có lý do khi không sống được với nhau nữa. Mỗi người giờ cũng có cuộc sống riêng, em cũng không trách bố mẹ”.
Tết đến, xuân về thấy bạn bè có bố mẹ bên cạnh chăm sóc yêu thương tâm hồn cô bé nhỏ chẳng thể tránh được những giọt nước mắt nghẹn ngào. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi. Dung kể có lần cô cho viết văn về bố mẹ em chẳng dám viết về hoàn cảnh gia đình mà sáng tạo ra một câu chuyện gia đình yêu thương mà em hằng mong ước.
Hỏi về ước mơ sau này, Dung thủ thỉ: “Em muốn làm bác sĩ. Nhiều bạn như em khi chẳng may bố mẹ đau yếu, không tiền chạy chữa, bố mẹ mất đi cũng lại bơ vơ như em. Em cũng biết và sẽ không nhận tiền phong bì của bệnh nhân đâu. Em muốn được làm từ thiện, được giúp đỡ những người còn vất vả hơn em và ông bà bây giờ”.
- Văn Chung