- Người nghệ sĩ luôn cười tươi khi nói về người vợ đảm đang, giỏi giang của mình và thầm cảm ơn khi các con biết tự suy nghĩ, sống độc lập và ngoan ngoãn. Ở vợ con, anh học được điều lớn nhất rằng: trong cuộc sống, đừng nên quá bon chen.
Cha mẹ phải làm gương
Dạy dỗ các con bằng lời ăn tiếng nói chỉ là một biện pháp. Tạo môi trường sống, không gian sống, văn hóa sống trong mỗi gia đình mới là quan trọng nhất. Nó như là chất đất cho mầm cây phát triển vậy.
Việc bẻ cành, uốn nắn gốc cây cho thẳng hay nhặt lá vàng chỉ là biện pháp phía sau. Bố mẹ thuận hòa mới là tấm gương cho con cái noi theo.
Vợ chồng mình không bao giờ to tiếng, va chạm trước mặt các con. Có khi cả hai đi công tác hàng tháng nhưng nếp nhà vẫn được các con duy trì.
Mình cũng chưa bao giờ đánh hay nặng lời với con cả. Nói vậy nhưng mình cũng dè chừng không để cho tự trọng của con lớn quá thành tự tôn hoặc tự kỷ. Mình chỉ đặt con vào trạng thái tự tin, biết hành xử có văn hóa thôi.
Mỗi ông bố, bà mẹ có cách quan tâm riêng tới con cái. Mình theo dõi, quan sát những hành vi đối xử từ việc con giao tiếp qua qua điện thoại, cách con chọn bạn để chơi, bộ phim con chọn xem, tìm hiểu xem vì sao con dối lừa chuyện đi làm hay đi học để đi chơi. Mình cũng hay trao đổi với con những hiện tượng trong cuộc sống, cả những điều tốt và chưa tốt để hiểu con suy nghĩ gì, lựa lúc để đưa lời khuyên.
Không ai có thể nói hiểu hết được các con, đặc biệt trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý tuổi mới lớn. Nhưng mình không bắt con đi theo công thức nhất định. Mỗi loài cây có chức năng nhất định, không nên bắt tất cả thành cổ thụ hoặc sưa đỏ, có thể là cây mùi tàu, xà lách, hay cành hoa tặng nhau hay là cành gai để trả thù lại những ai giẫm đạp lên nó.
Tôn trọng con
Hai con của mình (một trai một gái, con gái đầu lòng-PV) được thừa hưởng “truyền thống” của bố là dốt toán (cười). Hình học với hồi còn tới trường với mình có lẽ gọi chính xác là cực hình. Còn Văn và các môn xã hội thì mọi người rất giỏi. Thấy con có khả năng ngoại ngữ tốt nên vợ chồng mình hướng sang phía đó và cho học thêm cả âm nhạc.
Quan điểm của vợ chồng mình là không gò ép con cái. Ai cũng muốn cho con học thành Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn. Nhưng từ lúc nhỏ, ai biết điều đó nếu họ không có giải thưởng. Cha mẹ đừng lấy những hình mẫu như thế để chụp vào đầu con, áp đặt tạo sức ép không cần thiết.
Nhiều khi một cậu bé đánh giầy, cậu rửa xe cũng rất quan trọng. Giả sử, chuẩn bị đi dự đám cưới sang trọng, không có cậu bé đánh giầy, anh cũng tái hết mặt mũi ra ấy chứ.
Khi sinh ra, số phận đều đã dành cho mỗi người một vị trí đứng trong cuộc sống. Miễn là các con yêu nghề, yêu sự lựa chọn đó. Cỗ máy cuộc sống có hàng ngàn đinh vít khác nhau, mỗi người chỉ nên làm một bộ phận để tạo sự gắn kết với nhau thôi. Có những người giỏi thì làm bộ máy to. Nhưng không có ốc, vít làm sao giữ được những máy to ấy tạo thành cỗ máy.
Mình ghét nhất bữa cơm nhiều ông bố bà mẹ tranh thủ dạy con, nhồi nhét vào đầu con mọi thứ hay, lẽ phải.
Con gái lớn của vợ chồng mình đã có gia đình thì không nói làm gì. Nhưng với cậu thứ 2, ngày nào mình cũng phải gọi điện, hỏi thăm tình hình. Điều này không phải kiểm soát nhưng mình luôn muốn là hình ảnh hiện diện trong đầu các con.
Những điều học được từ vợ con
Cuộc sống của những gia đình nghệ sĩ như bọn mình vẫn thường nói vui là “từ vươn thở đến tiếng thơ”. Suốt ngày đầu tắt mặt tối với công việc: dậy làm từ khi vươn thở lúc sáng sớm, đến chương trình tiếng thơ lúc 22h trên đài phát thanh có khi người nghệ sĩ vẫn lang thang đây đó. Như mình, có khi 23h30 vẫn đang lang thang ở Hải Phòng, Quảng Ninh hay Nghệ An, tự lái xe về sau buổi diễn.
Thời gian bình thường để gia đình bên nhau là từ 19h tối. Nhưng với gia đình mình thường là 22h đến 23h đêm. Bao nhiêu năm qua, mình mới đưa vợ con ra công viên Thống Nhất đúng 1 lần thôi.
Nhưng đi đâu, làm gì mọi người vẫn hướng về nhà. Các cụ ta vẫn có câu “món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Thật tuyệt khi Ngọc Huyền (vợ nghệ sĩ, cũng là người trong nghề -PV) nấu ăn rất ngon nên mọi người không muốn ăn đâu, nhậu đâu ở ngoài cả (cười tươi).
Các con mình hiểu và thương bố mẹ nhiều. Đời người nghệ sĩ nghèo khó, đến mình lâu năm thế, lương hơn 5 triệu đã là rất cao. Nhiều anh em vào nghề 3-4 năm, lương chỉ gần 1 triệu đồng. Có người vẫn lao vào, phần vì muốn được thỏa mãn sống trong tính cách của nhân vật, phần vì mong rồi sẽ được vinh danh.
Nghề diễn kịch này trông vào sung sướng ở đời, thỉnh thoảng người đời sóng sánh tí bọt cho mà ngửi thôi, không phải nghề cố định, có thu nhập ổn định.
Mình cũng học được nhiều điều từ vợ con. Điều lớn nhất là không tự tạo áp lực cho chính mình, không nên bon chen khủng khiếp quá.
Mình cũng dạy con cách sống thẳng thẳn (tất nhiên không phải lúc nào cũng hay bởi có thể thành lố bịch) và không luồn cúi. Nghề diễn kịch này chả có lộc lá gì, anh sống bằng tài năng của chính mình. Những nhân viên có tài thì nhà hát là người cần họ hơn họ cần nhà hát. Người lãnh đạo nghệ thuật sẽ chẳng là gì nếu trong tay không có những diễn viên giỏi.
Điều này mình học được từ bố (NSND Quý Dương - PV). Nhưng bố ngày xưa người khác cho gì bố biết đó. Có khi đi hát 4-5 bài rồi lại nước mắt chứa chan đi về mà không được trả thù lao. Mình thì thẳng thẳn, nhận cát-xê rồi mới diễn.
Thẳng thắn, nhưng mình cũng không xu nịnh, nói xấu gì ai. Con người đàng hoàng, hàng ngày sống như thế nào sẽ làm tấm gương cho con cái thôi.
Cũng rất mừng là con cái có nhiều thứ hơn mình. Ví như vừa rồi, con gái mình cưới báo hỉ tới gần 1.000 thiếp, nhà chỉ làm vài mâm mời họ hàng hai bên chứng kiến. Ngày xưa, vợ chồng mình cưới nhau trong nghèo khó, nay các con có điều kiện nó hoàn toàn làm được hơn, tổ chức linh đình.
Nhưng thực sự, mình ghét kiểu đi ăn trả nợ. Các con có ý kiến tổ chức như vậy, phía gia đình mình rất ủng hộ và khuyến khích.
Văn Chung (Ghi theo lời kể của NSƯT Chí Trung – Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội)
Cha mẹ phải làm gương
Dạy dỗ các con bằng lời ăn tiếng nói chỉ là một biện pháp. Tạo môi trường sống, không gian sống, văn hóa sống trong mỗi gia đình mới là quan trọng nhất. Nó như là chất đất cho mầm cây phát triển vậy.
Việc bẻ cành, uốn nắn gốc cây cho thẳng hay nhặt lá vàng chỉ là biện pháp phía sau. Bố mẹ thuận hòa mới là tấm gương cho con cái noi theo.
Vợ chồng mình không bao giờ to tiếng, va chạm trước mặt các con. Có khi cả hai đi công tác hàng tháng nhưng nếp nhà vẫn được các con duy trì.
Gia đình NSƯT Chí Trung (Ảnh: VTC News) |
Mỗi ông bố, bà mẹ có cách quan tâm riêng tới con cái. Mình theo dõi, quan sát những hành vi đối xử từ việc con giao tiếp qua qua điện thoại, cách con chọn bạn để chơi, bộ phim con chọn xem, tìm hiểu xem vì sao con dối lừa chuyện đi làm hay đi học để đi chơi. Mình cũng hay trao đổi với con những hiện tượng trong cuộc sống, cả những điều tốt và chưa tốt để hiểu con suy nghĩ gì, lựa lúc để đưa lời khuyên.
Không ai có thể nói hiểu hết được các con, đặc biệt trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý tuổi mới lớn. Nhưng mình không bắt con đi theo công thức nhất định. Mỗi loài cây có chức năng nhất định, không nên bắt tất cả thành cổ thụ hoặc sưa đỏ, có thể là cây mùi tàu, xà lách, hay cành hoa tặng nhau hay là cành gai để trả thù lại những ai giẫm đạp lên nó.
Tôn trọng con
Hai con của mình (một trai một gái, con gái đầu lòng-PV) được thừa hưởng “truyền thống” của bố là dốt toán (cười). Hình học với hồi còn tới trường với mình có lẽ gọi chính xác là cực hình. Còn Văn và các môn xã hội thì mọi người rất giỏi. Thấy con có khả năng ngoại ngữ tốt nên vợ chồng mình hướng sang phía đó và cho học thêm cả âm nhạc.
Quan điểm của vợ chồng mình là không gò ép con cái. Ai cũng muốn cho con học thành Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn. Nhưng từ lúc nhỏ, ai biết điều đó nếu họ không có giải thưởng. Cha mẹ đừng lấy những hình mẫu như thế để chụp vào đầu con, áp đặt tạo sức ép không cần thiết.
Nhiều khi một cậu bé đánh giầy, cậu rửa xe cũng rất quan trọng. Giả sử, chuẩn bị đi dự đám cưới sang trọng, không có cậu bé đánh giầy, anh cũng tái hết mặt mũi ra ấy chứ.
Khi sinh ra, số phận đều đã dành cho mỗi người một vị trí đứng trong cuộc sống. Miễn là các con yêu nghề, yêu sự lựa chọn đó. Cỗ máy cuộc sống có hàng ngàn đinh vít khác nhau, mỗi người chỉ nên làm một bộ phận để tạo sự gắn kết với nhau thôi. Có những người giỏi thì làm bộ máy to. Nhưng không có ốc, vít làm sao giữ được những máy to ấy tạo thành cỗ máy.
Mình ghét nhất bữa cơm nhiều ông bố bà mẹ tranh thủ dạy con, nhồi nhét vào đầu con mọi thứ hay, lẽ phải.
Con gái lớn của vợ chồng mình đã có gia đình thì không nói làm gì. Nhưng với cậu thứ 2, ngày nào mình cũng phải gọi điện, hỏi thăm tình hình. Điều này không phải kiểm soát nhưng mình luôn muốn là hình ảnh hiện diện trong đầu các con.
Vợ chồng NSƯT Chí Trung – Ngọc Huyền (Ảnh: Gia đình&xã hội) |
Cuộc sống của những gia đình nghệ sĩ như bọn mình vẫn thường nói vui là “từ vươn thở đến tiếng thơ”. Suốt ngày đầu tắt mặt tối với công việc: dậy làm từ khi vươn thở lúc sáng sớm, đến chương trình tiếng thơ lúc 22h trên đài phát thanh có khi người nghệ sĩ vẫn lang thang đây đó. Như mình, có khi 23h30 vẫn đang lang thang ở Hải Phòng, Quảng Ninh hay Nghệ An, tự lái xe về sau buổi diễn.
Thời gian bình thường để gia đình bên nhau là từ 19h tối. Nhưng với gia đình mình thường là 22h đến 23h đêm. Bao nhiêu năm qua, mình mới đưa vợ con ra công viên Thống Nhất đúng 1 lần thôi.
Nhưng đi đâu, làm gì mọi người vẫn hướng về nhà. Các cụ ta vẫn có câu “món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Thật tuyệt khi Ngọc Huyền (vợ nghệ sĩ, cũng là người trong nghề -PV) nấu ăn rất ngon nên mọi người không muốn ăn đâu, nhậu đâu ở ngoài cả (cười tươi).
Các con mình hiểu và thương bố mẹ nhiều. Đời người nghệ sĩ nghèo khó, đến mình lâu năm thế, lương hơn 5 triệu đã là rất cao. Nhiều anh em vào nghề 3-4 năm, lương chỉ gần 1 triệu đồng. Có người vẫn lao vào, phần vì muốn được thỏa mãn sống trong tính cách của nhân vật, phần vì mong rồi sẽ được vinh danh.
Nghề diễn kịch này trông vào sung sướng ở đời, thỉnh thoảng người đời sóng sánh tí bọt cho mà ngửi thôi, không phải nghề cố định, có thu nhập ổn định.
Mình cũng học được nhiều điều từ vợ con. Điều lớn nhất là không tự tạo áp lực cho chính mình, không nên bon chen khủng khiếp quá.
Mình cũng dạy con cách sống thẳng thẳn (tất nhiên không phải lúc nào cũng hay bởi có thể thành lố bịch) và không luồn cúi. Nghề diễn kịch này chả có lộc lá gì, anh sống bằng tài năng của chính mình. Những nhân viên có tài thì nhà hát là người cần họ hơn họ cần nhà hát. Người lãnh đạo nghệ thuật sẽ chẳng là gì nếu trong tay không có những diễn viên giỏi.
Điều này mình học được từ bố (NSND Quý Dương - PV). Nhưng bố ngày xưa người khác cho gì bố biết đó. Có khi đi hát 4-5 bài rồi lại nước mắt chứa chan đi về mà không được trả thù lao. Mình thì thẳng thẳn, nhận cát-xê rồi mới diễn.
Thẳng thắn, nhưng mình cũng không xu nịnh, nói xấu gì ai. Con người đàng hoàng, hàng ngày sống như thế nào sẽ làm tấm gương cho con cái thôi.
Cũng rất mừng là con cái có nhiều thứ hơn mình. Ví như vừa rồi, con gái mình cưới báo hỉ tới gần 1.000 thiếp, nhà chỉ làm vài mâm mời họ hàng hai bên chứng kiến. Ngày xưa, vợ chồng mình cưới nhau trong nghèo khó, nay các con có điều kiện nó hoàn toàn làm được hơn, tổ chức linh đình.
Nhưng thực sự, mình ghét kiểu đi ăn trả nợ. Các con có ý kiến tổ chức như vậy, phía gia đình mình rất ủng hộ và khuyến khích.
Văn Chung (Ghi theo lời kể của NSƯT Chí Trung – Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội)