- Con số trên được ông Lê Quang Giao, chuyên viên Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay tại Hội nghị tổng kết chương trình giáo dục nha học đường “Nụ cười rạng rỡ, tương lai tươi sáng” giai đoạn 2006-2012.
Năm 2011-2012, Hà Nội có hơn 1,5 triệu học sinh nhưng có gần 70% học sinh trong số đó bị bệnh răng miệng.
Số liệu điều tra năm 2008 tại Hà Nội và Lào Cai của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội (RHM) cho thấy, lứa tuổi 6-8 trung mình mỗi em có 6,27 chiếc răng sữa bị sâu, sâu răng vĩnh viễn theo lứa tuổi và sâu răng ở thành phố ở đô thị cao hơn nông thôn và miền núi.
Giám đốc PGS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc bệnh viện RHM cho biết: “Tỉ lệ sâu răng ở trẻ em Việt Nam gia tăng theo năm tháng và gia tăng theo mức độ thu nhập. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng mức độ sâu răng tỉ lệ thuận với mức độ tiêu thụ đường.
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, Phó trưởng phòng công tác HS-SV, Sở GD-ĐT TP. HCM phân trần: “Việc chăm lo sức khỏe răng miệng được phụ huynh hết sức quan tâm, ủng hộ. Họ sẵn sàng đóng góp, trang bị những trang thiết bị hiện đại để chăm sóc con em mình".
Tuy nhiên, khi vấn đề này được Sở đưa ra rộng rãi thì phía lãnh đạo thành phố không đồng ý bởi đầu năm tình hình lạm thu diễn ra nhức nhối. Thiệt thòi cuối cùng lại là các cháu học sinh”.
Những khó khăn chủ yếu như trường không có phòng y tế chuyên biệt, thiếu nhân lực, cán bộ y tế học đường chưa có nghiệp vụ, chưa phù hợp với yêu cầu cơ sơ và chế độ thỏa đáng cho cán bộ y tế cũng được lãnh đạo các tỉnh, thành phố khác chia sẻ tại hội nghị.
“Dù đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ nhưng hiện tại thủ đô vẫn có tới 309 trường học (tổng số 2434 trường) chưa có cán bộ y tế. Nhiều trường học nội thành không tuyển dụng được nhân viên y tế mặc dù có biên chế, chỉ tiêu” – ông Giao cho biết.
P.Đăng