Rạng sáng hôm nay (16/6), người dân ở một số khu vực thuộc châu Âu, châu Phi, Trung Á và Australia đã có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm 2011 và kéo dài nhất trong gần 11 năm qua.

TIN BÀI LIÊN QUAN



Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi bóng trái đất che phủ hoàn toàn mặt trăng. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời gián tiếp vẫn có thể chiếu sáng mặt trăng, khiến nó trở nên ửng đỏ.

Biểu đồ này cho thấy thời điểm nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được trên Trái đất. Ảnh: NASA.

Theo hãng thông tấn BBC, hiện tượng nguyệt thực lần này bắt đầu từ lúc 17:24 giờ GMT ngày 15/6 (0:24 giờ Việt Nam ngày 16/6) và kết thúc vào 23:00 giờ GMT ngày 15/6 (6:00 giờ Việt Nam ngày 16/6). Trong đó, nguyệt thực toàn phần kéo dài từ 19:22 giờ GMT (2:22 giờ Việt Nam) cho đến 21:02 giờ GMT (4:02 giờ Việt Nam).

Nguyện thực một phần trên bầu trời đêm ở Belgrade, Serbia tối ngày 15/6 (theo giờ địa phương). Ảnh: NatGeo

Như vậy, nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2011 diễn ra trong vòng 100 phút, dài nhất trong gần 11 năm qua. Lần cuối cùng, mặt trăng bị che phủ lâu như vậy là vào tháng 7/2000, khi nguyệt thực kéo dài 107 phút.

Một hình ảnh tổng hợp cho thấy nguyệt thực toàn phần ở phía đông thủ đô Beirut, Lebanon rạng sáng ngày 16/6 (theo giờ Việt Nam).

Người dân khắp châu Âu đã bỏ lỡ các giai đoạn đầu của nguyệt thực bởi vì chúng xảy ra trước khi trăng lên. Tuy nhiên, hầu hết những người yêu thích thiên văn học khắp châu lục, ngoại trừ ở bắc Scotland và bắc khu vực Scandinavia, vẫn quan sát được nguyệt thực toàn phần, ngoại ttrừ  vẫn có thể quan sát được trên toàn châu lục ngoại trừ phía bắc Scotland và Bắc Scandinavia.

Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ đồng. Ảnh: Daily Mail.

Tại Anh, mọi người có thể quan sát được nguyệt thực từ 20:00 giờ GMT (4:00 giờ Việt Nam ngày 16/6).

Theo các nhà khoa học, mọi người đều có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực an toàn bằng mắt thường. Ảnh: BBC.

Tại châu Mỹ, người dân ở phía đông Brazil, Uruguay và Argentina có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, hiện tượng này hầu như không thể quan sát được ở khu vực Bắc Mỹ.  Trong khi đó, Đông Á, đông Australia và New Zealand đã bỏ lỡ các giai đoạn cuối của nguyệt thực vì chúng xảy ra sau khi trăng lặn.

  • Thanh Bình