Theo thống kê, ít tìm được nơi
nào có tỉ lệ bệnh gút do tăng acid uric trong máu cao bằng nước ta. Điều đáng
nói là ở Việt Nam xuất hiện những nguyên nhân gây nên tình trạng acid máu cao
‘phi chuẩn’ mà nếu bác sỹ không để ý rất dễ bỏ qua.
Ăn kiêng cũng mắc gút
Acid uric là sản phẩm từ chu trình thoái biến chất đạm có gốc purin nhưng cũng
không vô cớ bỗng tăng cao trong máu rồi sau đó đóng tinh thể trong khớp, sinh
bệnh gút. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là đầu vào quá nhiều như từ rượu,
bia, thịt mỡ, hải sản... mà cơ thể không kịp thải hết hoặc/và vì đầu ra bị hạn
chế (như gan thận yếu, lạm dụng sinh tố C và aspirin…) khiến acid uric được thải
quá ít qua nước tiểu khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Hậu quả là khớp bị viêm do tinh thể urate kết tụ trong khớp khiến nạn nhân bất
ngờ bị cơn đau hơn dao cắt ngang khớp, thường ở ngón tay cái, ngón chân cái.
Nguyên lý đơn giản là vậy nhưng trên thực tế nguyên nhân khiến đầu vào và đầu ra
bị sai lệch làm nồng độ acid uric máu tăng cao ở Việt Nam lại rất đa dạng.
|
Bệnh gout gắn liền với nồng độ acid uric trong máu.
|
Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Cao áp Oxy TPHCM, thống kê của nhiều chục
năm trước đây ghi rằng bệnh này thường gặp ở xứ lạnh, ở nam giới từ tuổi 50 dùng
nhiều rượu bia, thực phẩm giàu đạm. Nhưng giờ đem ra so sánh với thực trạng ở
Việt Nam thì không còn đúng nữa.
Bằng chứng là kết quả thống kê thực hiện ở TPHCM với 200 nhân viên ngành ngân
hàng trong độ tuổi 25-40 cho thấy không dưới 60%, nam cũng như nữ, có lượng acid
uric trong máu cao hơn định mức bình thường.
Điều đáng nói là, 3/4 trong số đó không có dấu hiệu đau khớp mà thường chỉ dị
ứng hoặc thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi triền miên. Đáng nói nữa là
phân nửa trong số đó cho biết họ không hề dùng bia rượu. Thậm chí, không ít
trong số họ thậm chí ăn chay nhiều ngày trong tháng.
Lý giải hiện tượng nhiều người bị gút một cách‘oan uổng’, bác sĩ Lương Lễ Hoàng
cho rằng những trường hợp này không uống đủ nước trong ngày, trong giờ làm việc,
nhất là ở người hay đổ mồ hôi, khiến acid uric cô đọng trong máu thay vì được
pha loãng.
Nhiều trường hợp nhịn tiểu suốt ngày khiến acid uric có cơ hội tích lũy trên
đường tiểu vì không thải ra ngoài nên phải lắng xuống. Một số bệnh nhân lạm dụng
các thuốc giúp kết tủa acid uric trong khớp cũng như trong đường tiết niệu (như
sinh tố C, aspirin...), do thói quen hễ mệt, hễ cảm thì uống thuốc.
Đáng nói nhất là một số bệnh nhân thường ngày rất chăm chỉ kiêng khem các thực
phẩm giàu đạm như thịt mỡ, hải sản, rượu bia nhưng lại quá thường dùng món ăn
làm tăng acid uric thậm chí còn hơn cả rượu, thịt, chẳng hạn như canh chua bạc
hà mà không hề biết.
Nhiều bệnh nhân thiếu máu mà không biết, chẳng hạn vì bệnh sốt rét, vì rong
kinh, vì lạm dụng thuốc có phản ứng phụ phá huyết như thuốc cảm, thuốc thấp
khớp, kháng viêm...
Một nguyên nhân thường gặp khác là chuyển đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột từ thói
quen dùng nhiều rượu, thịt sang hình thức chay khiến cơ thể bị mất cân bằng,
phải tiêu thụ một lượng purin của cơ thể để bù đắp, hậu quả là sinh ra lượng
acid uric lớn trong thời gian ngắn.
Theo bác sĩ Bùi Thị Thuyết, Khoa xương khớp, bệnh viện E, một số bệnh nhân bị
ngộ độc kim loại nặng do dùng nhiều thang thuốc cây cỏ không được bảo quản đúng
cách hoặc kiêng cữ sau khi thầy thuốc phát hiện viêm gan, xơ vữa mạch máu nhưng
thái quá hơn cả lời khuyên của nhà điều trị, thay vì thay đổi kiểu ăn uống với
vận tốc hòa hoãn để cơ thể đừng phản ứng sai lệch.
Lạm dụng thực phẩm chức năng để tăng cân
Ngoài ra hiện nay nhiều người quá lạm dụng các loại thực phẩm chức năng chứa quá
nhiều chất đạm để tăng cân mà không ngờ chất đạm một khi dùng như thuốc cũng là
dao hai lưỡi.
Theo bác sĩ Thuyết, bệnh nhân gút cần được điều trị phù hợp với thể trạng và
nguyên nhân.
Đối với bệnh nhân có axit uric cao, ngoài việc tránh những hiện tượng nói trên,
cần giảm axit uric bằng chế độ ăn uống phù hợp, giảm đạm một cách hài hòa, uống
nhiều nước, hạn chế rượu bia và tăng cường hoạt động thể chất. Ngoài ra, để hỗ
trợ bệnh nhân chuyển chế độ kiêng khem một cách từ từ, có thể sử dụng một số chế
phẩm hỗ trợ như trà Hoàng Tiên Đan plus nhằm cải thiện chức năng gan thận để
tăng cường đào thải axit uric.
|
Uống nước đầy đủ là một cách tránh bệnh gout.
|
Trường hợp đã mắc gút, có thể dùng chế phẩm Hoàng Tiên Đan để hỗ trợ điều trị
tích cực hơn. Với sản phẩm này, cơ thể không những đẩy hết lượng axit uric dư
thừa ra ngoài mà còn giúp việc ăn kiêng vốn rất khó khăn trở nên thoải mái hơn.
Hoàng Tiên Đan còn tích cực hỗ trợ điều trị đối với những bệnh nhân gút có triệu
chứng khớp xưng đỏ, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, dị dạng khớp, nổi u
cục dưới da và quanh khớp. Đặc biệt những đối tượng vừa bị gút vừa bị tăng
cholesterol trong máu cao.
Theo kết quả nghiên cứu
mới nhất do nhà sản xuất tiến hành trong 3 năm qua, 95% người bệnh có
báo cáo giảm acid uric sau 2 tháng dùng Hoàng Tiên Đan, trong đó có tới
60% người bệnh đã giảm ngay sau 1 tháng sử dụng thuốc và 80% người bệnh
đã giảm chỉ số acid uric máu về ngưỡng bình thường, không còn bị các cơn
gút cấp.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin từ nhà sản xuất qua số điện
thoại 0976 957 908, 043 995 3167 (gặp DS Đông) hoặc qua website: www.benhgout.vn .
|