- Cô cháu gái bé bỏng tết này lên 9 tuổi, cứ năn nỉ mẹ cho đi theo nhưng chỉ nhận được lời nói dứt khoát: "Ở nhà với bố và cậu để mẹ đến chúc tết cô".
TIN BÀI LIÊN QUAN:
'Cuộc chiến' quà cáp của phụ huynh
“Chúng em Tết cô sợi dây chuyền”
Những chiếc phong bì bị từ chối
Các cụ có câu: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Câu nói ấy như một lời nhắc nhở về sự biết ơn với cội nguồn của sự sinh thành, dưỡng dục và dạy chữ. Tưởng mọi việc cứ hiển nhiên theo trình tự ấy. Nhưng không. Vì những toan tính, vụ lợi, nhiều khi phụ huynh đã lấy mất niềm vui tết thứ 3 của con trẻ: tết Thầy.
Sáng mồng ba tết, vừa sang nhà chị họ tôi chúc tụng vài câu, nhìn ra sân đã thấy chiếc xe máy của chị dựng sẵn ngoài sân.
Tưởng anh chị sắp đi đâu chơi tết nhưng không phải vậy. Cô cháu gái bé bỏng tết này lên 9 tuổi cứ năn nỉ mẹ cho đi theo nhưng chỉ nhận được lời nói dứt khoát:
-Ở nhà với bố và cậu để mẹ đến chúc tết cô.
Ồ, hóa ra là như thế ư?
Cháu năm nay được sắm rất nhiều váy áo đẹp, thấp thỏm mong được đến nhà cô chúc tết. Với cháu, cô giáo không chỉ là người dạy kiến thức mà còn là người cháu luôn tin tưởng và muốn được chia sẻ những tâm sự của tuổi thơ.
Chị tôi thì ngược lại, chị giải thích cho tôi bằng cái lí lẽ của mình: Trẻ con thì nhí nhố biết gì, tết thày người lớn đến còn chúc tụng, cậy nhờ chứ.
Ngẫm ra thì cháu gái tôi suốt năm qua đâu có lỗi lầm gì để mẹ phải chạy chọt. Học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô thế là được rồi chứ nhỉ. Ngày tết, ngày lễ là dịp để cô trò thêm gần gũi để hiểu nhau hơn, thế mà lại phải ngồi nhà tiếc nuối.
Cứ nhớ ngày trước đi học, dịp tết đến bọn học trò chúng tôi còn đến giúp thầy cô việc này nọ như bổ cửi, gánh nước, thậm chí cả gói bánh, kiếm cành đào. Tất cả đều tự nguyện và vô tư cả. Trong những lúc gần gũi ấy thầy trò có dịp hiểu về nhau hơn.
Thầy dạy Địa của tôi có bàn tay vẽ bàn đồ rất cừ nhưng lúc bổ củi cũng rất nghề.
Cô giáo dạy Toán có đường kẻ trên bảng thẳng tắp, khi cô gói bánh chưng cũng rất vuông vức. Cô bảo gói cái bánh cũng phải vuông vức như cái lẽ sống thẳng ngay, cương trực ở đời thì mới giữ được cái phẩm cách của mình.
Còn vui vui một chút là thày giáo dạy Văn có chú gà trống bắt để cúng giao thừa xổng ra bị chúng tôi hè nhau đuổi bắt vui đáo để…
Ngẫm ra, ngày nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Nhưng vẫn còn đó tình thầy trò thân thiết. Hãy để các em đến với thày cô bằng lời chúc chân thành và hồn nhiên của tuổi nhỏ. Chỉ khi ấy ngày mồng 3 tết thày mới thực sự có ý nghĩa.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
'Cuộc chiến' quà cáp của phụ huynh
“Chúng em Tết cô sợi dây chuyền”
Những chiếc phong bì bị từ chối
Với trẻ em cô giáo không chỉ là người dạy kiến thức mà còn là người luôn tin tưởng và muốn được chia sẻ những tâm sự của tuổi thơ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Sáng mồng ba tết, vừa sang nhà chị họ tôi chúc tụng vài câu, nhìn ra sân đã thấy chiếc xe máy của chị dựng sẵn ngoài sân.
Tưởng anh chị sắp đi đâu chơi tết nhưng không phải vậy. Cô cháu gái bé bỏng tết này lên 9 tuổi cứ năn nỉ mẹ cho đi theo nhưng chỉ nhận được lời nói dứt khoát:
-Ở nhà với bố và cậu để mẹ đến chúc tết cô.
Ồ, hóa ra là như thế ư?
Chị tôi thì ngược lại, chị giải thích cho tôi bằng cái lí lẽ của mình: Trẻ con thì nhí nhố biết gì, tết thày người lớn đến còn chúc tụng, cậy nhờ chứ.
Ngẫm ra thì cháu gái tôi suốt năm qua đâu có lỗi lầm gì để mẹ phải chạy chọt. Học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô thế là được rồi chứ nhỉ. Ngày tết, ngày lễ là dịp để cô trò thêm gần gũi để hiểu nhau hơn, thế mà lại phải ngồi nhà tiếc nuối.
Cứ nhớ ngày trước đi học, dịp tết đến bọn học trò chúng tôi còn đến giúp thầy cô việc này nọ như bổ cửi, gánh nước, thậm chí cả gói bánh, kiếm cành đào. Tất cả đều tự nguyện và vô tư cả. Trong những lúc gần gũi ấy thầy trò có dịp hiểu về nhau hơn.
Thầy dạy Địa của tôi có bàn tay vẽ bàn đồ rất cừ nhưng lúc bổ củi cũng rất nghề.
Cô giáo dạy Toán có đường kẻ trên bảng thẳng tắp, khi cô gói bánh chưng cũng rất vuông vức. Cô bảo gói cái bánh cũng phải vuông vức như cái lẽ sống thẳng ngay, cương trực ở đời thì mới giữ được cái phẩm cách của mình.
Còn vui vui một chút là thày giáo dạy Văn có chú gà trống bắt để cúng giao thừa xổng ra bị chúng tôi hè nhau đuổi bắt vui đáo để…
Ngẫm ra, ngày nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Nhưng vẫn còn đó tình thầy trò thân thiết. Hãy để các em đến với thày cô bằng lời chúc chân thành và hồn nhiên của tuổi nhỏ. Chỉ khi ấy ngày mồng 3 tết thày mới thực sự có ý nghĩa.
- Bùi Việt Phương (Tổ 4, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình)