Từ xưa tới nay người ta thường có rất nhiều thành kiến “oan” đối với những người anh em của Trư Bát Giới khi quan sát tập quán sinh hoạt của loài này. Tuy nhiên vẫn còn hàng tá sự thật ngộ nghĩ và thú vị về loài vật đáng yêu này mà có thể bạn chưa từng biết tới.
1. Thông minh
Lợn được xếp hạng thứ 4 về mức độ thông minh trong tất cả các loài vật, chỉ sau chim panzee, cá heo và voi. Lợn cũng có khiếu thẩm âm vì thích nghe nhạc. Lợn học hỏi mọi thứ nhanh hơn chó gấp nhiều lần, từng được dạy chạy đua, nhún nhảy, kéo xe, và đi săn. Lợn có thể chạy 1 km chỉ trong 4 phút.
2. Không hề tham ăn
Không giống như hình ảnh Trư Bát Giới, lợn không phải là loài vật tham ăn, mà chỉ ăn vừa đủ no. Ta tưởng lợn tham ăn chỉ vì loài vật này thường có thói quen “hiếu động” hay dùng mũi đào bới đất. Chính vì khả năng đánh hơi này, lợn đã từng được quân đội trên thế giới sử dụng trong chiến tranh để làm công binh “dò mìn”.
3. Sạch sẽ
Trái với câu tục ngữ “bẩn như lợn”, lợn ăn ở rất sạch. Chúng thường đi vệ sinh xa khỏi chỗ ăn, nằm. Lợn rừng quen trầm mình xuống các vũng bùn, thói quen mà nhiều người cho là “bẩn thỉu” chỉ vì chúng không thể toát mồ hôi để hạ thân nhiệt như nhiều loài có vú khác.
4. Những bà mẹ vĩ đại
Lợn nái là bà mẹ “vĩ đại”. Nó mắn đẻ, một năm từ 2 đến 3 lứa, mỗi lứa khoảng trên 10 con. Thời gian mang thai của lợn trung bình là 3 tháng 3 tuần 3 ngày. Nhiều người cho rằng Lợn rất vô tâm nên hay nằm đè lên người các chú “trư con” nhưng sự thật loài vật này lại bị “cận thị” nặng nên không thể nhìn rõ vật gì dù ở khoảng cách rất gần.
5. Nhiều chất bổ dưỡng
Trong thịt lợn chứa chất thiamin (dinh dưỡng bổ hơn vitamin) nhiều gấp 3 lần các loại thực phẩm khác. Thịt lợn được ăn nhiều nhất trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2006, cả thế giới đã “ngốn” 98,9 triệu tấn thịt lợn trong đó người dân Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất.
6. Sử dụng nhiều trong y học
Hơn 40 loại thuốc trong đó có Insulin được chế biến từ lợn. Van tim lợn được dùng trong y học để thay van tim người. Mỡ lợn được dùng làm thuốc diệt cỏ, phấn bảng, mỹ phẩm, phấn màu và sáp.
7. Lông lợn được dùng sản xuất bàn chải đánh răng
Trước khi nylon ra đời năm 1930, lông lợn rừng (thường ở cổ) được dùng để chế biến lông bàn chải đánh răng. Ngày nay loại bàn chải này vẫn được sản xuất. Cũng vì độ cứng, dẻo dai và đàn hồi lông lợn cũng được dùng trong sản xuất chổi quét sơn.
8. Sống đoàn kết và chịu khó
Lợn rừng sống rất đoàn kết và chịu khó ở khắp nơi trên trái đất trừ Nam cực. Chúng thường sống theo đàn gồm 2 đến 3 con “nái” đầu đàn với từ 20 – 25 con. Con lợn đầu tiên được thuần chủng ở Trung Quốc khoảng 2900 năm trước công nguyên.
9. Dũng cảm
Nàng lợn dũng cảm nhất có tên Priscilla đã từng cứu một cậu bé thoát chết đuối. Tên của cô lợn này được ghi trong Bảo tàng Danh vọng các loài thú Cưng ở Mỹ. Giá bán đắt nhất thuộc về 1 con lợn rừng có tên Bud lên đến 56000 đô la Mỹ vào tháng 3 năm 1985. Con lợn nặng nhất trong lịch sử có tên Big Bill, lên đến 1157,5kg.
10. Con vật thân thiết với người Mỹ
Có thể nói Mỹ là quốc gia gắn bó với loài vật này nhất toàn cầu. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa kỳ ngày nay.
11. Bức tường phố Wall ban đầu là để chắn lợn rừng
Thời khai hoang lập địa, lợn rừng vì thói quen rũi mọi thứ dưới đất nên đã phá hoại rất nhiều hoa màu của các trang trại Mỹ. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Con phố chạy dọc theo bức tường này ngày nay là con phố nhộn nhịp nhất thế giới có tên Wall Street từ đó.
12.Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn
Trong suốt thời gian chiến tranh giành độc lập với đế quốc Anh, một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ, mỗi thùng có dán tem U.S trên. Không lâu sau, U.S trở thành chữ cái tượng trưng cho Uncle Sam, anh nuôi thịt lợn cả quân đội Hoa Kỳ. Uncle Sam trở thành tên tục bình dân để gọi bất kì người dân Liên bang (United States) nào từ đó.
Phan Khôi
1. Thông minh
Lợn được xếp hạng thứ 4 về mức độ thông minh trong tất cả các loài vật, chỉ sau chim panzee, cá heo và voi. Lợn cũng có khiếu thẩm âm vì thích nghe nhạc. Lợn học hỏi mọi thứ nhanh hơn chó gấp nhiều lần, từng được dạy chạy đua, nhún nhảy, kéo xe, và đi săn. Lợn có thể chạy 1 km chỉ trong 4 phút.
2. Không hề tham ăn
Không giống như hình ảnh Trư Bát Giới, lợn không phải là loài vật tham ăn, mà chỉ ăn vừa đủ no. Ta tưởng lợn tham ăn chỉ vì loài vật này thường có thói quen “hiếu động” hay dùng mũi đào bới đất. Chính vì khả năng đánh hơi này, lợn đã từng được quân đội trên thế giới sử dụng trong chiến tranh để làm công binh “dò mìn”.
3. Sạch sẽ
Trái với câu tục ngữ “bẩn như lợn”, lợn ăn ở rất sạch. Chúng thường đi vệ sinh xa khỏi chỗ ăn, nằm. Lợn rừng quen trầm mình xuống các vũng bùn, thói quen mà nhiều người cho là “bẩn thỉu” chỉ vì chúng không thể toát mồ hôi để hạ thân nhiệt như nhiều loài có vú khác.
4. Những bà mẹ vĩ đại
Lợn nái là bà mẹ “vĩ đại”. Nó mắn đẻ, một năm từ 2 đến 3 lứa, mỗi lứa khoảng trên 10 con. Thời gian mang thai của lợn trung bình là 3 tháng 3 tuần 3 ngày. Nhiều người cho rằng Lợn rất vô tâm nên hay nằm đè lên người các chú “trư con” nhưng sự thật loài vật này lại bị “cận thị” nặng nên không thể nhìn rõ vật gì dù ở khoảng cách rất gần.
5. Nhiều chất bổ dưỡng
Trong thịt lợn chứa chất thiamin (dinh dưỡng bổ hơn vitamin) nhiều gấp 3 lần các loại thực phẩm khác. Thịt lợn được ăn nhiều nhất trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2006, cả thế giới đã “ngốn” 98,9 triệu tấn thịt lợn trong đó người dân Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất.
6. Sử dụng nhiều trong y học
Hơn 40 loại thuốc trong đó có Insulin được chế biến từ lợn. Van tim lợn được dùng trong y học để thay van tim người. Mỡ lợn được dùng làm thuốc diệt cỏ, phấn bảng, mỹ phẩm, phấn màu và sáp.
7. Lông lợn được dùng sản xuất bàn chải đánh răng
Trước khi nylon ra đời năm 1930, lông lợn rừng (thường ở cổ) được dùng để chế biến lông bàn chải đánh răng. Ngày nay loại bàn chải này vẫn được sản xuất. Cũng vì độ cứng, dẻo dai và đàn hồi lông lợn cũng được dùng trong sản xuất chổi quét sơn.
8. Sống đoàn kết và chịu khó
Lợn rừng sống rất đoàn kết và chịu khó ở khắp nơi trên trái đất trừ Nam cực. Chúng thường sống theo đàn gồm 2 đến 3 con “nái” đầu đàn với từ 20 – 25 con. Con lợn đầu tiên được thuần chủng ở Trung Quốc khoảng 2900 năm trước công nguyên.
9. Dũng cảm
Nàng lợn dũng cảm nhất có tên Priscilla đã từng cứu một cậu bé thoát chết đuối. Tên của cô lợn này được ghi trong Bảo tàng Danh vọng các loài thú Cưng ở Mỹ. Giá bán đắt nhất thuộc về 1 con lợn rừng có tên Bud lên đến 56000 đô la Mỹ vào tháng 3 năm 1985. Con lợn nặng nhất trong lịch sử có tên Big Bill, lên đến 1157,5kg.
10. Con vật thân thiết với người Mỹ
Có thể nói Mỹ là quốc gia gắn bó với loài vật này nhất toàn cầu. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa kỳ ngày nay.
11. Bức tường phố Wall ban đầu là để chắn lợn rừng
Thời khai hoang lập địa, lợn rừng vì thói quen rũi mọi thứ dưới đất nên đã phá hoại rất nhiều hoa màu của các trang trại Mỹ. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Con phố chạy dọc theo bức tường này ngày nay là con phố nhộn nhịp nhất thế giới có tên Wall Street từ đó.
12.Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn
Trong suốt thời gian chiến tranh giành độc lập với đế quốc Anh, một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ, mỗi thùng có dán tem U.S trên. Không lâu sau, U.S trở thành chữ cái tượng trưng cho Uncle Sam, anh nuôi thịt lợn cả quân đội Hoa Kỳ. Uncle Sam trở thành tên tục bình dân để gọi bất kì người dân Liên bang (United States) nào từ đó.
Phan Khôi