Lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và quan sát việc bay lượn độc đáo của loài vượn cáo bay tại Khu trú ẩn động vật hoang dã Singapore – nơi được bảo vệ nghiêm ngặt bởi luật pháp quốc gia.
Theo BBC, loài vượn cáo bay (tên khoa học Galeopterus variegates) có họ hàng xa với các loài động vật linh trưởng, được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á. Chúng khó bị con người phát hiện do có tập tính sống về đêm và hiếm khi mạo hiểm xuống mặt đất.
Tiến sĩ Greg Byrnes và đồng nghiệp Andrew Spence làm việc tại ĐH California (Mỹ) đã bị thu hút trước khả năng bay lượn độc đáo của loài vượn cáo bay nên đã du ngoạn tới Khu trú ẩn động vật hoang dã ở Singapore để tiến hành nghiên cứu và quan sát việc bay lượn của chúng.
“Vượn cáo bay được ví như một chiếc tàu lượn lớn và đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi tìm hiểu về loài động vật ít được con người biết đến này”, TS Byrnes cho biết trên BBC.
Các nhà nghiên cứu sử dụng loại keo dính chuyên dụng để gắn dụng cụ đo gia tốc kèm thiết bị phát sóng vô tuyến điện lên phần lưng của 6 con vượn cáo bay tại khu vực trên. Họ thu thập dữ liệu sau 9 ngày theo dõi chúng bay lượn trong đêm.
Bài báo đăng trên Tạp chí Thực nghiệm sinh học (Journal of Experimental Biology) cho biết, loài vượn cáo bay có màng da rộng lớn nối liền giữa các chi và trải dài tới đuôi nên chúng có thể bay lượn duyên dáng giữa các cây với khoảng cách trung bình 30-50m và tối đa lên tới 150m.
Nhưng để thực hiện được việc bay lượn với một khoảng cách như trên thì chúng cần bao nhiêu năng lượng cơ thể? Kết quả nghiên cứu cho thấy loài vượn cáo bay khi trèo lên cây tại độ cao khoảng 8m và thực hiện bay lượn từ cây A đến cây B thì chúng sẽ hao phí năng lượng 1,5 lần so với việc di chuyển trên mặt đất giữa khoảng cách 2 cây A – B.
Tuy nhiên, theo TS Byrnes, có một điều rõ ràng là tuy hao phí năng lượng cơ thể nhưng chúng lại tiết kiệm được thời gian di chuyển bằng việc bay lượn nhanh chóng giữa các cây.
“Loài vượn cáo bay tiến hóa khả năng bay lượn là để tồn tại trong tự nhiên. Đó là từ khi chúng tìm kiếm thức ăn trên tán lá, việc bay lượn được giữa các cây sẽ giúp bảo vệ cơ thể nếu chẳng may chúng bị rơi xuống đất, ngoài ra còn giúp chúng thoát nhanh khỏi kẻ thù”, TS Byrnes nhận định.
Huỳnh Phương
Theo BBC, loài vượn cáo bay (tên khoa học Galeopterus variegates) có họ hàng xa với các loài động vật linh trưởng, được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á. Chúng khó bị con người phát hiện do có tập tính sống về đêm và hiếm khi mạo hiểm xuống mặt đất.
Tiến sĩ Greg Byrnes và đồng nghiệp Andrew Spence làm việc tại ĐH California (Mỹ) đã bị thu hút trước khả năng bay lượn độc đáo của loài vượn cáo bay nên đã du ngoạn tới Khu trú ẩn động vật hoang dã ở Singapore để tiến hành nghiên cứu và quan sát việc bay lượn của chúng.
“Vượn cáo bay được ví như một chiếc tàu lượn lớn và đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi tìm hiểu về loài động vật ít được con người biết đến này”, TS Byrnes cho biết trên BBC.
Các nhà nghiên cứu sử dụng loại keo dính chuyên dụng để gắn dụng cụ đo gia tốc kèm thiết bị phát sóng vô tuyến điện lên phần lưng của 6 con vượn cáo bay tại khu vực trên. Họ thu thập dữ liệu sau 9 ngày theo dõi chúng bay lượn trong đêm.
Bài báo đăng trên Tạp chí Thực nghiệm sinh học (Journal of Experimental Biology) cho biết, loài vượn cáo bay có màng da rộng lớn nối liền giữa các chi và trải dài tới đuôi nên chúng có thể bay lượn duyên dáng giữa các cây với khoảng cách trung bình 30-50m và tối đa lên tới 150m.
Nhưng để thực hiện được việc bay lượn với một khoảng cách như trên thì chúng cần bao nhiêu năng lượng cơ thể? Kết quả nghiên cứu cho thấy loài vượn cáo bay khi trèo lên cây tại độ cao khoảng 8m và thực hiện bay lượn từ cây A đến cây B thì chúng sẽ hao phí năng lượng 1,5 lần so với việc di chuyển trên mặt đất giữa khoảng cách 2 cây A – B.
Tuy nhiên, theo TS Byrnes, có một điều rõ ràng là tuy hao phí năng lượng cơ thể nhưng chúng lại tiết kiệm được thời gian di chuyển bằng việc bay lượn nhanh chóng giữa các cây.
“Loài vượn cáo bay tiến hóa khả năng bay lượn là để tồn tại trong tự nhiên. Đó là từ khi chúng tìm kiếm thức ăn trên tán lá, việc bay lượn được giữa các cây sẽ giúp bảo vệ cơ thể nếu chẳng may chúng bị rơi xuống đất, ngoài ra còn giúp chúng thoát nhanh khỏi kẻ thù”, TS Byrnes nhận định.
Huỳnh Phương