Xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình nức danh về sự học ở tỉnh Quảng Bình. Một xã nhỏ nằm lọt thỏm giữa 99 ngọn núi nhưng lại có tới 1.000 nhà giáo đang ngày đêm truyền chữ cho mọi người.
Đất học giữa núi rừng
Đi xe đò và vượt sông Gianh khoảng hai tiếng đồng hồ, tôi có mặt tại xã Văn Hóa. Đặt chân đến đầu xã, tôi không thể nghĩ rằng đây là nơi sinh thành của 1.000 nhà giáo qua các thế hệ.
Trong số 1.000 nhà giáo ấy có cả trăm giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Đây cũng là quê hương của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính (trước đây ông Bính cũng là một nhà giáo).
Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh xã, ông Phạm Ngọc Bích (60 tuổi, nguyên Xã đội trưởng) nói rằng, trong xã của ông có nhiều người ngày ngày đi hái rau má, đốn củi, mò cua… để có tiền nuôi con ăn học. Họ quên đi các điều kiện thiết yếu nhất của cuộc sống chỉ để tích cóp tiền nuôi con ăn học trưởng thành.
Những người thành đạt của đất học Lệ Sơn (tên cũ của xã Văn Hóa) được người dân liệt kê dài dằng dặc, nào là Lương Ngọc Bính, Lương Duy Thế, Lương Vĩnh An, Lương Duy Trung, Lê Thị Thanh Hòa... đang giữ những chức vụ cao hay giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng. Họ đều là biểu tượng cho lớp trẻ xã Văn Hóa phấn đấu.
Chúng tôi theo chân anh Lê Văn Hưng (45 tuổi) đến thăm nhà các ông Lê Mân, Lê Dũng Nhân… có truyền thống hiếu học vang danh. Con cái họ đều học hành giỏi và bây giờ đã thành đạt, có chức vị cao.
Và cũng như một điều tất yếu, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, những đứa trẻ ở Văn Hóa đã ý thức được việc học. Về Văn Hóa, nếu nhìn thấy những đứa trẻ chăn trâu, đi hái rau má, mò cua… tranh thủ khi ngồi núp nắng bên những vách đá vẫn say sưa đọc sách thì chẳng có gì lạ lẫm.
Theo anh Hưng, người dân nơi đây rất tự hào vì quê mình được mệnh danh là “tứ danh hương”. “Người trong làng xưa nay vẫn lưu truyền câu nói “Nong vàng không bằng sàng chữ” (nong là một vật dụng đan bằng tre, nứa, dùng để chứa và phơi lúa NV). Vì thế mà lớp lớp con cháu chúng tôi đua nhau học để thoát nghèo”, anh Hưng tâm sự.
Gập ghềnh con chữ
Để có được một “sàng chữ”, người dân Văn Hóa có thể bán nhà, bán vườn, cam chịu khổ cực để con cái được học hành. Điển hình là ông Lê Đức Thuận bán nhà, vườn… để nuôi 6 đứa con ăn học thành tài. Hay ông Lê Vĩnh Sinh bị mù cả hai mắt, vợ cụt một tay vì bom cướp mất một cánh tay, nhưng vẫn nuôi 3 con học hành và đậu đạt bằng những bó củi lấy từ rừng sâu. Văn Hóa còn có rất nhiều gia đình như vậy...
Ông Sinh nói như một nhà hiền triết: “Cái con người cần không phải chỉ là tiền bạc. Nếu không có con chữ thì người ta cũng mù và làm sao mần nên sự nghiệp”.
Nhưng con đường đến với con chữ của người Văn Hóa cũng chẳng dễ dàng gì. Người muốn đi học phải vượt núi, qua đò, phiêu lưu cùng con nước sông Gianh hung dữ và sâu đến độ hãi hùng. Mỗi ngày, hàng trăm con em làng Văn Hóa vượt sông Gianh để đến 2 Trường THPT Lê Trực và THPT Phan Bội Châu tìm con chữ.
Trong câu chuyện với chúng tôi, nhiều người dân Văn Hóa nhắc đến chị Trần Thị Thảo. Chị Thảo nghèo rớt mồng tơi. Căn nhà mái tranh phên nứa là nơi che mưa nắng của bốn mẹ con, nghề chính để chị Thảo nuôi các con học đại học là đi đào rau má bán kiếm tiền.
Nghĩ tới con, chị rớt nước mắt: “Từ nhỏ đến khi đi học, mấy đứa không hề biết đến chiếc xe đạp. Đi học về là đứa nào cũng vội vứt cặp, lên lèn đào rau má với mẹ. Bây giờ cả ba đứa đang học đại học ở Huế nhưng ngoài giờ học đều phải cật lực làm thêm để không phải xin tiền mẹ”.
Ông Dương Xuân Quế - Bí thư Đảng ủy xã Văn Hóa bùi ngùi: “Xã tui có không dưới 1.000 giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư và nhà khoa học... nhưng làng vẫn nghèo lắm. Người dân chừ vẫn phải đi đào rau má, đốn củi và làm cật lực để nuôi con. Hy vọng tương lai, những cô cử, cậu cử xoá được cái nghèo truyền kiếp ở làng”.
(Theo Nông thôn Ngày nay)
Đất học giữa núi rừng
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chị Thảo và con trai chưa lúc nào tắt khát khao về việc học. |
Trong số 1.000 nhà giáo ấy có cả trăm giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Đây cũng là quê hương của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính (trước đây ông Bính cũng là một nhà giáo).
Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh xã, ông Phạm Ngọc Bích (60 tuổi, nguyên Xã đội trưởng) nói rằng, trong xã của ông có nhiều người ngày ngày đi hái rau má, đốn củi, mò cua… để có tiền nuôi con ăn học. Họ quên đi các điều kiện thiết yếu nhất của cuộc sống chỉ để tích cóp tiền nuôi con ăn học trưởng thành.
Những người thành đạt của đất học Lệ Sơn (tên cũ của xã Văn Hóa) được người dân liệt kê dài dằng dặc, nào là Lương Ngọc Bính, Lương Duy Thế, Lương Vĩnh An, Lương Duy Trung, Lê Thị Thanh Hòa... đang giữ những chức vụ cao hay giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng. Họ đều là biểu tượng cho lớp trẻ xã Văn Hóa phấn đấu.
Chúng tôi theo chân anh Lê Văn Hưng (45 tuổi) đến thăm nhà các ông Lê Mân, Lê Dũng Nhân… có truyền thống hiếu học vang danh. Con cái họ đều học hành giỏi và bây giờ đã thành đạt, có chức vị cao.
Và cũng như một điều tất yếu, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, những đứa trẻ ở Văn Hóa đã ý thức được việc học. Về Văn Hóa, nếu nhìn thấy những đứa trẻ chăn trâu, đi hái rau má, mò cua… tranh thủ khi ngồi núp nắng bên những vách đá vẫn say sưa đọc sách thì chẳng có gì lạ lẫm.
Theo anh Hưng, người dân nơi đây rất tự hào vì quê mình được mệnh danh là “tứ danh hương”. “Người trong làng xưa nay vẫn lưu truyền câu nói “Nong vàng không bằng sàng chữ” (nong là một vật dụng đan bằng tre, nứa, dùng để chứa và phơi lúa NV). Vì thế mà lớp lớp con cháu chúng tôi đua nhau học để thoát nghèo”, anh Hưng tâm sự.
Gập ghềnh con chữ
Để có được một “sàng chữ”, người dân Văn Hóa có thể bán nhà, bán vườn, cam chịu khổ cực để con cái được học hành. Điển hình là ông Lê Đức Thuận bán nhà, vườn… để nuôi 6 đứa con ăn học thành tài. Hay ông Lê Vĩnh Sinh bị mù cả hai mắt, vợ cụt một tay vì bom cướp mất một cánh tay, nhưng vẫn nuôi 3 con học hành và đậu đạt bằng những bó củi lấy từ rừng sâu. Văn Hóa còn có rất nhiều gia đình như vậy...
Ông Sinh nói như một nhà hiền triết: “Cái con người cần không phải chỉ là tiền bạc. Nếu không có con chữ thì người ta cũng mù và làm sao mần nên sự nghiệp”.
Nhưng con đường đến với con chữ của người Văn Hóa cũng chẳng dễ dàng gì. Người muốn đi học phải vượt núi, qua đò, phiêu lưu cùng con nước sông Gianh hung dữ và sâu đến độ hãi hùng. Mỗi ngày, hàng trăm con em làng Văn Hóa vượt sông Gianh để đến 2 Trường THPT Lê Trực và THPT Phan Bội Châu tìm con chữ.
Trong câu chuyện với chúng tôi, nhiều người dân Văn Hóa nhắc đến chị Trần Thị Thảo. Chị Thảo nghèo rớt mồng tơi. Căn nhà mái tranh phên nứa là nơi che mưa nắng của bốn mẹ con, nghề chính để chị Thảo nuôi các con học đại học là đi đào rau má bán kiếm tiền.
Nghĩ tới con, chị rớt nước mắt: “Từ nhỏ đến khi đi học, mấy đứa không hề biết đến chiếc xe đạp. Đi học về là đứa nào cũng vội vứt cặp, lên lèn đào rau má với mẹ. Bây giờ cả ba đứa đang học đại học ở Huế nhưng ngoài giờ học đều phải cật lực làm thêm để không phải xin tiền mẹ”.
Ông Dương Xuân Quế - Bí thư Đảng ủy xã Văn Hóa bùi ngùi: “Xã tui có không dưới 1.000 giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư và nhà khoa học... nhưng làng vẫn nghèo lắm. Người dân chừ vẫn phải đi đào rau má, đốn củi và làm cật lực để nuôi con. Hy vọng tương lai, những cô cử, cậu cử xoá được cái nghèo truyền kiếp ở làng”.
(Theo Nông thôn Ngày nay)