Nhưng
ít ai biết Tiến sĩ Đinh La Thăng – chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam từng là một trong những thanh niên tình nguyện đầu tiên có mặt
tại Thủy điện Hòa Bình do Tổng công ty Sông Đà, nay là Tập đoàn Sông Đà
khởi công xây dựng.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi cởi mở với ông về những tháng ngày đáng nhớ ấy.
Hãy là những người dám nghĩ, dám làm...
Thủy điện Hòa Bình là một công trường lớn mang đậm dấu ấn những người cộng sản trẻ tuổi thế kỉ XX. Anh cũng từng nói: Với tôi, thủy điện Hòa Bình luôn có trong tim mình. Anh có thể kể đôi điều về nó?
Chủ tịch Đinh La Thăng: Công trình TNCS Hòa Bình không phải là dấu ấn đối với một con người cụ thể, mà là dấu ấn của cả thế hệ. Đó có thể gọi là dấu ấn của tuổi trẻ Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển và trưởng thành. Truyền thống thanh niên Việt Nam có rất nhiều phong trào giữ nước, xây dựng đất nước nhưng có thể nói công trường Thanh niên cộng sản xây dựng Hòa Bình là mốc son quan trọng. Đối với tập đoàn Sông Đà, trước đây là Tổng công ty Sông Đà đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, một dấu ấn vô cùng ý nghĩa trong chặng đường 50 năm phát triển của Sông Đà. Với tôi cũng như nhiều lớp lớp cán bộ Đoàn, thanh niên của Sông Đà cũng vậy. Đó là kỷ niệm không bao giờ quên nhắc nhở về một thời tuổi trẻ rất đỗi tự hào...
Nhiều người vẫn còn rất nhớ về một câu chuyện được kể như huyền thoại, rằng khi kho mìn 40 tấn có dấu hiệu sẽ nổ khi xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, quy luật thông thường mọi người sẽ tránh xa, nhưng 500 đoàn viên lúc bấy giờ đã nghe theo lời kêu gọi của Đinh La Thăng và quay trở lại... Anh cũng còn nhớ về điều đó không?
- Gần đây nhất tôi được Trung ương Đoàn mời lên dự cuộc gặp mặt các thế hệ công trường TNCS Thủy điện Hòa Bình. Ở đó tôi có nhắc về tinh thần người Nhật trong thảm họa động đất vừa qua. Hiện cả thế giới ngưỡng mộ người Nhật vì tinh thần đoàn kết, kỷ luật, sự hy sinh của họ vì đất nước. Và tôi liên tuởng đến Hòa Bình.
Năm 1982, Thủy điện Hòa Bình, theo đề nghị của Đoàn thanh niên, Hội đồng Bộ trưởng quyết định công nhận công trường Thanh niên cộng sản. Tại công trường này, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thách thức, cực kỳ gian khổ, hàng vạn lớp đoàn viên, thanh thanh niên đến đây, góp công, góp sức trẻ xây dựng công trường. Thủy điện Hòa Bình là nơi thể hiện ý chí quyết tâm, khát vọng của tuổi trẻ, thể hiện cao nhất tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn để làm việc.
Khi đó trên công trường thủy điện Hòa Bình có rất nhiều ngày huy động tới 10 ngàn thanh niên đi làm thêm. Hồi đó không có chuyện tính thêm giờ hay làm ca ba. Có những lần khi lũ tiểu mãn về, đê quai chắn cửa hầm có nguy cơ bị vỡ rất cao nhưng hàng ngàn người vẫn bình tĩnh làm việc dưới hầm, rất kỷ luật. Họ đều biết chỉ cần đập vỡ, hàng ngàn người sẽ chết nhưng ai cũng làm việc nghiêm túc. Thời đó, đào hầm rất vất vả vì công nghệ còn lạc hậu. Nổ mìn xong, công nhân phải chọc cho đá rơi xuống, rồi mới đổ bể tông. Có lần sập hầm đá đè lên người. Người vẫn còn sống mà không biết làm thế nào cứu được. Nhưng sau đó, khi dọn xong hiện trường lần lượt những đoàn người khác vào làm việc một cách bình thường.
Lần suýt nổ kho mìn là vì bà con ta đốt nương gần đó. Vào mùa hè, lửa cháy ngùn ngụt đến gần kho chứa 40 tấn mìn và nguy cơ bị nổ là rất lớn. Lãnh đạo công trường báo cáo các cơ quan Trung ương đề nghị tăng cường máy bay trực thăng, xe cứu hỏa từ Hà Nội lên dập tắt đám cháy, cứu thủy điện Hòa Bình. Cùng trong lúc ấy, công trường cần huy động đoàn vên thanh niên thay nhau vào hầm cõng từng hòm mìn ra ngoài. Bất chấp mọi hiểm nguy, chúng tôi đã thay nhau cõng hết 40 tấn mìn trong lửa cháy.
Cảm hứng sống ở trong tim và trong hành động mỗi ngày...
Những điều anh vừa nói dường như chỉ thuộc về những người dám nghĩ, dám làm... Lớp thanh niên nói chung và thanh niên thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia nói riêng có thường xuyên được anh truyền đạt về điều đó không?.
- Hiện chúng tôi có trên 50.000 cán bộ, công nhân viên. Quá nửa số đó là người trẻ.
Tuổi trẻ phải luôn có khát vọng và dám ước mơ. Người trẻ phải luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong mình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhưng khát vọng của thanh niên phải nằm trong khát vọng cả dân tộc, khát vọng chung sẽ được ủng hộ và cộng hưởng.
Tôi vẫn còn nhớ người ta hay nhắc đến anh với câu chuyện anh là cán bộ Đoàn gương mẫu biết cách "hút" và "cảm" được thanh niên... Bí quyết của Tiến sĩ Đinh La Thăng là gì vậy?
- Tôi nhận ra rằng, thủ lĩnh thanh niên ngoài khát vọng, ước mơ còn nhanh nhạy và quyết đoán. Muốn thanh niên đi theo mình phải nghĩ đến lợi ích chung. Thanh niên có thể có sai, nhưng cái sai đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì công việc dễ được chấp nhận nên đừng quá đắn đo và chần chừ trước các cơ hội. Tất nhiên là anh phải có đủ kiến thức và sự nhạy bén để quyết đoán. Là thủ lĩnh thanh niên mà cái gì cũng phải chờ xin ý kiến lãnh đạo, cấp ủy sẽ làm thanh niên chán bạn.
Những ngày ở Thủy điện Hòa Bình hàng ngàn người vui vẻ lao động tự nguyện vì mục tiêu tiến độ, lao vào những công việc khó khăn nhất. Vậy thì điều quan trọng nữa là người cán bộ Đoàn còn phải biết tạo nguồn cảm hứng sống với người trẻ bằng sự gương mẫu và hy sinh.
Kiến tiền cho Đoàn - Hoàn toàn không khó...
- Anh từng nói, làm Đoàn không khó. Từ thời những năm 80, tổ chức Đoàn thanh niên ở công ty anh có xe riêng để đi, tiền tiêu rủng rỉnh?
Cơ chế, phong trào, hoạt động của Đoàn mỗi thời đại có thể khác nhau nhưng ý chí khát vọng tuổi trẻ không thay đổi. Chỉ cần Đoàn đưa ra những mô hình phù hợp với thanh niên để thanh niên thấy hứng thú và đi theo. Những công trình ấy vừa tạo thương hiệu cho Đoàn, vừa thu hút thanh niên và vừa giúp thanh niên kiếm tiền. Thời kỳ những năm 80, chúng tôi đã có nhiều những công trình của Đoàn: Thu nhặt phế liệu làm sạch công trường, đăng ký làm tăng ca, đăng ký các đầu xe máy thanh niên thu được nhiều tiền.
Khi có điều kiện, môi trường, tuổi trẻ luôn thể hiện mình. Vì thế hãy tin tưởng thanh niên, tạo môi trường, điều kiện cho thanh niên, giao trách nhiệm cho thanh niên.
Ở Tập đoàn Dầu khí mỗi năm cả Tập đoàn dành một ngày lao động "Vì tuổi trẻ Dầu Khí" và Đoàn thanh niên có thể thu tới 15 tỷ đồng/năm. Con số này vừa làm hoạt động của Đoàn, vừa thực hiện những mục tiêu gắn kết thanh niên với nhau và thanh niên với các tổ chức khác tạo nên sức mạnh chung. Ý nghĩa tập đoàn là ở chỗ đó. Sự gắn kết sẽ làm cho họ làm việc quên mình. Họ cảm thấy luôn luôn có nhau và phải cùng nhau phát triển.
Còn Đoàn thanh niên ở những nơi khác hoàn toàn có thể đảm nhiệm những công trình thanh niên để lấy nguồn kinh phí. Tôi ví dụ cấp huyện đoàn có thể đăng ký vận động thanh niên toàn huyện không vi phạm an toàn giao thông. Tôi tin Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không từ chối chi tiền cho thanh niên làm việc này vì chỉ có bằng cách tự thanh niên cơ sở vận động nhau mới có hiệu quả.
Tôi luôn suy nghĩ rằng người trẻ thật dễ kiếm tiền, chỉ cần bạn biết yêu những cái bạn đang làm. Cứ yêu đi sẽ tìm ra lửa ở trong tim...
- Xin cảm ơn anh.
***********
Năm 1982 Đinh La Thăng 22 tuổi. Ngay sau năm tốt nghiệp ra trường anh đã có mặt ở Thủy điện Hòa Bình, khi ấy là một công trường lớn, công trường Thanh niên Cộng sản thu hút cả vạn thanh niên đổ về. "Công trường TNCS Thủy điện Hòa Bình lúc đó có đủ chỗ cho mọi khát vọng. Tôi cũng như bao thanh niên khác tình nguyện đến đây cứ như một sự tất yếu, có lẽ cũng là vì sức hút kỳ lạ của của mong muốn được thể hiện và cống hiến” – Chủ tịch Đinh La Thăng tâm sự.
"...Có khá nhiều người hỏi tôi về câu hỏi "Vì sao trong lúc kho đạn sắp nổ, anh lại quyết định quay trở lại?". Tôi nghĩ có lẽ đó là do khát vọng tuổi trẻ cả nước và tuổi trẻ Sông Đà lúc bấy giờ bằng mọi giá làm được công trình lớn nhất cho đất nước. Khát vọng Sông Đà lúc đó được hòa chung với khát vọng toàn dân tộc. Chính sự cộng hưởng đó làm cho chúng tôi thấy chẳng còn gì là gian khổ hay hiểm nguy cả. Dù có phải hy sinh, cũng rất sẵn sàng. Vì thế, mỗi cán bộ Đoàn hãy là những người biết thổi luồng sinh khí mới mẻ và đầy hoài bão, lý tưởng đến thanh niên".
Phóng viên đã có cuộc trao đổi cởi mở với ông về những tháng ngày đáng nhớ ấy.
Hãy là những người dám nghĩ, dám làm...
Thủy điện Hòa Bình là một công trường lớn mang đậm dấu ấn những người cộng sản trẻ tuổi thế kỉ XX. Anh cũng từng nói: Với tôi, thủy điện Hòa Bình luôn có trong tim mình. Anh có thể kể đôi điều về nó?
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng.
Chủ tịch Đinh La Thăng: Công trình TNCS Hòa Bình không phải là dấu ấn đối với một con người cụ thể, mà là dấu ấn của cả thế hệ. Đó có thể gọi là dấu ấn của tuổi trẻ Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển và trưởng thành. Truyền thống thanh niên Việt Nam có rất nhiều phong trào giữ nước, xây dựng đất nước nhưng có thể nói công trường Thanh niên cộng sản xây dựng Hòa Bình là mốc son quan trọng. Đối với tập đoàn Sông Đà, trước đây là Tổng công ty Sông Đà đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, một dấu ấn vô cùng ý nghĩa trong chặng đường 50 năm phát triển của Sông Đà. Với tôi cũng như nhiều lớp lớp cán bộ Đoàn, thanh niên của Sông Đà cũng vậy. Đó là kỷ niệm không bao giờ quên nhắc nhở về một thời tuổi trẻ rất đỗi tự hào...
Nhiều người vẫn còn rất nhớ về một câu chuyện được kể như huyền thoại, rằng khi kho mìn 40 tấn có dấu hiệu sẽ nổ khi xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, quy luật thông thường mọi người sẽ tránh xa, nhưng 500 đoàn viên lúc bấy giờ đã nghe theo lời kêu gọi của Đinh La Thăng và quay trở lại... Anh cũng còn nhớ về điều đó không?
- Gần đây nhất tôi được Trung ương Đoàn mời lên dự cuộc gặp mặt các thế hệ công trường TNCS Thủy điện Hòa Bình. Ở đó tôi có nhắc về tinh thần người Nhật trong thảm họa động đất vừa qua. Hiện cả thế giới ngưỡng mộ người Nhật vì tinh thần đoàn kết, kỷ luật, sự hy sinh của họ vì đất nước. Và tôi liên tuởng đến Hòa Bình.
Năm 1982, Thủy điện Hòa Bình, theo đề nghị của Đoàn thanh niên, Hội đồng Bộ trưởng quyết định công nhận công trường Thanh niên cộng sản. Tại công trường này, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thách thức, cực kỳ gian khổ, hàng vạn lớp đoàn viên, thanh thanh niên đến đây, góp công, góp sức trẻ xây dựng công trường. Thủy điện Hòa Bình là nơi thể hiện ý chí quyết tâm, khát vọng của tuổi trẻ, thể hiện cao nhất tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn để làm việc.
Khi đó trên công trường thủy điện Hòa Bình có rất nhiều ngày huy động tới 10 ngàn thanh niên đi làm thêm. Hồi đó không có chuyện tính thêm giờ hay làm ca ba. Có những lần khi lũ tiểu mãn về, đê quai chắn cửa hầm có nguy cơ bị vỡ rất cao nhưng hàng ngàn người vẫn bình tĩnh làm việc dưới hầm, rất kỷ luật. Họ đều biết chỉ cần đập vỡ, hàng ngàn người sẽ chết nhưng ai cũng làm việc nghiêm túc. Thời đó, đào hầm rất vất vả vì công nghệ còn lạc hậu. Nổ mìn xong, công nhân phải chọc cho đá rơi xuống, rồi mới đổ bể tông. Có lần sập hầm đá đè lên người. Người vẫn còn sống mà không biết làm thế nào cứu được. Nhưng sau đó, khi dọn xong hiện trường lần lượt những đoàn người khác vào làm việc một cách bình thường.
Lần suýt nổ kho mìn là vì bà con ta đốt nương gần đó. Vào mùa hè, lửa cháy ngùn ngụt đến gần kho chứa 40 tấn mìn và nguy cơ bị nổ là rất lớn. Lãnh đạo công trường báo cáo các cơ quan Trung ương đề nghị tăng cường máy bay trực thăng, xe cứu hỏa từ Hà Nội lên dập tắt đám cháy, cứu thủy điện Hòa Bình. Cùng trong lúc ấy, công trường cần huy động đoàn vên thanh niên thay nhau vào hầm cõng từng hòm mìn ra ngoài. Bất chấp mọi hiểm nguy, chúng tôi đã thay nhau cõng hết 40 tấn mìn trong lửa cháy.
Cảm hứng sống ở trong tim và trong hành động mỗi ngày...
Những điều anh vừa nói dường như chỉ thuộc về những người dám nghĩ, dám làm... Lớp thanh niên nói chung và thanh niên thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia nói riêng có thường xuyên được anh truyền đạt về điều đó không?.
- Hiện chúng tôi có trên 50.000 cán bộ, công nhân viên. Quá nửa số đó là người trẻ.
Tuổi trẻ phải luôn có khát vọng và dám ước mơ. Người trẻ phải luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong mình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhưng khát vọng của thanh niên phải nằm trong khát vọng cả dân tộc, khát vọng chung sẽ được ủng hộ và cộng hưởng.
Tôi vẫn còn nhớ người ta hay nhắc đến anh với câu chuyện anh là cán bộ Đoàn gương mẫu biết cách "hút" và "cảm" được thanh niên... Bí quyết của Tiến sĩ Đinh La Thăng là gì vậy?
- Tôi nhận ra rằng, thủ lĩnh thanh niên ngoài khát vọng, ước mơ còn nhanh nhạy và quyết đoán. Muốn thanh niên đi theo mình phải nghĩ đến lợi ích chung. Thanh niên có thể có sai, nhưng cái sai đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì công việc dễ được chấp nhận nên đừng quá đắn đo và chần chừ trước các cơ hội. Tất nhiên là anh phải có đủ kiến thức và sự nhạy bén để quyết đoán. Là thủ lĩnh thanh niên mà cái gì cũng phải chờ xin ý kiến lãnh đạo, cấp ủy sẽ làm thanh niên chán bạn.
Những ngày ở Thủy điện Hòa Bình hàng ngàn người vui vẻ lao động tự nguyện vì mục tiêu tiến độ, lao vào những công việc khó khăn nhất. Vậy thì điều quan trọng nữa là người cán bộ Đoàn còn phải biết tạo nguồn cảm hứng sống với người trẻ bằng sự gương mẫu và hy sinh.
Kiến tiền cho Đoàn - Hoàn toàn không khó...
- Anh từng nói, làm Đoàn không khó. Từ thời những năm 80, tổ chức Đoàn thanh niên ở công ty anh có xe riêng để đi, tiền tiêu rủng rỉnh?
Cơ chế, phong trào, hoạt động của Đoàn mỗi thời đại có thể khác nhau nhưng ý chí khát vọng tuổi trẻ không thay đổi. Chỉ cần Đoàn đưa ra những mô hình phù hợp với thanh niên để thanh niên thấy hứng thú và đi theo. Những công trình ấy vừa tạo thương hiệu cho Đoàn, vừa thu hút thanh niên và vừa giúp thanh niên kiếm tiền. Thời kỳ những năm 80, chúng tôi đã có nhiều những công trình của Đoàn: Thu nhặt phế liệu làm sạch công trường, đăng ký làm tăng ca, đăng ký các đầu xe máy thanh niên thu được nhiều tiền.
Khi có điều kiện, môi trường, tuổi trẻ luôn thể hiện mình. Vì thế hãy tin tưởng thanh niên, tạo môi trường, điều kiện cho thanh niên, giao trách nhiệm cho thanh niên.
Ở Tập đoàn Dầu khí mỗi năm cả Tập đoàn dành một ngày lao động "Vì tuổi trẻ Dầu Khí" và Đoàn thanh niên có thể thu tới 15 tỷ đồng/năm. Con số này vừa làm hoạt động của Đoàn, vừa thực hiện những mục tiêu gắn kết thanh niên với nhau và thanh niên với các tổ chức khác tạo nên sức mạnh chung. Ý nghĩa tập đoàn là ở chỗ đó. Sự gắn kết sẽ làm cho họ làm việc quên mình. Họ cảm thấy luôn luôn có nhau và phải cùng nhau phát triển.
Còn Đoàn thanh niên ở những nơi khác hoàn toàn có thể đảm nhiệm những công trình thanh niên để lấy nguồn kinh phí. Tôi ví dụ cấp huyện đoàn có thể đăng ký vận động thanh niên toàn huyện không vi phạm an toàn giao thông. Tôi tin Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không từ chối chi tiền cho thanh niên làm việc này vì chỉ có bằng cách tự thanh niên cơ sở vận động nhau mới có hiệu quả.
Tôi luôn suy nghĩ rằng người trẻ thật dễ kiếm tiền, chỉ cần bạn biết yêu những cái bạn đang làm. Cứ yêu đi sẽ tìm ra lửa ở trong tim...
- Xin cảm ơn anh.
***********
Năm 1982 Đinh La Thăng 22 tuổi. Ngay sau năm tốt nghiệp ra trường anh đã có mặt ở Thủy điện Hòa Bình, khi ấy là một công trường lớn, công trường Thanh niên Cộng sản thu hút cả vạn thanh niên đổ về. "Công trường TNCS Thủy điện Hòa Bình lúc đó có đủ chỗ cho mọi khát vọng. Tôi cũng như bao thanh niên khác tình nguyện đến đây cứ như một sự tất yếu, có lẽ cũng là vì sức hút kỳ lạ của của mong muốn được thể hiện và cống hiến” – Chủ tịch Đinh La Thăng tâm sự.
"...Có khá nhiều người hỏi tôi về câu hỏi "Vì sao trong lúc kho đạn sắp nổ, anh lại quyết định quay trở lại?". Tôi nghĩ có lẽ đó là do khát vọng tuổi trẻ cả nước và tuổi trẻ Sông Đà lúc bấy giờ bằng mọi giá làm được công trình lớn nhất cho đất nước. Khát vọng Sông Đà lúc đó được hòa chung với khát vọng toàn dân tộc. Chính sự cộng hưởng đó làm cho chúng tôi thấy chẳng còn gì là gian khổ hay hiểm nguy cả. Dù có phải hy sinh, cũng rất sẵn sàng. Vì thế, mỗi cán bộ Đoàn hãy là những người biết thổi luồng sinh khí mới mẻ và đầy hoài bão, lý tưởng đến thanh niên".
- Vũ Hương Giang (thực hiện)