- Liệu sinh viên ngành khoa học xã hội có đòi
được cái nhìn công bằng về ngành học của mình hay không khi bản thân
nhiều em vẫn đang tự biến mình thành những "chú chuột chạy cùng sào" khi
theo học môn này?
TIN LIÊN QUAN:
Chọn ngành học vì...dễ
Mới đây, trên VietNamNet TS.Nguyễn Khánh Trung đã phân tích nhiều nguyên nhân khiến ngành KHXH&NV bị coi thường, thậm chí là "chỉ dành cho những bạn trẻ thuộc diện "chuột chạy cùng sào".
Một thực tế đáng buồn là khá nhiều các SV của chính ngôi trường ĐH KHXH&NV lại đang có cái nhìn ngao ngán và xem nhẹ ngành học của mình. Đối với những SV này, lựa chọn ngành học là bất đắc dĩ, hoặc sai lầm; theo đuổi ngành học là cố đấm ăn xôi và khi sắp ra trường là cả một nỗi hoang mang, lo lắng bao trùm.
Mặc dù được theo học tại cái nôi đào tạo ngành KHXH hàng đầu của TP.HCM, nhưng phần lớn các em đều xuất phát từ nông thôn, chất lượng đầu vào khá thấp.
Nguyễn N.M, SV năm thứ 4 Khoa Xã hội học khi lựa chọn ngành, M không xác định gì nhiều. Em cho rằng mấy ngành xã hội thường dễ học hơn so với khoa học tự nhiên. Hơn nữa M thi khối A nên điểm thi vào ngành của trường nhân văn lại càng thấp.
Khi ấy, với M, mục đích đầu tiên là chỉ cần đậu đại học. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn của tỉnh Bình Thuận nên chỉ cần nghe cái tên trường ĐH KHXH&NV, trực thuộc ĐHQG là “hoành tráng” lắm rồi, không cần quan tâm đến những lời đánh giá cho đó là ngành học hạng 2 hay hạng 1.
Đối với Phạm.T.H và Trần T.B sinh viên năm thứ 3, và năm thứ 4 Khoa Lịch sử cũng đều có chung một lý do chọn ngành học là vì...dễ. Các em cho rằng ngành này chỉ cần học thuộc, không cần suy nghĩ nhiều, điểm đầu vào lại thấp nên khả năng đậu đại học cao.
Hầu hết các SV này không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành học của mình. Bởi vậy, sau khi đạt được mục đích ban đầu là vào đại học, các em càng ngày càng cảm thấy chán nản, thất vọng.
Học hời hợt
Nguyễn N.M tâm sự: Ngay năm đầu tiên, nhiều bạn bè cũng lớp đã bỏ học giữa chừng để thi lại vào các trường khác. Em cũng chán nản nhưng với khả năng của mình, chẳng biết thi trường gì nữa nên đành cố. Theo M, nhiều thầy cô tỏ ra hời hợt khi giảng dạy. Bản thân em cũng học hời hợt, chẳng đầu tư nhiều, đến kỳ thi chỉ cần đọc qua loa rồi... bịa.
Nếu không vì những lựa chọn bất đắc dĩ như trên thì kể cả đối với những sinh viên có năng khiếu thực sự đối với khoa học xã hội cũng khó lòng mà yêu mến ngành học của mình được.
Nguyễn Thị C, sinh viên năm cuối Ngôn ngữ học cảm thấy khá ghen tỵ đối với những bạn có sở trường khoa học tự nhiên. Bởi "nếu cũng có sở trường như các bạn ấy, em đã chọn thi trường khác và bây giờ sẽ không phải nếm trải cảm giác mơ hồ, hoang mang về tương lai nghề nghiệp của mình như vậy", C thở dài sườn sượt.
Hầu hết các sinh viên này đều than phiền rằng: "mấy ngành khoa học xã hội này mông lung quá. Nhiều khi bọn em cảm thấy những kiến thức ấy quá xa vời, khó hiểu, chẳng biết có áp dụng gì được trong thực tế hay có hữu ích gì cho bản thân và công việc của mình hay không". Mặc dù vậy, khi được hỏi, tất cả các em đều trách rằng nhà nước chưa đầu tư đúng mức và xã hội vẫn còn quá xem nhẹ ngành học của mình.
Có đầu ra nên lạc quan hơn?
Cùng học một ngôi trường, cùng theo đuổi ngành học khoa học xã hội nói chung, nhưng những sinh viên đến từ các khoa "hot" hơn của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM như Đông phương học, Quốc tế học, Song ngữ Anh Nga... đã thể hiện một cái nhìn lạc quan hơn rất nhiều.
Đặc điểm chung của những khoa này là ngoài việc được học các môn chuyên ngành sâu về các lĩnh vực KHXH, các em còn được trang bị rất kỹ công cụ ngoại ngữ. Bởi vậy, hầu hết các em không coi trọng các môn học mang tính chuyên môn kia, mà chỉ cần học ngoại ngữ là chính.
Nguyễn Vũ M.P, sinh viên năm thứ 4 khoa Đông phương học, ngành học Nhật Bản chia sẻ: Em thi vào ngành này theo ý muốn của bố mẹ. Bởi vậy, em không có ý định tiếp tục theo đuổi ngành này. Sau khi ra trường, em không định đi làm ngay mà sẽ dành ra 2 năm để học thêm ở khoa quản lý nhà hàng khách sạn của trường Việt Úc.
Mặc dù không có điều kiện như trên, nhưng Ngô Thị Ngọc Th. đến từ Bến Tre, hiện đang là sinh viên năm thứ 4 song ngữ Anh Nga vẫn có một cái nhìn rõ ràng và tích cực về tương lai của mình.
Khi được hỏi về những suy nghĩ, đánh giá đối với ngành KHXH, Th. cho rằng: Em thấy học xã hội khó hơn tự nhiên vì khối tự nhiên chỉ cần thuộc công thức và áp dụng, còn xã hội, một góc nhìn để cảm nhận, và điều đó không phải ai cũng có được.
"Còn các ngành KHXH mang tính học thuật, học nhiều lĩnh vực, không trọng tâm nên khó xác định được tính chất nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu các bạn đã được trang bị một kiến thức nền tốt, các bạn học thêm một công cụ ngoại ngữ nữa thì vấn đề xin việc hoàn toàn không khó.
Nhiều anh chị khóa trước của em đã ra trường tư vấn rằng: Quan trọng là "back ground" (nền tảng) và kỹ năng. Không phải chỉ sinh viên ngân hàng mới có thể làm được ở ngân hàng, mà sinh viên nhân văn cũng có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp ở đó. Quan trọng là mình phải nhanh nhạy, năng động", Th. chia sẻ thêm.
Khi được hỏi về thông tin nhà nước đầu tư 650 tỷ đồng cho Viện toán cao cấp, sinh viên này bày tỏ: Giai đoạn này, đất nước ta đang tập trung vào phát triển kinh tế, công nghiệp nặng. KHTN là vật chất, KHXH là tinh thần. Vật chất phải đủ thì mới tinh thần mới tốt.
Th. tin rằng sau khi vật chất đã được đáp ứng đầy đủ, thì trong tương lai, nhà nước ta sẽ đầu tư thỏa đáng cho ngành KHXH. Nhưng bản thân em lại không chờ đợi được đến lúc đó nên mục đích trước mắt của em bây giờ vẫn là phải học tốt ngoại ngữ để có thể tìm cho mình 1 công việc tốt, có thể đảm bảo về kinh tế.
Sinh Phạm
TIN LIÊN QUAN:
Mới đây, trên VietNamNet TS.Nguyễn Khánh Trung đã phân tích nhiều nguyên nhân khiến ngành KHXH&NV bị coi thường, thậm chí là "chỉ dành cho những bạn trẻ thuộc diện "chuột chạy cùng sào".
Một thực tế đáng buồn là khá nhiều các SV của chính ngôi trường ĐH KHXH&NV lại đang có cái nhìn ngao ngán và xem nhẹ ngành học của mình. Đối với những SV này, lựa chọn ngành học là bất đắc dĩ, hoặc sai lầm; theo đuổi ngành học là cố đấm ăn xôi và khi sắp ra trường là cả một nỗi hoang mang, lo lắng bao trùm.
Mặc dù được theo học tại cái nôi đào tạo ngành KHXH hàng đầu của TP.HCM, nhưng phần lớn các em đều xuất phát từ nông thôn, chất lượng đầu vào khá thấp.
Nguyễn N.M, SV năm thứ 4 Khoa Xã hội học khi lựa chọn ngành, M không xác định gì nhiều. Em cho rằng mấy ngành xã hội thường dễ học hơn so với khoa học tự nhiên. Hơn nữa M thi khối A nên điểm thi vào ngành của trường nhân văn lại càng thấp.
Khi ấy, với M, mục đích đầu tiên là chỉ cần đậu đại học. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn của tỉnh Bình Thuận nên chỉ cần nghe cái tên trường ĐH KHXH&NV, trực thuộc ĐHQG là “hoành tráng” lắm rồi, không cần quan tâm đến những lời đánh giá cho đó là ngành học hạng 2 hay hạng 1.
Đối với Phạm.T.H và Trần T.B sinh viên năm thứ 3, và năm thứ 4 Khoa Lịch sử cũng đều có chung một lý do chọn ngành học là vì...dễ. Các em cho rằng ngành này chỉ cần học thuộc, không cần suy nghĩ nhiều, điểm đầu vào lại thấp nên khả năng đậu đại học cao.
Hầu hết các SV này không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành học của mình. Bởi vậy, sau khi đạt được mục đích ban đầu là vào đại học, các em càng ngày càng cảm thấy chán nản, thất vọng.
Học hời hợt
Nguyễn N.M tâm sự: Ngay năm đầu tiên, nhiều bạn bè cũng lớp đã bỏ học giữa chừng để thi lại vào các trường khác. Em cũng chán nản nhưng với khả năng của mình, chẳng biết thi trường gì nữa nên đành cố. Theo M, nhiều thầy cô tỏ ra hời hợt khi giảng dạy. Bản thân em cũng học hời hợt, chẳng đầu tư nhiều, đến kỳ thi chỉ cần đọc qua loa rồi... bịa.
Nếu không vì những lựa chọn bất đắc dĩ như trên thì kể cả đối với những sinh viên có năng khiếu thực sự đối với khoa học xã hội cũng khó lòng mà yêu mến ngành học của mình được.
Nguyễn Thị C, sinh viên năm cuối Ngôn ngữ học cảm thấy khá ghen tỵ đối với những bạn có sở trường khoa học tự nhiên. Bởi "nếu cũng có sở trường như các bạn ấy, em đã chọn thi trường khác và bây giờ sẽ không phải nếm trải cảm giác mơ hồ, hoang mang về tương lai nghề nghiệp của mình như vậy", C thở dài sườn sượt.
Hầu hết các sinh viên này đều than phiền rằng: "mấy ngành khoa học xã hội này mông lung quá. Nhiều khi bọn em cảm thấy những kiến thức ấy quá xa vời, khó hiểu, chẳng biết có áp dụng gì được trong thực tế hay có hữu ích gì cho bản thân và công việc của mình hay không". Mặc dù vậy, khi được hỏi, tất cả các em đều trách rằng nhà nước chưa đầu tư đúng mức và xã hội vẫn còn quá xem nhẹ ngành học của mình.
Có đầu ra nên lạc quan hơn?
Cùng học một ngôi trường, cùng theo đuổi ngành học khoa học xã hội nói chung, nhưng những sinh viên đến từ các khoa "hot" hơn của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM như Đông phương học, Quốc tế học, Song ngữ Anh Nga... đã thể hiện một cái nhìn lạc quan hơn rất nhiều.
Đặc điểm chung của những khoa này là ngoài việc được học các môn chuyên ngành sâu về các lĩnh vực KHXH, các em còn được trang bị rất kỹ công cụ ngoại ngữ. Bởi vậy, hầu hết các em không coi trọng các môn học mang tính chuyên môn kia, mà chỉ cần học ngoại ngữ là chính.
Nguyễn Vũ M.P, sinh viên năm thứ 4 khoa Đông phương học, ngành học Nhật Bản chia sẻ: Em thi vào ngành này theo ý muốn của bố mẹ. Bởi vậy, em không có ý định tiếp tục theo đuổi ngành này. Sau khi ra trường, em không định đi làm ngay mà sẽ dành ra 2 năm để học thêm ở khoa quản lý nhà hàng khách sạn của trường Việt Úc.
Mặc dù không có điều kiện như trên, nhưng Ngô Thị Ngọc Th. đến từ Bến Tre, hiện đang là sinh viên năm thứ 4 song ngữ Anh Nga vẫn có một cái nhìn rõ ràng và tích cực về tương lai của mình.
Khi được hỏi về những suy nghĩ, đánh giá đối với ngành KHXH, Th. cho rằng: Em thấy học xã hội khó hơn tự nhiên vì khối tự nhiên chỉ cần thuộc công thức và áp dụng, còn xã hội, một góc nhìn để cảm nhận, và điều đó không phải ai cũng có được.
"Còn các ngành KHXH mang tính học thuật, học nhiều lĩnh vực, không trọng tâm nên khó xác định được tính chất nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu các bạn đã được trang bị một kiến thức nền tốt, các bạn học thêm một công cụ ngoại ngữ nữa thì vấn đề xin việc hoàn toàn không khó.
Nhiều anh chị khóa trước của em đã ra trường tư vấn rằng: Quan trọng là "back ground" (nền tảng) và kỹ năng. Không phải chỉ sinh viên ngân hàng mới có thể làm được ở ngân hàng, mà sinh viên nhân văn cũng có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp ở đó. Quan trọng là mình phải nhanh nhạy, năng động", Th. chia sẻ thêm.
Khi được hỏi về thông tin nhà nước đầu tư 650 tỷ đồng cho Viện toán cao cấp, sinh viên này bày tỏ: Giai đoạn này, đất nước ta đang tập trung vào phát triển kinh tế, công nghiệp nặng. KHTN là vật chất, KHXH là tinh thần. Vật chất phải đủ thì mới tinh thần mới tốt.
Th. tin rằng sau khi vật chất đã được đáp ứng đầy đủ, thì trong tương lai, nhà nước ta sẽ đầu tư thỏa đáng cho ngành KHXH. Nhưng bản thân em lại không chờ đợi được đến lúc đó nên mục đích trước mắt của em bây giờ vẫn là phải học tốt ngoại ngữ để có thể tìm cho mình 1 công việc tốt, có thể đảm bảo về kinh tế.
Sinh Phạm