Giá
xăng dầu tăng ngay sau 1 ngày nâng lãi suất cơ bản lần khiến thị trường
nghi ngờ tỷ lệ lạm phát tháng 3, sẽ công bố tuần tới, có thể cao hơn
nhiều so với dự đoán.
Kể từ ngày hôm nay 07/4, Trung Quốc bắt đầu nâng giá bán lẻ xăng dầu thêm 5 – 5,5% lên mức cao kỷ lục nhằm giúp các nhà máy lọc dầu trong nước trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức cao nhất 2 năm rưỡi.
Trong báo cáo mới nhất đăng tải trên websitewww.ndrc.gov.cn của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sức ép lạm phát trong nước đang quá cao bởi giá dầu. “Hầu hết các tổ chức dự đoán rằng tác động của sự bất ổn chính trị ở Libya trên thị trường dầu sẽ không dừng lại trong ngắn hạn. Kết hợp với sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu dầu của Nhật Bản để tái thiết sau thiên tai và thay thế nguồn năng lượng hạt nhân, giá dầu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục có động lực mạnh mẽ".
Cũng theo NDRC, giá dầu tăng với hy vọng sẽ đảm bảo cho các nhà máy lọc dầu sản xuất đủ dùng theo nhu cầu mùa, nhất là dầu diesel phục vụ nông nghiệp trong vụ mùa năm nay. Cơ quan này đồng thời cho biết, sự gia tăng 5,5% giá như vậy là quá thấp bởi giá dầu Brent đã tăng 20% kể từ ngày gần nhất Trung Quốc điều chỉnh giá xăng dầu là hôm 20/2.
Trung Quốc giờ đây đang nỗ lực để kìm lạm phát. Giá dầu tăng ngay sau 1 ngày nâng lãi suất cơ bản lần thứ 4 kể từ tháng 10 năm ngoái, khiến thị trường nghi ngờ báo cáo lạm phát tháng 3, sẽ công bố tuần tới, có thể cao hơn nhiều so với dự đoán.
Giới phân tích nhận định, trận chiến với lạm phát của chính phủ đã khiến Trung Quốc không tăng giá mạnh trong lần điều chỉnh này. Ông Brynjar Bustnes, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu mỏ và khí thiên nhiên khu vực châu Á Thái Bình Dương của JP Morgan nhận định, sự tăng giá xăng dầu của Trung Quốc là không đủ và quá muộn để chống lại lạm phát. “Cách duy nhất để kiểm soát nhu cầu dầu mỏ là nâng giá lên”, ông nói.
Giá dầu Brent đã lên tới 123 USD/thùng trong ngày 6/4 – cao nhất kể từ năm 2008. Trong khi quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới lần gần đây nhất tăng giá là khi giá dầu Brent ở 102 USD/thùng.
Giá cao hơn đã đẩy giá trị nhập khẩu nhiên liệu của Trung Quốc tăng vọt, tất nhiên cùng sự gia tăng của nhu cầu. Trong tháng 2, Trung Quốc đã tiêu thụ 9,53 triệu thùng dầu/ngày, tăng 10,2% so với tháng 2 năm ngoái.
Theo nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc, lần tăng giá ngày 7/4 này là thêm 500 NDT, tức 76,43 USD/tấn xăng, tương đương 5,5%, và giá dầu diesel thêm 400 NDT, tức 5%.
Ngoài ra, giá dầu dùng trong máy bay phản lực sẽ tăng thêm 500 NDT/tấn, tức khoảng 7 – 8%.
Lần gần đây nhất, Trung Quốc nâng giá bán lẻ xăng dầu là ngày 20/2 với mức tăng 4%, cũng với các nguyên do như hiện nay.
Giới phân tích cho rằng, việc nâng giá lần này chỉ là giải pháp tạm thời hỗ trợ các nhà máy lọc dầu như Sinonpec Corp và PetroChina. Một nhà phân tích ở Thượng Hải nhận xét, các nhà máy lọc dầu sẽ “dễ thở” hơn trong tháng 4 nhờ nguồn dầu nhập khẩu từ 1 hay 2 tháng trước, nhưng họ sẽ đối mặt với khó khăn và những tổn thất đáng kể với nguồn hàng mua gần đây.
Cung xăng dầu ở Trung Quốc ngày càng khan hiếm vì chi phí sản xuất đắt đỏ khiến các nhà máy chuyển sang sản xuất các sản phẩm sinh lợi nhiều hơn.
Theo cơ quan phân tích năng lượng Trung Quốc, giá trung bình của dầu thô Brent, Dubai và Cinta trong 22 ngày – cơ sở để điều chỉnh giá xăng dầu – đã tăng 14% kể từ ngày nâng giá hôm 20/2, vượt xa so với mức chuẩn tăng 4% để chính phủ điều chỉnh giá.
Biến
động giá xăng dầu Trung Quốc từ năm 2008 đến 7/4/2011 (NDT/tấn)
Kể từ ngày hôm nay 07/4, Trung Quốc bắt đầu nâng giá bán lẻ xăng dầu thêm 5 – 5,5% lên mức cao kỷ lục nhằm giúp các nhà máy lọc dầu trong nước trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức cao nhất 2 năm rưỡi.
Trong báo cáo mới nhất đăng tải trên websitewww.ndrc.gov.cn của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sức ép lạm phát trong nước đang quá cao bởi giá dầu. “Hầu hết các tổ chức dự đoán rằng tác động của sự bất ổn chính trị ở Libya trên thị trường dầu sẽ không dừng lại trong ngắn hạn. Kết hợp với sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu dầu của Nhật Bản để tái thiết sau thiên tai và thay thế nguồn năng lượng hạt nhân, giá dầu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục có động lực mạnh mẽ".
Cũng theo NDRC, giá dầu tăng với hy vọng sẽ đảm bảo cho các nhà máy lọc dầu sản xuất đủ dùng theo nhu cầu mùa, nhất là dầu diesel phục vụ nông nghiệp trong vụ mùa năm nay. Cơ quan này đồng thời cho biết, sự gia tăng 5,5% giá như vậy là quá thấp bởi giá dầu Brent đã tăng 20% kể từ ngày gần nhất Trung Quốc điều chỉnh giá xăng dầu là hôm 20/2.
Trung Quốc giờ đây đang nỗ lực để kìm lạm phát. Giá dầu tăng ngay sau 1 ngày nâng lãi suất cơ bản lần thứ 4 kể từ tháng 10 năm ngoái, khiến thị trường nghi ngờ báo cáo lạm phát tháng 3, sẽ công bố tuần tới, có thể cao hơn nhiều so với dự đoán.
Giới phân tích nhận định, trận chiến với lạm phát của chính phủ đã khiến Trung Quốc không tăng giá mạnh trong lần điều chỉnh này. Ông Brynjar Bustnes, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu mỏ và khí thiên nhiên khu vực châu Á Thái Bình Dương của JP Morgan nhận định, sự tăng giá xăng dầu của Trung Quốc là không đủ và quá muộn để chống lại lạm phát. “Cách duy nhất để kiểm soát nhu cầu dầu mỏ là nâng giá lên”, ông nói.
Giá dầu Brent đã lên tới 123 USD/thùng trong ngày 6/4 – cao nhất kể từ năm 2008. Trong khi quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới lần gần đây nhất tăng giá là khi giá dầu Brent ở 102 USD/thùng.
Giá cao hơn đã đẩy giá trị nhập khẩu nhiên liệu của Trung Quốc tăng vọt, tất nhiên cùng sự gia tăng của nhu cầu. Trong tháng 2, Trung Quốc đã tiêu thụ 9,53 triệu thùng dầu/ngày, tăng 10,2% so với tháng 2 năm ngoái.
Theo nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc, lần tăng giá ngày 7/4 này là thêm 500 NDT, tức 76,43 USD/tấn xăng, tương đương 5,5%, và giá dầu diesel thêm 400 NDT, tức 5%.
Ngoài ra, giá dầu dùng trong máy bay phản lực sẽ tăng thêm 500 NDT/tấn, tức khoảng 7 – 8%.
Lần gần đây nhất, Trung Quốc nâng giá bán lẻ xăng dầu là ngày 20/2 với mức tăng 4%, cũng với các nguyên do như hiện nay.
Giới phân tích cho rằng, việc nâng giá lần này chỉ là giải pháp tạm thời hỗ trợ các nhà máy lọc dầu như Sinonpec Corp và PetroChina. Một nhà phân tích ở Thượng Hải nhận xét, các nhà máy lọc dầu sẽ “dễ thở” hơn trong tháng 4 nhờ nguồn dầu nhập khẩu từ 1 hay 2 tháng trước, nhưng họ sẽ đối mặt với khó khăn và những tổn thất đáng kể với nguồn hàng mua gần đây.
Cung xăng dầu ở Trung Quốc ngày càng khan hiếm vì chi phí sản xuất đắt đỏ khiến các nhà máy chuyển sang sản xuất các sản phẩm sinh lợi nhiều hơn.
Theo cơ quan phân tích năng lượng Trung Quốc, giá trung bình của dầu thô Brent, Dubai và Cinta trong 22 ngày – cơ sở để điều chỉnh giá xăng dầu – đã tăng 14% kể từ ngày nâng giá hôm 20/2, vượt xa so với mức chuẩn tăng 4% để chính phủ điều chỉnh giá.
- Theo CafeF